Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Chẩn đoán ra sao?

2024-01-09 09:01:21

Rối loạn giấc ngủ có thể hầu hết mọi người đều biết, đều hiểu nhưng thuật ngữ rối loạn giấc ngủ không thực tổn có lẽ sẽ khá xa lạ & khó hiểu với rất nhiều người. Về bản chất đây là kiểu rối loạn giấc ngủ không phải do một chất hoặc do tình trạng sinh lý đã biết gây ra. Vậy cụ thể nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là gì? Liệu có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh ra sao? Tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

I - Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là một thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng Rối loạn giấc ngủ không do một chất hoặc tình trạng sinh lý đã biết, được quy định trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 5 (DSM-5) hay trong Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan, phiên bản thứ 10 với mã F51 (ICD-10).

Hiểu cơ bản thì đây là một khía cạnh của chứng rối loạn giấc ngủ nhưng không phải do ảnh hưởng từ một chất (ví dụ thuốc lá, bia rượu, thuốc, chất kích thích...) hay một tình trạng sinh lý đã biết (ví dụ chứng ngưng thở khi ngủ) gây ra. Nghĩa là nó chỉ là một góc nhỏ của chứng rối loạn giấc ngủ tổng.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn sẽ liên quan nhiều hơn tới các hành vi, trải nghiệm trong khi ngủ hoặc những rối loạn tại các chu kỳ thức - ngủ, ví dụ như:

  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay bị tỉnh dậy giữa chừng dù có đủ mọi yếu tố cần thiết để ngủ ngon.
  • Buồn ngủ dù cho đã ngủ đủ 8 tiếng.
  • Mộng du.
  • Ác mộng khi ngủ.
  • Hội chứng chân không yên.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn là thế nào

II - Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường có nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố hành vi, tâm lý là chủ yếu. Cần loại trừ các yếu liên quan tới tình trạng y tế, sinh lý khi chuẩn đoán chứng bệnh này. Một số lý do phổ biến nhất gây mất ngủ không thực tổn gồm:

  • Căng thẳng quá mức.
  • Vấn đề về tâm lý, ví dụ: rối loạn tâm thần, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm.
  • Ngủ không đúng giờ, thường xuyên thay đổi giờ ngủ (làm xoay ca).
  • Không gian ngủ không thoải mái.

nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

III - Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có ảnh hưởng gì không?

Về bản chất mất ngủ không thực tổn vẫn là một kiểu rối loạn giấc ngủ, tức là nó vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh tương tự như ở người bị mất ngủ thông thường. Tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sự tổn hại tới cơ thể ở mỗi người sẽ khác nhau. Những ảnh hưởng phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
  • Khó tập trung, trí nhớ suy giảm.
  • Hiệu suất công việc thấp.
  • Cảm giác lo lắng, khó chịu, dễ nổi cáu.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, béo phì...
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn có ảnh hưởng gì

IV - Chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Để có thể chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ này, người bệnh cần tới cơ sở y tế để thăm khám để có thể xác định được chính xác.

Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám qua việc đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh trả lời, cụ thể như:

  • Có khó đi vào giấc ngủ không? Việc duy trì giấc ngủ như nào? Có ngon giấc không?
  • Tình trạng xảy ra với tần suất như thế nào?
  • Chứng này có gây cản trở tới sinh hoạt và công việc hằng ngày nhiều không?
  • Trong cuộc sống có gì nghiêm trọng xảy ra làm ảnh hưởng tới tâm trí bạn không?
  • Trước khi đi ngủ thường có thói quen nào không?

Đây là bước đầu để bác sĩ xác định mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Sau khi đã đặt ra câu hỏi và xác định sơ lược về tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm sâu hơn để có thể đưa ra kết quả cụ thể hơn.

  • Xét nghiệm qua công thức máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Kiểm tra điện não đồ, siêu âm mạch máu não.
  • Chụp X-Quang, CT Scan, chụp MRI sọ não xem có tổn thương ở đâu không.
  • Kiểm tra với bài trắc nghiệm tâm lý do bác sĩ chỉ định.
  • Xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân do một hiện tượng nào đó gây ra.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp để người bệnh có thể cải thiện đáng kể.

V - Rối loạn giấc ngủ không thực tổn điều trị như thế nào?

Để chữa chứng mất ngủ không thực tổn hiệu quả thì cần chẩn đoán được cụ thể và chính xác nguyên nhân gây bệnh, bởi chứng bệnh này cần được phát hiện thông qua yếu tố tâm lý và hành vi, do đó bác sĩ sẽ cần đảm bảo nguyên tắc khai thác triệt để về tính cách, thói quen, môi trường sống, bệnh lý hiện có... sau đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều chỉnh thói quen ngủ

Thay đổi thói quen ngủ là điều kiện cần thiết để có thể cải thiện giấc ngủ một cách hợp lý, vì nó sẽ giúp bạn nâng cao giấc ngủ, dưới đây vài lời khuyên xây dựng thói quen để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ:

  • Duy trì giờ đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Không nên ngủ nướng hoặc ngủ trưa quá nhiều.
  • Trước khi đi ngủ, tốt nhất không nên dùng quá nhiều chất kích thích như rượu bia và ăn quá no.
  • Hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử.
  • Không làm việc trên giường ngủ.
  • Phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, cùng với ánh sáng phù hợp.

điều trị mất ngủ không thực tổn

2. Hạn chế stress, căng thẳng

Khi tâm lý quá căng thẳng sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn giấc ngủ không thực tổn, do đó để có thể kiểm soát tốt tình trạng này là người bệnh cần giải tỏa bớt cảm giác căng thẳng.

Và cách để có thể giúp bạn thư giãn đầu óc, đó là sắp xếp lại công việc để bản thân được nghỉ ngơi 1 cách hợp lý. Bạn có thể giúp cân bằng cảm xúc bằng cách nghe nhạc, đọc sách, yoga thiền định… nếu vẫn không khả quan bạn có thể tâm sự với bạn bè hoặc tìm bác sĩ tâm lý.

3. Tập luyện thể chất

Vận động thể chất không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn giúp tăng cường sức khỏe, giải phóng được năng lượng tiêu cực… từ đó, đem lại cảm giác thoải mái và tinh thần được thư giãn, phấn chấn. Tất cả những lợi ích trên sẽ là điều kiện tốt để người bệnh có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và sâu giấc hơn.

4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chất dinh dưỡng là một thứ cần thiết đối với sức khỏe tổng thể, do đó xây dựng và chuẩn bị cho mình những loại dinh dưỡng cần thiết sẽ là cách giúp cải thiện tốt tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

5. Sử dụng thuốc

Trong Tây y, nếu muốn sử dụng các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, thì tốt nhất người bệnh nên tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ xác định cụ thể tình trạng bệnh lý của bạn. Sau đó, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong Đông y, với các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên thì có thể hạn chế được tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tìm hiểu rõ sản phẩm và nhờ tư vấn từ những người có chuyên môn để tránh “tiền mất tật mang”.

Khi đông y hiện nay bán tràn lan trên mạng với sản phẩm không rõ nguồn gốc, khiến nhiều người bị lầm tưởng đặt mua và sau khi dùng thì hiệu quả không rõ rệt, thậm chí còn gây hại tới sức khỏe. Điều này khiến người bệnh bây giờ cảnh giác hơn với các sản phẩm đông y trên thị trường.

Tuy nhiên, khác với đông y thông thường, Đông y thế hệ 2 đã được coi là thuốc điều trị chủ đạo, điều trị được trong cả những trường hợp nặng và hiệu quả vượt trội đặc biệt.

trị mất ngủ không thực tổn bằng nymp4

Phải là mất ngủ Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, mới giúp mang lại hiệu quả thực sự vượt trội, sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng và đạt hiệu quả điều trị tích cực với nhiều người bệnh. Sau một liệu trình, sản phẩm sẽ giúp những ai bị rối loạn giấc ngủ nói chung hay tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn nói riêng đề có thể ổn định được giấc ngủ, dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu hơn.

Bài viết trên đã được sơ lược lại những thông tin cơ bản về tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Do đó, việc còn lại là người bệnh hãy chủ động hơn trong quá trình điều trị để không gây ra những biến chứng khác.

Lên đầu trang
Loading