Hay bị rùng mình nổi da gà là bệnh gì? Cách chữa thế nào?

2024-02-29 11:22:52

Hiện tượng rùng mình nổi da gà trước những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh là trạng thái dễ xuất hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên việc một người liên tục bị sởn gai ốc trong thời gian dài còn là dấu hiệu ban đầu cảnh báo các bệnh nguy hiểm. Vậy nên bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trạng thái này đồng thời tìm cách điều chỉnh phù hợp nhé!

I - Rùng mình là gì?

Theo từ điển tiếng Việt thì cụm từ “rùng mình” diễn ra tâm trạng kinh hoàng, sợ hãi hoặc cảm giác lo lắng quá mức, cảm xúc bất an thái quá khi trải qua một sự việc gì đó đáng sợ, nguy hiểm.

Y học lý giải hiện tượng này có liên quan đến cảm giác và nhiệt độ cơ thể. Cụ thể khi gặp lạnh, tắm nước lạnh hay khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi nhanh, cơ thể sẽ phản ứng không kiểm soát hoặc nổi gai ốc trên da.

Khi đó các bạn cảm nhận làn da sần sùi, gờn gợn và nổi lên các nốt tròn nho nhỏ do lỗ chân lông tự co thắt dựng đứng lên, có nhiều ở khu vực da cánh tay, chân tay. Bình thường những triệu chứng này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và thường tự mất đi sau một khoảng thời gian ngắn.

rùng mình là gì

Người liên tục nổi da gà, ớn lạnh trước các sự vật, sự viên bên ngoài

II - Nguyên nhân thường xuyên bị rùng mình ớn lạnh

Hiện tượng nổi da gà kéo dài không chỉ là việc thân nhiệt giảm đột ngột mà còn cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Yếu tố dẫn đến việc cơ thể nổi da gà liên tục gồm:

1. Suy nhược cơ thể

Đối tượng người cao tuổi mắc suy nhược cơ thể hay bị rùng mình nổi da gà kèm theo hiện tượng đuối sức, mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo. Các biểu hiện bệnh được bắt nguồn từ các nhân tố dưới đây:

  • Cơ thể bị suy nhược, khí huyết lưu thông kém khiến lượng máu di chuyển tới các cơ quan ít đi dẫn tới co mạch máu gây ra cảm giác lạnh, chân tay run rẩy.
  • Việc ăn uống hấp thu dưỡng chất suy giảm nên suy nhược cơ thể kéo theo chứng thiếu máu khiến cơ thể lạnh hay bị nổi da gà, da dẻ nhợt nhạt, khí sắc kém.
  • Người bị suy nhược cơ thể sức đề kháng kém, giảm thiểu khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài nên dễ mắc các căn bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, sốt, ớn lạnh.
  • Đối tượng cao tuổi hay nổi da gà không chỉ do bệnh tật mà cơ thể lão hóa, lớp mỡ dưới da mỏng đi nên dễ nhạy cảm trước sự thay đổi từ thời tiết.

2. Cơ thể bị nhiễm lạnh

Khi cơ thể bị nhiễm lạnh do cảm lạnh, tắm nước lạnh, đi ra ngoài giữa thời tiết lạnh thân nhiệt giảm xuống nhanh chóng. Lúc này não bộ sẽ gửi những tín hiệu cảnh báo đến khu điều hòa thân nhiệt cần phải được giữ nhiệt mau chóng, sưởi ấm cơ thể.

Các dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm lạnh bao gồm: người rùng mình ớn lạnh, da nhợt nhạt tím tái đi, vùng da đỏ bất thường. Việc cơ thể nhạy cảm với thời tiết còn phụ thuộc vào trọng lượng, tuổi tác, trạng thái sức khỏe của mỗi người.

hay bị rùng mình nổi da gà

Người bị nhiễm lạnh dễ phát sinh hiện tượng nổi da gà, ớn lạnh

3. Đường huyết không ổn định

Nếu lượng đường ở máu giảm so với bình thường thì não bộ sẽ truyền nhanh thông tin đến hệ thần kinh giao cảm. Trạng thái hạ đường huyết xuất hiện ở đối tượng mắc tiểu đường, bỏ bữa ăn uống thất thường, dùng nhiều bia rượu.

Người bệnh hay bị rùng mình nổi da gà không kiểm soát, đánh trống ngực, chân tay run rẩy, chóng mặt, đau đầu, mắt nhìn mờ, tâm trạng dễ kích động…

4. Cơ thể bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp hay khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus đều có thể dẫn tới tình trạng cơ thể run rẩy. Đây được xem là phản ứng cho thấy cơ thể đang chống lại sự xâm nhập trước các tác nhân gây hại.

Thân nhiệt tăng lên đồng nghĩa với quá trình tiêu diệt vi khuẩn, chống lại yếu tố gây nhiễm trùng. Ngoài ra người bệnh có các phản ứng khác như: sởn gai ốc, ho nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, đau tức ngực, người mệt mỏi, nổi sưng hạch, đau cơ, ớn lạnh liên tục.

5. Mất nước đột ngột

Cơ thể bị mất nước cấp tính là một trong các nhân tố phổ biến dẫn tới nổi gai ốc. Lúc này đang cố duy trì mức nhiệt độ bình ổn và trở nên phản ứng với nền nhiệt ở ngoài dẫn tới rùng mình ớn lạnh không kiểm soát.

Trạng thái này hay xảy ra ở các vận động viên chạy bộ, người làm việc nặng dưới nhiệt độ cao. Mọi người có thể xử trí bằng cách uống nhiều nước để cân bằng lại chất điện giải trong máu. Khi cơ thể có lượng nước đầy đủ thuận lợi cho quá trình trao đổi chất, tạo ra nguồn năng lượng giúp thân nhiệt ấm lên.

thường xuyên bị rùng mình

Sinh hoạt tại điều kiện thời tiết nóng dễ dẫn đến việc nổi da gà

6. Tỉnh dậy sau gây mê

Sau một cuộc phẫu thuật, khi thuốc mê hết tác dụng người bệnh bắt đầu tỉnh lại đi kèm trạng thái người cảm thấy run rẩy, hay bị rùng mình nổi da gà.

Nguyên nhân là do thuốc gây mê làm ảnh hưởng tới trung tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn hoạt động, thân nhiệt hạ thấp dẫn tới lạnh run. Ngoài ra có thể do nhiệt độ phòng phẫu thuật thấp nên khi nằm lâu ở đó thân nhiệt người bệnh giảm nhanh. 

7. Đối diện với nỗi sợ hãi

Hiện tượng xuất hiện phổ biến ngoài cuộc sống mà có yếu tố liên quan đến nhiệt độ hay sức khỏe cơ thể. Khi mọi người đối diện với những nỗi lo lắng, sợ hãi thì adrenaline trong máu tăng lên nhanh chóng. Khi đó cơ thể ngay lập tức điều chỉnh lại thông qua việc thay đổi trạng thái như sởn gai ốc, người run rẩy.

III - Cách cải thiện khi bị rùng mình ớn lạnh hiệu quả

Nổi da gà xuất phát từ các bệnh lý hoặc từ yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ lạnh, môi trường. Tùy vào mỗi nguyên nhân gây nên hiện tượng đó thì người bệnh nên tìm hiểu, điều chỉnh phù hợp để duy trì thể trạng ổn định.

1. Trị chứng suy nhược cơ thể

Nếu suy nhược cơ thể, người gầy yếu là yếu tố gây ra hiện tượng ớn lạnh nổi da gà thì cần tìm cách nâng cao thể trạng hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm tiên phong là Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả vượt trội, bền vững cho người bị suy nhược.

Viên suy nhược bồi bổ sức khỏe từ sâu bên trong, tăng cường lưu thông khí huyết đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường. Từ đó giúp người bệnh làm ấm các cơ quan phủ tạng, thân nhiệt tăng lên, giảm việc hay bị rùng mình nổi da gà.

Người bệnh dùng sản phẩm đều đặn không chỉ bồi bổ khí huyết mà còn hỗ trợ tốt cho người thiếu máu. Viên Suy nhược Ngự y Mật Phương tác động vào cơ địa, tái thiết lập âm dương và nâng cao phủ tạng cực tốt.

Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với thành phần 100% dược liệu sạch. Người bệnh không sợ nhờn thuốc, gặp phản ứng phụ vì phương thuốc được ứng dụng từ Ngự y mật phương - Quốc bảo cung đình bí truyền quý hiếm từ ngàn đời xưa.

Viên uống chữa rùng mình do suy nhược

Viên uống giúp cải thiện chứng rùng mình do suy nhược cơ thể

2. Điều chỉnh khi tiếp xúc môi trường lạnh

Khi rùng mình ớn lạnh, da bị ướt do gặp môi trường, thời tiết lạnh chúng ta nên dùng khăn ấm lau khô cơ thể. Đồng thời mặc thêm quần áo, dùng chăn làm ấm cơ thể, nhất là vào ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống.

Trong phòng nên đặt thêm máy sưởi, bật điều hòa để không khí ấm lên đồng thời giữ ấm phần đầu, cổ khi ra ngoài. Ngoài ra mọi người có thể pha thêm trà, cà phê nóng, sữa nóng để làm ấm bụng và tăng năng lượng.

3. Chống lại yếu tố nhiễm trùng

Khi người bị nhiễm trùng nên tuân thủ chế độ nghỉ ngơi và duy trì việc uống nhiều nước. Nếu bị nóng sốt phải làm mát cơ thể bằng cách dùng khăn ấm lau người, uống nước chanh, cam và tránh mặc nhiều quần áo. Đối với bệnh nhiễm trùng, các vi khuẩn, virus tấn công cơ thể bạn cần đến gặp chuyên gia y tế để dùng thuốc phù hợp.

4. Tránh để lượng đường trong máu thấp

Chúng ta nên bổ sung thêm nhiều bữa ăn nhẹ như uống sữa, ăn thêm hoa quả, bánh trái, bánh mì, ngũ cốc… để đưa mức đường huyết trở về trạng thái bình thường, ổn định. Mọi người tránh việc nhịn ăn quá lâu, bỏ bữa, ăn uống qua loa khiến nồng độ đường huyết bị giảm nhanh.

hoa quả ổn định đường huyết

Cần bổ sung các loại hoa quả để ổn định đường huyết

5. Hạn chế thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu xảy ra nhiều ở mẹ bầu, trẻ em, người có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn… làm giảm lượng hồng cầu khiến bạn hay bị rùng mình nổi da gà khi trời tối, chóng mặt, đau đầu.

Vậy nên mọi người cần ăn uống đầy đủ đặc biệt là nguyên liệu như gan, thịt bò, đậu nành, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc, hoa quả sấy khô, cải bó xôi. Nếu uống sắt thì nên dùng kèm với nước giàu vitamin C như nước chanh, cam để tăng cường hấp thu sắt.

Ngoài ra, nếu sởn gai ốc sau khi phẫu thuật thì người bệnh nên nghỉ ngơi ở phòng kín, sưởi ấm cơ thể bằng chăn để nhanh chóng ổn định thân nhiệt.

Hay bị rùng mình ớn lạnh người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám với chuyên gia để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ. Căn cứ vào yếu tố khởi phát bác sĩ sẽ định hướng và tư vấn đến mọi người giải pháp trị liệu an toàn, hiệu quả nhất.

Lên đầu trang
Loading