Rối loạn tiền đình ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

2023-07-28 10:02:17

Rối loạn tiền đình ở người già có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Và đây cũng là độ tuổi có tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiền đình cao nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình ở người già

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình, nhất là khi con người ta đến độ tuổi từ 40 tuổi trở đi, người cao tuổi, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ở độ tuổi này cơ thể con người bắt đầu bị lão hóa, một số cơ quan bị suy giảm cộng thêm bệnh tật tuổi già. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể.

1. Nguyên nhân từ các bệnh lý

  • Thiếu máu não: Tuần hoàn máu lên não kém, lượng oxy và dưỡng chất không đủ nuôi dưỡng não bộ. Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau khu vực ốc tai hai bên. Vì vậy khi bị thiếu máu não sẽ ảnh hưởng tới hệ tiền đình gây ra hoa mắt, chóng mặt đột ngột. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não thường bị chóng mặt và kèm theo một số các biểu hiện khó chịu như đau mỏi vai gáy, đau đầu, đau cứng cổ…
  • Các bệnh về thần kinh: Các chứng bệnh về thần kinh như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, u dây thần kinh sọ não… làm tổn thương dây thần kinh tiền đình, dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.
  • Bệnh về huyết áp: Những người lớn tuổi rất dễ bị các bệnh về huyết áp, huyết áp thấp và huyết áp cao đều sẽ có liên quan ít nhiều đến chóng mặt. Bệnh về huyết áp làm suy giảm chức năng hệ thần kinh khiến lưu lượng máu không cung cấp đầy đủ đến não và tim khiến hệ thống tiền đình hoạt động không ổn định sinh ra chóng mặt, quay cuồng đầu óc, ngất xỉu, run chân tay, mặt mũi tái nhợt…
  • Rối loạn lipid máu: Hiểu đơn giản đây là tình trạng tăng hay giảm về nồng độ các hormone cholesterol và triglyceride. Biến chứng lâu dài gây xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ… Các căn bệnh này gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não, lên hệ tiền đình gây suy yếu hệ thống tiền đình.
  • Các bệnh về cơ, xương, khớp: Đây là căn bệnh thường xuyên gặp ở người cao tuổi cũng khiến cho hệ thống giữ thăng bằng của cơ thể gặp vấn đề. Các thụ thể phân bổ rộng khắp cơ, xương, khớp ghi nhận mọi chuyển động, vị trí của cơ thể không chính xác dẫn đến chóng mặt, rối loạn tiền đình.
  • Các bệnh về tai: Dây thần kinh tiền đình số VIII khởi nguồn từ tai nên khi bị các bệnh lý viêm nhiễm tai trong, tai ngoài; bị chấn thương vùng tai; tai ù, đau nhức chảy dịch… dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiền đình gây chóng mặt, hoa mắt.

XEM THÊM: Chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

2. Các nguyên nhân phổ biến khác

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý kể trên thì dưới đây là một số yếu tố dưới đây cũng là những tác nhân gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tiền đình.

  • Những tác động ngoại cảnh như thời tiết mưa nắng thất thường, lúc nóng lúc lạnh khiến cho khí huyết lưu thông kém. Các dưỡng chất, oxy, máu huyết cung cấp tới hệ thống tiền đình suy giảm, kém chất lượng dẫn đến suy yếu, hoạt động kém.
  • Ô nhiễm môi trường sinh sống, làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn về lâu dài cũng làm tổn hại đến hệ thống tiền đình.
  • Cuộc sống thường xuyên gặp phải những stress, căng thẳng, áp lực hay mất ngủ sản sinh ra một lượng lớn các hormone gây tổn thương hệ thần kinh. Khi dây thần kinh tiền đình bị tổn thương dẫn đến hoạt động rối loạn, tiếp nhận thông tin không chính xác.
  • Ít vận động thể chất, ngồi lâu một chỗ gây tổn thương đầu, cổ vai gáy, làm giảm lưu lượng máu huyết vận chuyển lên não bộ.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh, ung thư, lợi tiểu... cũng có thể gây ra những bất lợi đến sức khỏe hệ tiền đình.
  • Bệnh còn liên quan đến việc ăn uống thất thường, sinh hoạt thiếu khoa học như nghiện bia rượu, thuốc lá, dùng các chất kích thích như chè, cà phê.

II - Những dấu hiệu, biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình ở người già

Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi thường có những triệu chứng điển hình. Các biểu hiện nặng nhẹ, nhiều ít sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi cá nhân. Cụ thể như sau:

  • Chóng mặt, mất thăng bằng xảy ra đột ngột, người chao đảo, đi đứng không vững, không cẩn thận rất dễ bị ngã.
  • Đi kèm cùng với chóng mặt là tình trạng hoa mắt, ù tai, đau nửa đầu, đau mỏi vai gáy, đầu óc quay cuồng, buồn nôn và nôn, chân tay tê bì run rẩy… Tình trạng này diễn ra thường xuyên.
  • Trí nhớ suy giảm rõ rệt, nói trước quên sau, khả năng tập trung kém rất dễ bị phân tâm.
  • Luôn trong trạng thái thấp thỏm không yên, hơi thở ngắn gấp gáp, nhịp tim nhanh như đánh trống ngực.
  • Bị nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, mắt mờ, nhìn kém.
  • Ù tai, cảm giác như có tiếng ve kêu bên trong tai.
  • Trường hợp nặng hơn có thể nôn nhiều khiến cho cơ thể bị mất nước, chất điện giải, nôn thốc tháo dẫn đến sức khỏe suy kiệt.

Trên đây là những dấu hiệu rối loạn tiền đình phổ biến ở người cao tuổi. Có người bị nhẹ, chỉ thoáng qua trong vài ngày rồi khỏi thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong trường hợp các biểu hiện lặp lại liên tục làm suy yếu sức khỏe thì người bệnh cần được đưa đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

ĐỌC NGAY: Chứng rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng ăn gì?

triệu chứng rối loạn tiền đình ở người già

III - Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi khi kéo dài nhiều ngày, liên tục tái phát gây ảnh hưởng không tốt đến công việc, sinh hoạt cũng như nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Dễ bị té ngã dẫn đến bị chấn thương

Người cao tuổi bị rối loạn tiền đình thường hoa mắt, chóng mặt, cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng chao đảo nên rất dễ bị té ngã. Nhẹ thì trầy xước da, bầm tím còn nặng hơn thì chấn thương xương khớp. Nguy hiểm hơn cả là khi đang đi trên đường có thể dẫn đến tai nạn giao thông gây ra những chấn thương nặng do đập đầu xuống vật cứng, nền đường cứng.

2. Đột quỵ

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị rối loạn tiền đình. Đột quỵ bao gồm đột quỵ não và đột quỵ tim. Bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc có được cấp cứu kịp thời cũng để lại những di chứng nặng nề như tàn phá, vận động khó khăn, trí nhớ suy giảm…

rối loạn tiền đình ở người cao tuổi khá nguy hiểm

3. Nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm

Rối loạn tiền đình gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, hoa mắt kéo dài trong nhiều ngày liền khiến cho người cao tuổi bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động. Nếu không được người thân, bạn bè chia sẻ và thấu hiểu, ở bên cạnh động viên thì người bệnh sẽ thường hay lo âu, suy nghĩ nhiều, biểu hiện giống như trầm cảm.

IV - Cách điều trị chứng rối loạn tiền đình ở người già

Hiện nay điều trị rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có hai trường phái chính là điều trị theo tây y và đông y. Mỗi hướng điều trị sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn như: Duxil, Flunarizine, Flunarizin, Cinnarizin… cho tác dụng mau chóng làm thuyên giảm nhanh mọi triệu chứng khó chịu vừa giúp bảo vệ hệ thần kinh.

Song người cao tuổi khi dùng cần hết sức lưu ý, thuốc tân dược cũng giống như một con dao hai lưỡi rất dễ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy khi lựa chọn điều trị theo hướng này, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng của chuyên gia, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

ĐỪNG BỎ QUA: Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?

uống thuốc trị rối loạn tiền đình ở người già

2. Điều trị theo Đông y

Theo y học cổ truyền, chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi chủ yếu là do thiếu máu lên não, cụ thể là thiếu máu đến hệ tiền đình. Vì vậy đông y áp dụng phương pháp trị rối loạn tiền đình kém bằng cách tăng cường tuần hoàn máu lên não, cung cấp máu chứa oxy, dinh dưỡng cho hệ tiền đình.

Khi đó hệ thống tiền đình sẽ hoạt động hiệu quả sẽ sớm khắc phục những triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với cơ chế bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu giúp làm giảm rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt. Người bệnh dùng đúng và đủ liệu trình giúp tiền đình khỏe mạnh. Người tỉnh táo, không còn tình trạng choáng váng, mất thăng bằng, xây xẩm mặt mày, ngủ không sâu giấc…

Ngoài ra trong đông y, để chữa rối loạn tiền đình cho người cao tuổi còn có nhiều cách như:

  • Các bài thuốc dân gian cổ truyền: Một số bài thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình có nguồn gốc tự nhiên, không tác dụng phụ được nhiều người áp dụng như: Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị, thiên ma câu đằng ẩm…
  • Châm cứu: Liệu pháp được nhiều người sử dụng bởi an toàn, không cần dùng tới thuốc. Phương pháp chủ yếu dựa vào nhiệt của cây kim tác động lên các huyệt vị để điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, kích thích lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện đúng giúp thuyên giảm hiệu quả mau chóng, người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng vài ba phút, tác động vào các huyệt như huyệt an miên, an khê, thái xung.

Tuy nhiên những bài thuốc dân gian cổ truyền hay các biện pháp kết hợp như châm cứu, bấm huyệt thường cũng mang lại hiệu quả giúp tăng cường máu huyết lên hệ tiền đình nhưng chưa thực sự chuyên sâu, chỉ hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ.

V - Làm thế nào để phòng bệnh rối loạn tiền đình ở người già?

Rối loạn tiền đình với những triệu chứng khó chịu dường như đã trở thành cơn ác mộng. Nhất là khi chúng xảy đến một cách đột ngột khiến người bệnh hoang mang, ám ảnh như thể trời đất đang “quay cuồng sụp đổ”. Không cần dùng đến thuốc chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ở người già hiệu quả, dễ áp dụng.

1. Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Đảm bảo giấc lượng giấc ngủ tốt: Ngủ đúng giờ giấc, không thức khuya, ngủ ngon sâu giấc rất quan trọng. Tình trạng thiếu ngủ khiến bệnh trầm trọng hơn, rất nguy hiểm.
  • Tạo tinh thần thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng, stress: Người bệnh có thể xem phim, nghe nhạc, ngồi thiền, tập các bài tập thể dục để tâm trạng được tốt hơn.
  • Khi thấy có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt cần nghỉ ngơi hợp lý để đến khi các triệu chứng qua đi mới trở lại làm việc, sinh hoạt. Nên hết sức thận trọng khi hoạt động vùng đầu, cổ.
  • Hằng ngày tập thể dục đều đặn, nhất là các động tác, tư thế giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não.

2. Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh

Tăng cường các thực phẩm tốt cho não bộ như vitamin B, C, D, axit folic, thực phẩm giàu magie, omega - 3, các loại rau xanh đậm, các loại ngũ cốc, hạt, sữa, trứng, cá, thịt gà, cam, chanh, bưởi, kiwi, vừng lạc… Bên cạnh đó nên hạn chế những đồ ăn nhiều muối, đường, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Không sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, cà phê… vì có thể gây ra tình trạng mất nước, máu huyết khó lưu thông khiến rối loạn tiền đình thêm nặng hơn.

Rối loạn tiền đình ở người già sau khi đã tìm hiểu hiểu đúng nguyên nhân sẽ có phương án điều trị hiệu quả, phù hợp. Không chỉ riêng có người cao tuổi mà những người trẻ tuổi, phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc phải. Vậy nên mọi người hãy thực hiện biện pháp phòng ngừa thật tốt.

Lên đầu trang
Loading