Vì sao sau sinh đổ mồ hôi nhiều?

2024-08-29 16:18:02

Phụ nữ đã hy sinh rất nhiều để em bé có thể chào đời an toàn, những biến đổi trên cơ thể người mẹ sau sinh dường như đã minh chứng cho tất cả sự vất vả và thử thách mà mẹ đã trải qua. Một trong những vấn đề thường gặp ở mẹ sau sinh đó là đổ mồ hôi nhiều.

I. Đổ mồ hôi sau sinh là gì?

Đổ mồ hôi sau sinh là làn da của mẹ bỉm sữa luôn ẩm ướt do quá trình đổ mồ hôi tăng cao bất thường ngay cả khi đang ngồi yên. Xu hướng ra quá nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể làm rối loạn giấc ngủ, khiến cho mẹ sau sinh ngày càng mệt mỏi hơn và cản trở tới sự phục hồi sau khi vượt cạn.

Bên cạnh đó, cơ thể ra quá nhiều mồ hôi sau khi sinh nở cũng làm cho việc sinh hoạt, chăm sóc em bé hàng ngày gặp nhiều khó khăn và nhiều sự bất tiện hơn.

sau sinh đổ mồ hôi nhiều

XEM THÊM: Bí kíp khắc phục sau sinh bị khô hạn

II. Nguyên nhân dẫn đến sau sinh đổ mồ hôi nhiều

1. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi đã chuyển dạ, lượng hormone progesterone và estrogen của người phụ nữ thường bị tụt giảm đột ngột. Và điều này có thể làm cho thân nhiệt của mẹ sau sinh tăng cao, khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, cơ thể mẹ bỉm sữa thường có mùi hôi khó chịu, và làn da thường xuyên trong trạng thái “ẩm ướt” khó chịu.

2. Nuôi con bằng sữa mẹ

Cho em bé bú sữa mẹ mang lại cảm xúc tuyệt vời ở phụ nữ, nhưng cũng trong quá trình này có thể làm tăng hormone prolactin. Hợp chất này có thể làm kìm hãm sản xuất estrogen, và hệ quả tất yếu là khiến cho mẹ đổ nhiều hơn. Không chỉ có vậy, lượng prolactin tăng cao cũng có thể gây tác động lớn đến hoạt động hệ thần kinh, và dẫn đến kích thích tăng sự bài tiết mồ hôi.

3. Căng thẳng, mất ngủ

Phụ nữ sau sinh thường gặp phải trạng thái căng thẳng, hoặc rối loạn giấc ngủ do rối loạn nội tiết tố hoặc cần phải thức đêm, dậy sớm để chăm sóc em bé. Và sự căng thẳng, hoặc mất ngủ có thể làm suy giảm sức khỏe tổng thể, tác động đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến và có thể dẫn đến ra nhiều mồ hôi.

4. Chế độ ăn uống không khoa học

Ăn uống thiếu lành mạnh (dùng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, ăn thiếu chất dinh dưỡng) có thể làm chậm quá trình phục hồi sau sinh, kích thích triệu chứng nóng bừng người, ảnh hưởng đến nội tiết tố. Và vì vậy, nếu ăn uống không đúng cách sau sinh có thể làm cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi, ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của người mẹ.

sau sinh đổ mồ hôi nhiều

Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng mệt mỏi mất ngủ sau sinh khiến mẹ bỉm bị đổ mồ hôi nhiều

TÌM HIỂU: Viên uống nội tiết Ngự y Mật phương Nhất Nhất 44

III. Đổ mồ hôi sau sinh kéo dài bao lâu thì hết?

Đổ mồ hôi nhiều sau khi vượt cạn thường kéo dài đến tuần thứ 6 sau khi sinh. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người chỉ kéo dài vài tuần, có người có thể kéo dài lâu hơn.Có người phải đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh (khi trứng rụng) thì triệu chứng đổ mồ hôi nhiều mới cải thiện. Sau khoảng thời gian này cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu ổn định nội tiết tố, estrogen sẽ được sản xuất thêm nhiều hơn và phục hồi dần cơ thể.

IV. Cách để kiểm soát và cải thiện đổ mồ hôi sau sinh

Để khắc phục đổ mồ hôi nhiều sau sinh, mẹ bỉm sữa nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

1. Uống nhiều nước

Khi ra quá nhiều mồ hôi, cơ thể người phụ nữ sau sinh có thể gặp phải hiện tượng mất nước, làm “ngừng trệ” các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất. Hoặc mất nước nhiều có thể làm giảm lượng sữa mẹ cho con bú. Vì vậy để duy trì trạng thái cơ thể bình thường, và đảm bảo có đủ lượng sữa mẹ thì chị em nên uống nước đầy đủ.

Một vài dấu hiệu nhận biết cơ thể mẹ bỉm sữa đang bị thiếu nước, mất nước bao gồm: tiểu ít, người mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, số lượng nước tiểu ít…

2. Kiểm soát căng thẳng và ưu tiên giấc ngủ

Căng thẳng, mất ngủ kéo dài có thể khiến cho hiện tượng đổ mồ hôi sau sinh nhiều ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, phụ nữ sau sinh cần dành cho bản thân mình thời gian nghỉ ngơi, có thể nhờ người thân giúp đỡ chăm sóc em bé và làm việc nhà. Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa cần ngủ đủ giấc, nên ngủ khoảng 7-8 giờ/ngày để đảm bảo cơ thể có thể phục hồi và đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú.

3. Làm mát cơ thể

Triệu chứng đổ mồ hôi nhiều ở phụ nữ sau sinh có thể được cải thiện bằng cách làm mát cơ thể. Chị em nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi để giúp cho thoát mồ hôi nhanh chóng hơn. Không những vậy, mẹ bỉm sau sinh có thể dùng điều hòa, quạt để giảm bớt thân nhiệt, giảm thiểu quá trình bài tiết mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái hơn.

4. Không sử dụng sản phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích

Đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều chất kích thích có thể làm gia tăng thân nhiệt, khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động ngày càng mạnh hơn. Không chỉ có vậy, nhóm thực phẩm này còn gây ra nhiều tác động không tích cực đến chất lượng sữa mẹ. Có thể kể đến các loại thực phẩm chứa chất kích thích như: rượu bia, món ăn chứa gia vị cay nóng, cà phê, nước ngọt có gas, nước tăng lực…

5. Tập thể dục

Tập thể dục cũng là cách để điều tiết mồ hôi, và giúp phụ nữ sau sinh sớm lấy lại sức khỏe như bình thường. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp chị em thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ và nhờ vậy “chặn đứng” ra mồ hôi quá nhiều. Mẹ bỉm sữa có thể lựa chọn các phương pháp tập thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đánh cầu lông, chạy bộ, yoga…

6. Ăn uống điều độ khoa học

Để không còn lo lắng khi đổ mồ hôi nhiều, và giúp nâng cao sức khỏe sau sinh thì mẹ cần ăn uống điều độ khoa học. Trong thực đơn dinh dưỡng, mẹ cần tăng cường tiêu thụ đa dạng các loại thực để giảm rối loạn nội tiết tố, từ đó giúp điều hòa quá trình bài tiết mồ hôi.

Không những thế, mẹ bỉm sữa cũng nên ăn thực phẩm có tính mát để hạn chế người nóng bừng, đổ nhiều mồ hôi. Ví dụ như: sữa chua, dưa hấu, cà chua, bí đao, cam, chanh, rau má…

7. Liệu pháp mát xa, bấm huyệt

Đây là biện pháp thường được áp dụng để hạn chế sau sinh đổ nhiều mồ hôi, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp phụ nữ dễ ngủ hơn. Chị em nên thử các cách bấm huyệt, mát xa ở vị trí như lòng bàn chân, lưng, cổ… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ sau sinh nên nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ các chuyên gia hoặc các bác sĩ trong việc bấm huyệt hoặc mát xa.

sau sinh đổ mồ hôi nhiều

Chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, uống đủ nước... giúp cải thiện tình trạng sau sinh đổ mồ hôi nhiều

ĐỌC THÊM: Mách bạn cách tăng nội tiết tố sau sinh

V. Khi nào đổ mồ hôi sau sinh cần đi khám bác sĩ?

Mẹ sau sinh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi hiện tượng đổ nhiều mồ hôi diễn ra liên tục từ 7 ngày trở lên. Bên cạnh đó, nếu đổ nhiều mồ hôi sau sinh có biểu hiện bất thường khác kèm theo (sốt cao, mất nước) thì cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh không được chủ quan và cần liên lạc ngay tới bác sĩ trong các trường hợp khẩn cấp đổ mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như:

  • Thân nhiệt của cơ thể vượt trên 38 độ C.
  • “Cô bé” bốc mùi hôi, lượng dịch nhầy tăng nhiều hơn so với bình thường.
  • Ra nhiều máu sau sinh, lượng máu có thể chảy nhiều hơn 3 ngày, có cục máu đông lớn và màu máu đỏ tươi.
  • Chuột rút nặng nề.
  • Không giữ được thăng bằng, suy hô hấp, ngất xỉu.
  • Thường xuyên lo âu, tâm trạng không vui.
  • Vết mổ hoặc vết khâu đau sưng tấy, tại các vị trí này xuất hiện nhiều dịch.

Sau khi sinh nở được khoảng 6 tuần, các chị em nên đi khám tại các bệnh viện để được bác sĩ đánh giá sự phục hồi sức khỏe, kiểm tra tình trạng cơ thể.

Trên đây là những kiến thức về sau sinh đổ nhiều mồ hôi và biện pháp cải thiện. Mong rằng mẹ bỉm sữa sẽ không còn cảm thấy khó chịu và “chặn đứng” vấn đề ra nhiều mồ hôi sau sinh. Hy vọng đổ mồ hôi nhiều sẽ không “ghé thăm” và mẹ sau sinh sẽ luôn có sức khỏe tốt để chăm sóc em bé nhé.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ