Rong kinh tiền mãn kinh: Nguyên nhân & cách khắc phục

2024-03-08 08:51:44

Rong kinh là một trong những tình trạng người phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp phải, với những biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt có nhiều bất ổn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau đây.

I. Rong kinh tiền mãn kinh là gì?

Rong kinh tiền mãn kinh là một trong những tình trạng rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh. Là hiện tượng mà máu kinh ra với thời gian kéo dài hơn so với bình thường - thường xuất hiện trên 1 tuần, đồng thời số lượng máu kinh cũng ra nhiều hơn vào khoảng trên 80 ml (trong khi với mức độ bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 50-80ml cho mỗi chu kỳ kinh nguyệt).

Hiện tượng rong kinh tiền mãn kinh thường xảy ra trong khoảng thời gian vài tháng tới vài năm, ở phụ nữ trung niên bắt đầu sau 40 tuổi. Rong kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. 

Rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh với lượng máu và số ngày hành kinh nhiều hơn so với thông thường

II. Nguyên nhân gây rong kinh tiền mãn kinh

Nguyên nhân chính của rong kinh tiền mãn kinh có liên hệ mật thiết với rối loạn nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh do suy giảm chức năng buồng trứng dẫn tới không có giai đoạn hoàng thể hoặc hoàng thể kém, không phóng noãn. Theo đó, lượng progesterone sản sinh bị suy giảm, thiếu hụt trầm trọng, nội mạc tử cung trở nên dày hơn gây ra rong kinh. 

Do vậy, suy giảm nội tiết tố do tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh. Khi vào độ tuổi tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự suy giảm hoạt động cơ quan sinh dục nữ đặc biệt là buồng trứng và tử cung gây mất cân bằng hàm lượng hormone nội tiết tố. Điều này có thể làm rối loạn quá trình rụng trứng, kéo theo đó là chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, số ngày ra máu kinh cũng dài hơn, lượng máu kinh nhiều hơn gây rong kinh tiền mãn kinh. 

Bên cạnh mất cân bằng nội tiết tố gây rong kinh thì còn có một số nguyên nhân khá phổ biến sau cũng gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Suy buồng trứng: Suy giảm chức năng buồng trứng có thể làm cho quá trình rụng trứng trở nên khó khăn, rối loạn hormone sinh dục nữ, đặc biệt là progesterone và từ đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Và một trong những hệ lụy của suy buồng trứng chính là rong kinh. 
  • Thói quen sống không lành mạnh: Thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh có thể là “hố đen” hủy hoại sức khỏe, gây ra hàng loạt các vấn đề bất thường, và một trong số đó chính là rong kinh. Các lối sống không lành mạnh bao gồm hút nhiều thuốc lá, sử dụng chất kính thích, thức quá khuya, dùng thuốc kháng sinh bừa bãi… có thể làm rối loạn chức năng của buồng trứng và tử cung, khiến cho cơ thể người phụ nữ nhanh bị lão hóa, làm thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra sớm hơn và gây ra hiện tượng rong kinh. Ngoài ra, nếu không chú trọng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hoặc ăn kiêng quá mức có thể làm giảm quá trình sản xuất hormone sinh dục nữ (điển hình là Estrogen) và khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
  • Tâm lý, cảm xúc thay đổi: Trạng thái tâm lý, sức khỏe tinh thần góp phần khá lớn trong hoạt động của nội tiết tố. Nếu các chị em phụ nữ thường xuyên căng thẳng, buồn phiền, cáu giận hoặc lo âu quá mức sẽ khiến cho kinh nguyệt thất thường. Và cụ thể làm tăng nguy cơ rong kinh tiền mãn kinh, chậm trễ kinh hoặc thậm chí là mất kinh.
  • U xơ tử cung: Thêm một nguyên nhân khác cũng dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh đó là tình trạng u xơ tử cung. Thông thường, bệnh lý này thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 35-55 tuổi. U xơ tử cung thường là các khối u lành tính, nhưng cũng có thể phát triển thành dạng ác tính. U xơ tử cung có thể phát triển chèn ép lên các mô, tế bào xung quanh vùng tử cung và gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc rong kinh ở phụ nữ.
  • Polyp tử cung: Khi xuất hiện các khối u phát triển ở niêm mạc tử cung thì tình trạng được gọi là polyp tử cung. Một trong những hậu quả của polyp tử cung đó là gây ra rong kinh, và hiện tượng này thường gặp ở những người phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra, tình trạng polyp tử cung còn khiến cho âm đạo tiết dịch nhiều bất thường, chảy máu nhiều làm tăng nguy cơ thiếu máu, viêm nhiễm tử cung hoặc thậm chí là ung thư…
  • Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ rong kinh tiền mãn kinh ở phụ nữ. Tình trạng bất thường này làm xuất hiện các tế bào nội mạc tử cung nằm bên ngoài tử cung. Ngoài làm rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì lạc nội mạc tử cung còn có thể làm tắc nghẽn ống dẫn trứng, vòi trứng và thậm chí là vô sinh ở phái nữ.
  • Ung thư: Ung thư là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra tình trạng rong kinh ở những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Khối u có thể chèn ép và gây chảy máu niêm mạc ở vùng phụ khoa của chị em phụ nữ. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây ra nhiều sự đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số loại ung thư có thể gây ra biểu hiện rong kinh đó là: ung thư cổ tử cung, buồng trứng, tử cung.
  • Một số bệnh lý khác gây rong kinh: Một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa khác cũng có thể gây ra hiện tượng rong kinh trong thời kỳ tiền mãn kinh đó là u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo…
  • Một số nguyên nhân khác: Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng rong kinh tiền mãn kinh như: rối loạn nội tiết tố do đặt vòng tránh thai, hoặc do hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, cân nặng tăng cao quá mức…

Rong kinh tiền mãn kinh

Lạc nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ rong kinh tiền mãn kinh ở phụ nữ

>>> XEM THÊM: Khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh, phải làm sao?

III. Dấu hiệu nhận biết rong kinh tiền mãn kinh

Dưới đây là một số dấu hiệu của phụ nữ bị rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh:

  • Số ngày hành kinh diễn ra trên 1 tuần, có nhiều trường hợp có thể rong kinh đến 12 ngày.
  • Số lượng máu kinh khá nhiều, thậm chí là trên 80ml trong mỗi lần hành kinh, ban đêm lượng máu ra nhiều hơn.
  • Cơ thể thiếu máu vì lượng máu kinh ra nhiều, người thiếu máu do rong kinh tiền mãn kinh có biểu hiện da xanh xao, tím tái, người mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài hơn mức bình thường, có trường hợp là trên 32 ngày.
  • Một số người bị rong kinh tiền mãn kinh có thể xuất hiện tần suất hành kinh dày đặc, trong 1 chu kỳ có thể đến 2-3 lần hành kinh.

Ngoài ra, rong kinh tiền mãn kinh còn có nhiều biểu hiện khác như: 

  • Bốc hỏa cảm thấy người nóng bức nhưng không sốt.
  • Tính tình thay đổi thất thường, hay cáu giận.
  • Đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
  • Tăng cân nhanh chóng.
  • Lượng cholesterol tích tụ ngày càng nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.
  • Suy giảm trí nhớ, lãng đãng, khó tập trung.
  • Âm đạo khô, giảm tiết dịch nhờn.

rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh là số ngày hành kinh xảy ra trên 1 tuần, lượng máu kinh ra nhiều trên 80ml

>>> XEM THÊM: Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

IV. Rong kinh tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Tiền mãn kinh là một trong những giai đoạn sinh lý bình thường ở cơ thể người phụ nữ, không phải là bệnh lý. Nhưng rong kinh là triệu chứng rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. 

Nếu rong kinh diễn ra trong thời gian dài, số lượng máu kinh ra nhiều có thể làm cho cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu. Thiếu máu do rong kinh có thể kéo theo nhiều vấn đề bất thường khác, chẳng hạn như thiếu máu lên não gây nhồi máu não, suy giảm sức đề kháng, tê bì tay chân, đau đầu, giảm sinh lý…

Trong trường hợp rong kinh do nội tiết tố bị rối loạn thì có thể làm cho người phụ nữ dễ mắc các bệnh lý phụ khoa ví dụ như viêm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa, giảm ham muốn tình dục, quan hệ đau rát… Những tình trạng bất thường này có tác động không tốt đến “sinh hoạt” vợ chồng, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Trong các trường hợp đặc biệt nguy hiểm, rong kinh còn là biểu hiệu của các bệnh như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung… Chính vì thế mà chị em tuổi tiền mãn kinh cần đặc biệt quan tâm đến những thay đổi khác lạ của cơ thể để có thể thăm khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời phòng tránh những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Rong kinh tiền mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Rong kinh tiền mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

V. Điều trị rong kinh tiền mãn kinh

Khi bị rong kinh tiền mãn kinh, các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Từ kết quả thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

1. Điều trị bằng thuốc

Để khắc phục nguyên nhân và triệu chứng do rối loạn rong kinh gây ra, bác sĩ có thể cho các chị em dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng loại thuốc này nhằm mục đích kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, hỗ trợ duy trì lượng máu bị mất đi trong ngày “đèn đỏ” luôn ở mức ổn định. 
  • Thuốc bổ sung sắt: Rong kinh có thể làm cho cơ thể người phụ nữ mất nhiều máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì thế bổ sung thêm sắt sẽ giúp cho chị em tăng cường quá trình sản xuất tế bào máu, ngăn chặn thiếu máu khi bị rong kinh.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: Loại thuốc này có thể khắc phục tình trạng chảy máu với cơ chế ngăn chặn sự vỡ ra của các cục máu đông.
  • Liệu pháp hormone: Sử dụng các thuốc bổ sung estrogen hoặc progesterone để điều hòa kinh nguyệt, khắc phục rong kinh và hạn chế ra máu quá nhiều khi hành kinh.
  • Thuốc xịt cầm máu: Điển hình là desmopressin, được dùng để hạn chế máu chảy ra quá nhiều cho những người phụ nữ mắc bệnh máu khó đông hoặc mắc hội chứng Von Willebrand.
  • Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng ibuprofen, hoặc paracetamol để giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế chuột rút khi đến ngày “đèn đỏ”.

Tuy nhiên, những loại thuốc này không mang lại hiệu quả bền vững, khi không sử dụng các thuốc này thì tình trạng rong kinh tiền mãn kinh vẫn có thể quay trở lại. Bên cạnh đó, một số loại thuốc Tây như kể trên còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra tác dụng phụ cho chị em.

Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 là giải pháp vượt trội nhất giúp hạn chế tình trạng rong kinh ở những người phụ nữ tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết, phương pháp này có thể đem tới tác dụng lâu dài, và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chị em.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 điển hình là Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương, có thể sử dụng được cho những chị em bị rong kinh nặng, kéo dài nhiều ngày, hoặc những chị em đã chữa ở nhiều nơi nhưng vẫn không đỡ.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương có tác dụng bổ thận dương, kiện tỳ, bồi bổ khí huyết hỗ trợ chức năng buồng trứng, từ đó giúp tăng cường quá trình sản xuất estrogen một cách tự nhiên. Chính nhờ vậy, sản phẩm có thể giúp điều hòa nội tiết tố, khắc phục rối loạn kinh nguyệt và giảm rong kinh cho phụ nữ tiền mãn kinh. Sử dụng sản phẩm đủ liều trình từ 3 tháng trở lên sẽ giúp cho tình trạng rong kinh do rối loạn nội tiết tố không còn tái phát nhiều lần.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương là sản phẩm được nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất dày công nghiên cứu, và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, theo quy định của Bộ Y tế. 

Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất sở hữu quy mô lớn, thiết bị hiện đại tiên tiến bậc nhất hiện nay tại Việt Nam, cùng với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn cao đã cho ra đời nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có hiệu quả vượt trội, đóng góp công sức rất lớn trong điều trị, hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe người Việt Nam. 100% thành phần có trong viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương đều có nguồn gốc tự nhiên, đã được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn GACP, GSP… theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

2. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật tác động vào tử cung được thực hiện khi việc uống thuốc điều trị rong kinh tiền mãn kinh chưa thực sự đem lại hiệu quả, hoặc tình trạng rong kinh diễn ra nặng nề gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

Các biện pháp can thiệp phẫu thuật thường được sử dụng đó là:

  • Nạo niêm mạc tử cung: Phương pháp này sẽ giúp lấy đi lớp niêm mạc tử cung ở trên cùng, khắc phục tình trạng ra máu nhiều và rong kinh khi đến ngày hành kinh ở phụ nữ. 
  • Soi buồng tử cung: Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng kể kiểm tra tình trạng của tử cung, để từ đó giúp khắc phục các vấn đề bất thường tại bộ phận này. Và sau cùng, để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt thì có phải loại bỏ lớp ngoài cùng của niêm mạc tử cung, từ đó giảm rong kinh thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Cắt tử cung: Nếu tình trạng rong kinh kéo dài rất nghiêm trọng, ra nhiều máu không thuyên giảm thì có thể phải cấp cứu, khi đó bác sĩ có thể lựa chọn biện pháp cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, biện pháp này còn phải dựa trên mong muốn của người phụ nữ có muốn mang thai nữa hay không, vì khi thực hiện phương pháp này thì chị em sẽ không còn kinh nguyệt, và không thể mang thai nữa.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ một phần hoặc tất cả vùng nội mạc tử cung để hạn chế rong kinh, chảy máu nhiều trong những ngày hành kinh.

VI. Phòng ngừa và cải thiện rong kinh tiền mãn kinh tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa và khắc phục triệu chứng rong kinh tiền mãn kinh ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

1. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng 

Chị em có thể giảm thiểu khó chịu hay triệu chứng rong kinh tiền mãn kinh bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết khoa học để giúp ổn định nội tiết tố, duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Nên chú trọng bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, làm chậm lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như: rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại thực phẩm giàu canxi, hải sản... 

2. Chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt điều độ

Tập thể dục thể thao thường xuyên có thể tăng cường lưu thông máu, ổn định nội tiết tố và giúp hạn chế tình trạng rong kinh tiền mãn kinh. Mỗi ngày, các chị em nên dành khoảng 30-40 phút để tập luyện, và cần duy trì thường xuyên để cho hiệu quả rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, các chị em còn cần kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, tạo dựng thói quen sinh hoạt khoa học để giúp duy trì sức khỏe tốt, tránh tác động mạnh gây ra hiện tượng kinh kéo dài.

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín hàng ngày là biện pháp rất cần thiết để giữ cho vùng kín luôn được sạch sẽ, phòng chống viêm nhiễm phụ khoa (do các yếu tố như vi khuẩn, vi rút, nấm) và nhờ đó giúp hạn chế rong kinh cho các chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong quá trình vệ sinh vùng kín, các chị em có thể dùng các loại dung dịch vệ sinh chuyên biệt của phụ nữ hoặc sử dụng nước ấm để làm sạch vùng kín. Sau khi đã rửa vùng kín thì chị em cần lau khô “cô bé” và các phần xung quanh, hạn chế để ẩm ướt để tránh cho các mầm bệnh có điều kiện sinh sôi, phát triển.

Khi đang hành kinh, các chị em cần thường xuyên thay băng vệ sinh, tránh để lâu vì đây có thể là môi trường khiến cho mầm bệnh tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa. Tốt nhất là cứ cách khoảng 4-5 giờ thì nên thay băng vệ sinh một lần.

4. Khám phụ khoa định kỳ

Phần phụ khoa cũng cần được theo dõi, kiểm tra và chú trọng, đặc biệt là trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Do vậy, các chị em cần duy trì đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường, tầm soát ung thư hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác về phụ khoa. Điều này sẽ giúp các chị em có thể phát hiện sớm khắc phục được tình trạng rong kinh tiền mãn kinh do yếu tố bệnh lý. 

Trong các trường hợp rong kinh tiền mãn kinh ra quá nhiều hoặc diễn ra trong thời gian dài thì các chị em nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên môn uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin bổ ích giúp chị em có thể dễ dàng vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh này.

Lên đầu trang
Loading