Sốt đổ mồ hôi có sao không? 3 Cách điều trị nên biết

2023-10-26 09:56:52

Sốt đổ mồ hôi là trạng thái cơ thể gặp phải vấn đề bất thường, tuy nhiên lại khiến nhiều người lo lắng cho sức khỏe. Vậy sốt ra mồ hôi là gì? Có nguy hiểm không? Phải làm gì để khắc phục? Mọi người hãy tham khảo nội dung bài viết này để có thông tin chi tiết nhé!

I - Sốt đổ mồ hôi là gì?

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt tạm thời với cơ chế bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại. Sốt là dấu hiệu “báo động” cho thấy cơ thể đang huy động nhiều tế bào miễn dịch “vây bắt” và chiến đấu lại với mầm bệnh (có thể là vi khuẩn, virus).

Do vậy, sốt được nhận định là trạng thái sức khỏe không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài trong nhiều ngày dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe, dẫn đến co giật, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và não bộ.

Khi đó, cơ thể sẽ cần điều hòa lại nhiệt độ bằng cách đổ mồ hôi qua da, khi đó người ta gọi là hiện tượng sốt đổ mồ hôi. Sốt và đổ mồ hôi cũng thường đi kèm với nhau để giúp kiểm soát thân nhiệt, hạn chế tổn thương nguy hiểm.

cách nhận biết sốt ra mồ hôi

Sốt ra mồ hôi do phản ứng lại các yếu tố gây hại đến cơ thể

II - Dấu hiệu nhận biết sốt vã mồ hôi

Hiện tượng sốt vã mồ hôi có tính chất tương tự với chứng sốt thông thường, bạn có thể nhận biết qua các đặc điểm sau:

  • Nhiệt độ trong cơ thể có thể lên tới trên 38 độ C.
  • Người mệt mỏi, không có sự tỉnh táo.
  • Toàn thân đau nhức, khó chịu.
  • Đôi khi sẽ cảm thấy lạnh, xen lẫn với cảm giác nóng bức, thậm chí là rùng mình.

Ngoài ra, sốt cao ra nhiều mồ hôi còn có triệu chứng khác như: Người mất nước điện giải, sốt trên 39 độ C (có trường hợp sốt đến 41 độ C), người lờ đờ hoặc lũ lẫn, co giật, hoa mắt chóng mặt, mắt ảo giác.

III - Nguyên nhân gây sốt toát mồ hôi nhiều

Người bị sốt đổ mồ hôi liên tục trong thời gian dài cần tìm ra nhân tố tác động để có hướng chữa trị tương ứng. Theo các chuyên gia, người sốt chảy mồ hôi nhiều do những lý do sau đây:

Nhiễm trùng nhiễm khuẩn

Một số loại mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nấm) có thể “lách qua” hàng rào bảo vệ cơ thể để gây bệnh. Lúc này cơ thể phản ứng lại các yếu tố gây hại bằng cách gia tăng thân nhiệt, khi đo hoặc cặp nhiệt độ sẽ thấy dấu hiệu sốt.

Tiếp xúc với nhân tố gây dị ứng

Các yếu tố khiến cơ thể dị ứng là nguồn nước, lông động vật, thực phẩm hoặc dị ứng với điều kiện thời tiết. Tất cả những trạng thái này đều có thể làm cho cơ thể con người bị sốt ra mồ hôi để chống lại yếu tố tổn hại tới cơ thể.

sốt ra mồ hôi do đâu

Tiếp xúc với yếu tố dị ứng dẫn đến sốt chảy mồ hôi

Nuốt phải hóa chất hoặc chất độc hại

Trong vài tình huống, một số người có thể vô tình ăn phải chất độc hại hoặc hóa chất có tính tẩy rửa mạnh dẫn đến ngộ độc. Khi đó, cơ thể rơi vào trạng thái nguy hiểm cấp bách vì toàn bộ hệ thống cơ quan đào thải sẽ “căng mình” làm việc ngày đêm để loại bỏ chất độc.

Cùng với đó hệ thống miễn dịch cũng phát tín hiệu để huy động mọi thành phần tham gia bảo vệ cơ thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao và dẫn đến sốt cao.

Ung thư

Tình trạng này là sự gia tăng bất thường của các tế bào để chèn ép các cơ quan hoặc bộ phận lân cận. Người mắc bệnh ung thư thường có biểu hiện sốt đổ mồ hôi, người gầy yếu dần, mệt mỏi chỉ muốn nằm ngủ…

Thời tiết nắng nóng hoặc bị say nắng

Khi đi dưới trời nắng hoặc tiếp xúc với không gian oi bức thì thân nhiệt dễ dàng tăng lên. Ngay lập tức da sẽ bài tiết nhiều mồ hôi để kiểm soát lại nhiệt độ trong cơ thể.

Gặp tác dụng phụ sau khi dùng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não bộ và gây ra hiện tượng sốt ra mồ hôi. Một số dòng thuốc gây phản ứng với sức khỏe như: thuốc kháng sinh, thuốc chữa trầm cảm.

nguyên nhân sốt đổ mồ hôi

Cơ thể gặp các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc

Người xuất hiện các vấn đề tâm lý

Trạng thái cảm xúc hay tâm lý dễ tác động đến trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não bộ và tuyến mồ hôi ở da. Người bệnh vừa trải qua trạng thái tiêu cực, bồn chồn hoặc bất an quá mức đều có thể gặp phải hiện tượng sốt vã mồ hôi.

Cơ thể bị thiếu máu

Giảm lưu lượng tuần hoàn máu đến não hoặc người bệnh đang bị hạ huyết áp cũng có triệu chứng sốt đổ mồ hôi. Nếu tình trạng sốt vã mồ hôi kéo dài quá lâu bạn nên đến bệnh viện uy tín để khám chữa bệnh để thăm khám, điều trị kịp thời.

IV - Sau khi bị sốt ra mồ hôi có tốt không?

Về mặt bản chất, sốt chảy mồ hôi là trạng thái được đánh giá không đáng lo ngại với sức khỏe vì đây là phản ứng chống lại các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, sốt vã mồ hôi sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao kéo dài: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nặng hoặc bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch nghiêm trọng... Khi gặp phải vấn đề này, người bệnh nên đến ngay các địa chỉ y tế để thăm khám và điều trị.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều và mất nước: Trạng thái sức khỏe báo động vì khi cơ thể thiếu nước dài ngày dễ dẫn đến sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốc nhiệt hoặc chuột rút.
  • Kiệt sức, mệt mỏi: Bài tiết mồ hôi kéo dài có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, giảm sức khỏe tổng thể, làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng.
sốt vã mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi

Sốt vã mồ hôi nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe

V - Bị sốt đổ mồ hôi nên làm gì?

Cơ thể chảy nhiều mồ hôi khi bị sốt khiến hệ thống cơ quan bị mất nước tạo nên nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy, bạn nên bổ sung nước uống đầy đủ để có thể bù đắp lại lượng lớn đã mất đi và phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Bên cạnh các loại nước lọc, bạn hãy ưu tiên nhóm hoa quả giàu vitamin và khoáng chất (cam, ổi, quýt, bưởi…). Đây là thực phẩm tốt cho việc thúc đẩy hệ miễn dịch để bệnh nhanh khỏi và gia tăng đủ nước uống cho cơ thể.

Trường hợp vận dụng các biện pháp trên mà việc sốt ra mồ hôi không cải thiện cần kịp thời thăm khám với bác sĩ. Cụ thể là các trường hợp như:

1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân rất nguy hiểm, cần đưa đến các bệnh viện trong trường hợp như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Nhiệt độ đo ở trực tràng là 38 độ C trở lên.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Thân nhiệt 39 độ C trở lên kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường như: trẻ bỏ bú, phản ứng chậm với môi trường bên ngoài, quấy khóc, ngủ ít.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi: Nhiệt độ đo được là từ 39 độ C, xuất hiện thêm các biểu hiện như đi lỏng kéo dài, ho. Hoặc cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện khi sốt cao kéo dài trên 24 giờ, kể cả khi không kèm theo các dấu hiệu khác.

2. Đối với trẻ lớn trong độ tuổi đi học

Người lớn cần đặc biệt chú ý tới trường hợp trẻ sốt vã mồ hôi liên tục trên 2 - 3 ngày. Lúc này cha mẹ nên đưa con ngay tới các đơn vị y tế để được thăm khám.

Ngoài ra, với những trẻ lớn trong độ tuổi đến trường có sốt đổ mồ hôi đi cùng với nhiều dấu hiệu như: đau nhức đầu, đi lỏng nhiều ngày, lờ đờ, không tỉnh táo, đau bụng buồn nôn, cáu kỉnh… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện khám ngay.

bị sốt đổ mồ hôi nên làm gì

Sốt chảy mồ hôi nên đến thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín

3. Người lớn

Người lớn sốt từ 39 độ C trở lên có kèm theo các dấu hiệu như sau thì nên đưa bệnh viện để khám và xử trí kịp thời như sau: Đau nhức đầu, động kinh, phát ban, khó thở, đau bụng, nôn mửa…

Sốt đổ mồ hôi là hai triệu chứng thường “song hành” cùng với nhau, khi thân nhiệt được kiểm soát tốt thì hiện tượng bài tiết mồ hôi thường sẽ được kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần nhận thức rõ về vấn đề này để có cách xử trí tình trạng này tốt hơn.

Lên đầu trang
Loading