Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2022-10-04 09:02:00

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà ai cũng đã từng bắt gặp ít nhất một lần trong đời khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị cản trở. Nguy hiểm hơn còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mọi thông tin cần thiết về tình trạng này, giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cùng theo dõi nhé!

1. Rối loạn tiêu hóa là gì? Có phải là bệnh không?

Hệ tiêu hóa con người gồm rất nhiều cơ quan, bắt đầu từ miệng là nơi nhận thức ăn đến hậu môn loại bỏ các chất thải ra ngoài. Cơ quan này thực hiện quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành tiêu hóa để vào máu, hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để sử dụng cho hoạt động sống. 

Rối loạn tiêu hóa chính là tình trạng quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa bị đảo lộn và cản trở, gây ra những triệu chứng không mong muốn.

Đây tuy không được coi là một bệnh lý mà là một triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, nhưng tình trạng này nếu kéo dài, không được chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. 

roi-loan-tieu-hoa-la-gi-co-phai-benh-khong
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt cơ trong hệ tiêu hóa

2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó điển hình nhất là các nguyên nhân:

2.1. Do mắc các bệnh lý về đường ruột

Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường ruột như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng.

2.2. Do chế độ ăn uống không điều độ, hợp lý

Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn những loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh hay những chất ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đó làm rối loạn hệ vi sinh vật đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, tất cả đều có thể là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn quá trình tiêu hóa.  

Việc lạm dụng bia rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa do những hoạt chất có trong bia rượu sẽ làm cho lượng men tiêu hóa trong ruột bị mất đi, gây mất cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột và tổn thương niêm mạc thành ruột.

2.3. Do căng thẳng, stress kéo dài

Trong hệ tiêu hóa của mỗi người đều chứa Hormone Serotonin (loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng), ượng hormone này sẽ tăng sinh gây rối loạn tiêu hóa nếu người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài.

2.4. Do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiêu hóa vì khi sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc quá liều, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng sẽ triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. 

nguyen-nhan-gay-roi-oan-tieu-hoa
Rối loạn tiêu hóa thường do ăn uống không điều độ, căng thẳng, stress kéo dài

3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa có những dấu hiệu tiêu biểu như:

  • Chướng bụng, cảm giác bụng bị căng, khó chịu, nhất là sau khi ăn xong.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Ợ hơi, ợ nóng thường xuyên.
  • Đau bụng âm ỉ, cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Lúc đầu là đau nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc.
  • Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, thậm chí bị xen kẽ vừa tiêu chảy, vừa táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Chán ăn, thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì cả. 

Nguy hiểm hơn, khi các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh… thì chứng tỏ bệnh đã khá trầm trọng. 

4. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng rất phổ biến của đường tiêu hóa, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh chủ quan, nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm thì rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, thành các bệnh như viêm đại tràng, ung thư đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, ung thư trực tràng…

Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên ở trong trạng trạng thái mệt mỏi, khó chịu khiến chất lượng cuộc sống, công việc bị giảm sút, cơ thể bị suy nhược lại không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vì cần phải ăn kiêng khem nhiều thứ.

roi-loan-tieu-hoa-co-nguy-hiem-khong
Rối loạn tiêu hóa hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời

5. Rối loạn tiêu hóa chữa như thế nào?

5.1. Nguyên tắc điều trị

Rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng đắn. Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nắm được những nguyên tắc như:

  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học.
  • Ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn chế biến sẵn ngoài đường vì không đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế tối đa rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga cùng với các chất kích thích khác.
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, bánh ngọt.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Duy trì chế độ luyện tập đúng cách và điều độ.

5.2. Các loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thông thường, khi bị rối loạn tiêu hóa, phương pháp điều trị phổ biến nhất chính là sử dụng thuốc Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa thường được chuyên gia chỉ định:

  • Các loại Men tiêu hóa xử lý rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: Domperidon, Maalox, Loperamid.
  • Thuốc giảm triệu chứng tiêu chảy: Oresol, Berberin.
  • Các loại men vi sinh hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Chú ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa nào, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

6. Các câu hỏi thường gặp về rối loạn tiêu hóa 

6.1 Rối loạn tiêu hóa có gây sốt không?

Rối loạn tiêu hóa có thể kèm theo sốt trong một vài trường hợp. Tình trạng này khiến người bệnh càng cảm thấy mệt mỏi cộng với mất nước do đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể trở nên xanh xao, yếu ớt hơn. 

6.2 Rối loạn tiêu hoá đau ở đâu?

Đau bụng có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Lúc đầu là đau nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc.

6.3 Rối loạn tiêu hoá bao lâu mới hết?

Rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần hoặc có thể dài hơn. Có thể thấy, tình trạng này có thể rất đơn giản chỉ xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và dễ trở thành các bệnh lý về đường tiêu hóa phức tạp khác.

6.4 Rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì?

Vì do nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị chứng này cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Thông thường, phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất chính là Tây y và việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Tây y rất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy, người bệnh có thể cân nhắc chuyển hướng sang điều trị bằng các sản phẩm Đông y - phương pháp đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng và người bệnh chọn lựa với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn và có thể trị bệnh tận gốc. 

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading