10 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe ngày càng yếu không nên chủ quan

2024-04-09 14:21:45

Đau đầu, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, vàng da vàng mắt… có thể là những lời cảnh báo sức khỏe yếu. Khi cơ thể giảm sút sức khỏe sẽ phát sinh nhiều tổn hại đến thể chất và đời sống tinh thần. Vậy nên cần dựa vào các yếu tố khiến sức khỏe ngày càng yếu để có hướng cải thiện phù hợp nhất.

I - Dấu hiệu nhận biết sức khỏe yếu

Sức khỏe ngày càng yếu khiến cơ thể phải đối diện với những chuyển biến tiêu cực về thể chất và tinh thần. Để nhận biết sức khỏe giảm sút bạn có thể căn cứ vào các đặc điểm dưới đây:

1. Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cân nặng giảm đột ngột là biểu hiện cơ bản khi sức khỏe không ổn định. Người bệnh ban đầu xuất hiện các biểu hiện chán ăn, uể oải, tinh thần bất ổn… chuyển dần sang bị sụt giảm cân nặng mà không rõ nguyên nhân cụ thể.

Việc sụt cân bình thường và bất thường được đánh giá qua phần trăm cân nặng giảm ở thời điểm nhất định. Cụ thể cơ thể giảm 5% trọng lượng trong một tháng và 10% trọng lượng trong 6 - 12 tháng thì đó là giảm bất thường. Lúc này có thể bạn đang đối diện với chứng trầm cảm, tuyến giáp, bệnh về gan, thận khiến cơ thể gầy rộc.

dấu hiệu sức khỏe yếu

Cân nặng giảm đột ngột trong thời gian nhất định

2. Hơi thở ngắn

Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng hay hoạt động quá sức thường cảm thấy việc thở gặp nhiều khó khăn, thở không ra hơi, thở nông. Các biểu hiện này thuộc phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể nên không đáng lo.

Tuy nhiên khi cơ thể bình thường mà hơi thở ngắn nông hay bị hụt hơi, thở khò khè, tiếng thở bất thường, kèm theo cảm giác mệt mỏi thì cảnh bảo sức khỏe yếu. Có thể bạn bị mắc chứng hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, bệnh về tim mạch… nên cần thăm khám nhanh chóng.

3. Người liên tục bị sốt

Nghiên cứu cho thấy, cơ thể liên tục bị sốt cao trong nhiều ngày liên tục báo hiệu sức khỏe ngày càng yếu. Cơn sốt diễn ra khi cơ thể đang cố gắng để loại bỏ các nhân tố gây nhiễm trùng nguy hiểm. Căn cứ vào các biểu hiện đi kèm cơn sốt thì người bệnh có khả năng mắc bệnh lao, bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh nghiêm trọng khác.

4. Đau đầu từ nhẹ đến trầm trọng

Sức khỏe yếu khiến cơ thể người bệnh liên tục xuất hiện cơn đau đầu dữ dội, đau liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân. Nếu cơn đau đầu kèm chứng sốt, cổ cứng, phát ban, rối loạn thần kinh, động kinh, suy giảm thị lực, đau đầu, phát âm khó khăn thì chớ coi thường.

Các biểu hiện đó có thể liên quan đến bệnh: viêm màng não, viêm tủy, khối u ở trong não, não bị xuất huyết do những va đập chấn thương ở vùng đầu. Người bệnh cần giám sát cẩn thận các dấu hiệu để kịp thời thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín.

biểu hiện sức khỏe ngày càng yếu

Những cơn đau đầu diễn ra liên tục trong thời gian dài

5. Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Người mệt mỏi kiệt sức, tinh thần thiếu sức sống chưa thể kết luận có liên quan đến bệnh lý cụ thể. Khi cơ thể uể oải về thể chất, tâm trạng hoặc xảy ra đồng thời sẽ khiến sức khỏe ngày càng yếu.

Nếu người bệnh với thể trạng suy yếu, cạn kiệt năng lượng trên 6 tháng mà ăn uống, nghỉ ngơi tẩm bổ không hiệu quả có thể liên quan đến các triệu chứng như:

  • Suy nhược cơ thể hay còn gọi là chứng bệnh mệt mỏi mạn tính.
  • Các bệnh lý liên quan đến gan, rối loạn chuyển hóa, hệ thần kinh, rối loạn tự miễn, ung thư, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, thiếu máu, bệnh về tuyến giáp, lạm dụng thuốc.
  • Các chứng bệnh về tâm lý như lo lắng, trầm cảm.

6. Thay đổi chức năng đường ruột

Hoạt động ở đường ruột gắn bó chặt chẽ với cơ quan miễn dịch, tâm trạng tinh thần và nội tiết tố. Vậy nên khi chức năng đường ruột vận hành kém sẽ khiến sức khỏe yếu, tăng khả năng mắc bệnh.

Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện chính như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, bụng đầy chướng, ngủ không ngon sâu giấc. Khi chức năng đường ruột rối loạn cảm báo các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày, viêm đại tràng, bệnh ruột kích thích, loét dạ dày - tá tràng, viêm dạ dày.

7. Tinh thần thay đổi thất thường

Tâm trạng của mỗi người bị tác động từ những sự kiện, biến cố tạo nên cảm giác bồn chồn lo lắng, bất an, tức giận… Tuy nhiên các biến đổi tinh thần ở mức độ nghiêm trọng dễ tạo nên tiêu cực cho sức khỏe, các mối quan hệ xung quanh.

Tinh thần thay đổi có liên quan đến các bệnh rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn nhân cách, thay đổi nội tiết tố, rối loạn lưỡng cực, nhiễm trùng, dinh dưỡng thiếu hụt. Lúc này người bệnh có sức khỏe ngày càng yếu, kỹ năng tư duy kém, khó tập trung, cách ứng xử theo hướng tiêu cực.

triệu chứng sức khỏe yếu

Trạng thái tâm lý biến đổi cảnh báo sức khỏe ngày càng yếu

8. Mất thị lực ngắn hạn

Thị lực giảm sút trong thời gian ngắn, nhìn mờ, thoáng qua là các biểu hiện báo hiện sức khỏe yếu. Ở thời điểm này cơ thể có thể mắc các bệnh lý như:

  • Hội chứng bị đau nửa bên đầu.
  • Các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn mạch máu não tạm thời.
  • Có khối u bên trong não, tăng áp lực nội sọ.
  • Chứng thiếu máu thiếu sắt.
  • Các bệnh liên quan đến mắt khác như u hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác.

9. Nóng đỏ, sưng các khớp

Khi bước vào giai đoạn lão hóa, hệ thống xương khớp hoạt động kém do dịch nhầy ở ổ khớp tiết ra ít. Vậy nên các biểu hiện nóng đỏ, sưng tấy kèm đau nhức khó chịu ở các khớp cho thấy sức khỏe yếu đi nhanh chóng. Lúc này hệ thống xương khớp của chúng ta đang bị nhiễm vi khuẩn, bệnh gout hay bị thấp khớp.

10. Vàng da, vàng mắt

Vàng da, vàng mắt là do lượng bilirubin tăng đột ngột ở máu vì chịu tác động từ các bệnh lý cụ thể. Các nguyên nhân vàng da, vàng mắt bao gồm các nhóm chính như sau:

  • Bệnh liên quan đến hồng cầu như chứng tăng ure huyết trong máu, tăng hồng cầu, sốt rét, hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu…
  • Các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan cấp, gan nhiễm mỡ, suy gan.
  • Bệnh về ống mật nhỏ, túi mật như sỏi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật, hẹp đường túi mật. áp xe túi mật, polyp túi mật, viêm túi mật.
người có sức khỏe yếu

Sắc tố da vàng vọt, kém tươi tắn

II - Nguyên nhân khiến sức khỏe ngày càng yếu

Sức khỏe yếu tạo nên các biểu hiện làm cản trở sức khỏe và đời sống tinh thần của người bệnh. Khi cơ thể cạn kiệt sức khỏe bắt nguồn từ các nhân tố cụ thể dưới đây:

1. Cơ địa suy yếu

Cơ địa là tập hợp tất cả những khả năng chống lại mọi bệnh tật và nhân tố gây ra bệnh. Một người có cơ địa tốt thì trong người luôn cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái và không hay mắc bệnh.

Sự lão hóa theo thời gian hoặc một số các yếu tố bất lợi khác khiến cho cơ địa dần trở nên suy yếu. Lúc này cơ thể dễ dàng bị các yếu tố gây hại tấn công tạo nên những thương tổn cản trở sức khỏe và sự phát triển. Nếu không cải thiện nhanh sẽ gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho sức khỏe.

Khi cơ địa bị suy yếu người bệnh dễ phát sinh bệnh mạn tính về xương khớp, các bệnh tiêu hóa như đại tràng, dạ dày, hội chứng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, cơ địa cũng là nhân tố quyết định xem bệnh nặng hay nhẹ, có tái phát hay không.

2. Vấn đề tuổi tác

Tuổi tác luôn đi kèm bệnh tật và ốm yếu là một quy trình lão hóa hết sức tự nhiên. Khi lớn tuổi, sức khỏe yếu do các cơ quan lão hóa thì bạn dễ mắc bệnh hơn so với giai đoạn thanh niên trẻ khỏe.

Khi cơ thể già đi thì các tế bào miễn dịch giảm nhanh, hệ cơ quan vận hành kém nên sức khỏe ngày càng yếu. Các bệnh hay gặp ở độ tuổi xế chiều hay gặp như xương khớp, rối loạn hệ thống tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy nhược cơ thể.

sức khỏe ngày càng yếu do đâu

Tuổi tác càng cao thì sức khỏe ngày càng yếu do lão hóa

3. Chế độ ăn uống thiếu hợp lý

Dinh dưỡng thiếu lành mạnh là nhân tố cốt yếu gây suy yếu sức khỏe, phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, chất khoáng, chất đạm, chất béo gây ra suy dinh dưỡng, người gầy gò ốm yếu.

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đường huyết không ổn định. Tinh bột và đường là chất tạo năng lượng nhưng khi tiêu thụ quá nhiều sẽ mắc bệnh liên quan đến đường huyết.

Sử dụng các đồ uống có cồn như bia rượu liên tục sẽ gây tổn thương cho gan, thận. Người bệnh có khả năng cao mắc bệnh tim mạch não bộ, dạ dày, bệnh gout, sức khỏe sinh sản, hệ thống xương - cơ bắp.

Nếu ăn nhiều món có chất béo bão hòa hoặc chất béo trans sẽ tăng việc mắc bệnh tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ ăn uống không cân đối dễ bị thừa cân hoặc sụt cân gây nên các bệnh về tim mạch, làm yếu cơ bắp, loãng xương, chức năng sinh sản, hô hấp, tâm trạng.

4. Sinh hoạt không khoa học

Việc thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc gây ra hàng loạt tác hại xấu đến sức khỏe. Người bệnh lúc này có sức khỏe yếu, thiếu năng lượng kéo dài, mắc bệnh về gan, hệ thống miễn dịch suy giảm, lão hóa nhanh…

Lối sống ít vận động, ngồi lâu một chỗ khiến khí huyết kém lưu thông dễ gây ra một số vấn đề về xương khớp, đau mỏi vai gáy, làm chậm quá trình trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, stress. Ngoài ra, việc dành nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại thông minh… khiến sức khỏe ngày càng yếu và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.

nguyên nhân sức khỏe yếu

Thói quen sinh hoạt không tốt dẫn đến cạn kiệt sức khỏe

4. Mắc các bệnh lý

Cơ thể suy kiệt về sức khỏe trầm trọng còn bắt nguồn từ các bệnh lý gây nên. Các căn bệnh, thể trạng sức khỏe yếu gây nên những tác động cụ thể như:

  • Hệ thống miễn dịch yếu làm giảm khả năng phòng ngừa và chống lại nhiễm trùng và các bệnh lý khác.
  • Người mệt mỏi, giảm năng lượng, không có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động sống thường ngày.
  • Các bệnh về xương khớp gây suy giảm sức khỏe và độ dẻo dai của cơ bắp, hệ thống xương.
  • Mắc bệnh đường tiêu hóa làm giảm khả năng thu nhận các dưỡng chất dẫn đến cơ thể thiếu chất, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Mắc các bệnh về tim mạch khiến thể trạng cơ thể không ổn định, các hệ cơ quan khác bị tác động nghiêm trọng.

5. Tinh thần căng thẳng

Cơ thể chịu áp lực trong thời gian dài sẽ khiến testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới giảm sút làm tổn hại chức năng sinh sản. Ngoài ra, stress liên tục làm rối loạn hormone tạo cảm giác thư giãn khiến sức khỏe ngày càng yếu đi kèm với biểu hiện như:

  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Khả năng ghi nhớ và tư duy, phản ứng chậm chạp hơn.
  • Tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch, hệ tiêu hóa.
  • Nguy cơ xảy ra đột quỵ cao hơn.
sức khỏe ngày càng yếu

Căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe ngày càng yếu

III - Sức khỏe yếu phải làm sao để cải thiện?

Sức khỏe giảm sút có thể khắc phục nhanh chóng khi người bệnh thực hiện khoa học, dựa vào các nhân tố gây nên. Dưới đây là một số gợi ý dành cho người có biểu hiện giảm sút về sức khỏe.

1. Dùng sản phẩm cải thiện sức khỏe

Sức khỏe sụt giảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ địa chính là yếu tố chủ chốt quyết định. Khi cơ địa khỏe mạnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mệt mỏi, suy nhược cơ thể ngay khi mắc bệnh sẽ nhanh khỏi.

Khi cơ địa suy yếu thì bệnh sẽ chuyển biến phức tạp, các biểu hiện bệnh khó thuyên giảm. Vậy nên điều cốt yếu là cần thay đổi cơ địa ốm yếu trở về giống như người bình thường.

Trên thị trường hiện nay, duy chỉ có Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất phù hợp với người có sức khỏe ngày càng yếu.

  • Cơ chế nổi bật của sản phẩm là từ từ thay đổi cơ địa, bồi bổ khí huyết, tái lập cân bằng âm - dương giúp cho “tinh - khí - thần” luôn dồi dào, sung túc. Cơ thể đủ sức loại bỏ các mầm bệnh gây hại chỉ sau một liệu trình khoảng từ 1 - 3 tháng.
  • Giảm nhanh các biểu hiện sức khỏe yếu như người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, da dẻ thiếu máu xanh xao, kém ăn ngủ… chỉ sau từ 2 - 3 tuần sử dụng.
  • Bồi dưỡng, ổn định các tạng phủ giúp người ốm yếu nhanh phục hồi thể trạng.

Viên suy nhược Ngự y mật phương có chuyển biến tốt đối với trường hợp suy nhược mạn tính, mệt mỏi, ốm yếu kinh niên. Ngoài ra, người sức khỏe kém có thể tham khảo các sản phẩm khác như vitamin multi vitas lab well, Stimol Biocodex, saffron - nhụy hoa nghệ tây, tổ yến, nấm linh chi đỏ…

Tuy nhiên các dòng thuốc bổ khi dùng cần phù hợp với thể trạng mới phát huy tốt công dụng. Các đối tượng có cơ địa nhạy cảm, người già nhiều bệnh mạn tính, mẹ bầu, trẻ nhỏ… khi sử dụng nên lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia.

thuốc cải thiện sức khỏe yếu

Viên suy nhược giúp cải thiện thể trạng người bệnh nhanh chóng

2. Tích cực thanh lọc cơ thể

Sức khỏe yếu cần tìm cách thanh lọc cơ thể để loại bỏ nhanh độc tố, chất gây hại ra ngoài cơ thể. Sáng thức dậy bạn hãy dùng một ly mật ong nước chanh ấm để cơ thể dễ chịu, thư giãn và detox nhanh chóng.

Nước chanh ấm chứa acid citric giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường tiêu mỡ. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn thời điểm uống thích hợp, nên ăn no rồi mới uống. Tránh trường hợp uống khi bụng rỗng khiến axit trong chanh “bào ruột” gây ra bệnh đau dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra cũng có rất nhiều các thức uống thanh lọc cơ thể như nước bột sắn dây, trà bí đao, nước ép mướp đắng, nước nha đam, nước gạo lứt rang, nước hoa atiso đỏ…

3. Giữ tinh thần thư giãn, vui vẻ

Tâm an thì thân mới khỏe vậy nên loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng là việc làm cần thiết. Dưới đây là một số mẹo giúp người có sức khỏe ngày càng yếu cải thiện như:

  • Duy trì suy nghĩ tích cực, vui vẻ đồng thời chủ động đối diện với khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
  • Làm những điều mình yêu thích đơn giản như gặp gỡ một ai đó để trò chuyện, đi du lịch nơi đâu đó, đi bộ ngoài trời, ngồi thiền định.
  • Nghe những bản nhạc du dương, êm ả giúp làm dịu đi mọi căng thẳng là cách thư giãn tuyệt vời.

4. Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất giúp cải thiện sức khỏe yếu nhanh chóng. Vậy nên trong thực đơn hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể các chất quan trọng sau:

  • Chất đạm: Chiếm đến 15 - 16% tổng năng lượng với các nguyên liệu chế biến có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, ốc, sữa đậu nành…
  • Chất béo: Chiếm tới 20 - 25% khẩu phần thức ăn, có nhiều trong dầu, mỡ, bơ.
  • Tinh bột đường: Nhóm lương thực, ngũ cốc như lúa, ngô, khoai, sắn, chiếm đến 65- 70% khẩu phần năng lượng thức ăn.
  • Chất xơ, vitamin và khoáng chất: có ở trong rau xanh, trái cây giúp cơ thể cải thiện tiêu hóa, cải thiện chức năng miễn dịch nhanh chóng.
sức khỏe yếu nên ăn gì

Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn, khoa học

5. Đáp ứng chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ ngon, sâu giấc giúp cơ thể phục hồi sức khỏe yếu, tái tạo năng lượng sau một ngày dài vận động. Trong thời gian ngủ cơ thể sản sinh hormone kích thích các tế bào miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tật và suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra người có sức khỏe ngày càng yếu cần đáp ứng không gian nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh với ánh sáng - gối nằm phù hợp. Cơ thể ngủ đủ giấc sẽ cải thiện tâm trạng, tăng sự tập trung để giải quyết công việc nhanh chóng.

6. Chủ động tập luyện, rèn luyện sức khỏe

Tạo thói quen tập luyện chăm chỉ mỗi ngày là giải pháp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch rất tốt. Trong khi tập luyện, khí huyết được điều hòa lưu thông cơ thể tự giải phóng ra hormone endorphin giảm lo lắng, căng thẳng.

  • Dành thời gian 20 - 30 phút/ngày để thực hiện rèn luyện sức khỏe để ổn định sức khỏe tim mạch, duy trì nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Đối với người trung niên, cao tuổi nên rèn luyện 20 phút/ ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Đối với những người có thời gian, thói quen và duy trì tập thể thao một thời gian dài trước đó thì có thể tập luyện hàng giờ mỗi ngày.

Trên đây là những biểu hiện báo hiệu sức khỏe yếu mà người bệnh không nên chủ quan. Hãy lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy có những triệu chứng nghi ngờ thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm. Hy vọng những thông tin đã chia sẻ ở bài viết giúp người bệnh có góc nhìn toàn cảnh để tránh sức khỏe ngày càng yếu.

Lên đầu trang
Loading