Suy giảm miễn dịch thứ phát là gì? Nguyên nhân & Giáp pháp hiệu quả

2023-11-21 16:58:11

Suy giảm miễn dịch thứ phát khiến mọi người có thể trạng sức khỏe suy giảm đột ngột, dễ mắc nhiều bệnh lý liên quan. Vậy đây là nhân tố khiến hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm đột ngột? Làm cách nào để phát hiện cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi gợi ý đến người đọc ở nội dung bài viết dưới đây.

I - Suy giảm miễn dịch thứ phát là gì?

Suy giảm miễn dịch thứ phát (tên tiếng Anh là Secondary immunodeficiency) là trạng thái bị giảm khả năng miễn dịch do nguyên nhân bệnh lý (yếu tố bên ngoài) dù trước đó họ khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Các nhân tố bên ngoài tác động xấu đến phản ứng miễn dịch khiến cơ thể tăng nguy cơ nhiễm trùng

Người đang nằm bệnh viện thường có nguy cơ cao bị suy giảm thứ phát vì cơ thể họ có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, đối tượng mắc bệnh nặng, diễn ra trong thời gian dài có thể gây rối loạn tới hệ thống miễn dịch.

Khi bị giảm miễn dịch thứ phát sẽ phát sinh các triệu chứng điển hình như: nhiễm trùng diễn ra thời gian dài, cơ thể liên tục bị sốt, uể oải, hạch bạch huyết bị sưng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có sắc tố da nhợt nhạt, cân nặng giảm nhanh, tóc dễ gãy rụng.

suy giảm miễn dịch thứ phát là gì

Người bị giảm miễn dịch thứ phát là do các bệnh lý gây ra

II - Nguyên nhân dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ phát

Các đối tượng thuộc diện giảm miễn dịch thứ phát chịu tác động từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Trong đó các nhân tố điển hình phải nhắc đến bao gồm:

1. Mắc bệnh truyền nhiễm HIV

Suy giảm miễn dịch thứ phát có thể gặp ở những người bệnh mắc HIV/AIDS do cơ quan miễn dịch của cơ thể bị rối loạn bất thường. Cụ thể đó là:

  • Tế bào bạch cầu lympho bất thường: "Không đủ sức" loại bỏ các yếu tố gây bệnh của tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK).
  • Suy giảm chức năng miễn dịch: Người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội: bệnh lao, viêm màng não do Cryptococcus, viêm não do Toxoplasma, viêm phổi Pneumocystis jiroveci, nhiễm nấm Candida…

Không chỉ có vậy, hệ miễn dịch của người bệnh còn phản ứng chậm với một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh uốn ván, trichophyton, bạch cầu, tuberculin…

2. Lạm dụng thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng khi cơ thể con người phát sinh biến đổi miễn dịch quá mức. Cụ thể là loại thuốc này được dùng cho các trường hợp: bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh vừa trải qua ghép các tạng, ghép vật liệu sinh học vào trong cơ thể, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Thuốc ức chế miễn dịch có khả năng kiểm soát triệu chứng nghiêm trọng, giảm biến chứng do phản ứng miễn dịch quá mức gây ra. Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục có thể làm cho cơ thể suy giảm miễn dịch, dễ chịu tổn thương lớn.

thuốc ức chế miễn dịch

Sử dụng dòng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài khiến hệ miễn dịch chịu tổn thương

3. Môi trường căng thẳng

Nếu bạn đang sinh sống hoặc làm việc trong thời gian dài ở những môi trường quá khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh, quá hanh khô), môi trường ô nhiễm khiến cơ thể bị suy giảm miễn dịch thứ phát.

Không chỉ có vậy, tia cực tím với cường độ mạnh trong ánh nắng mặt trời có thể làm suy giảm sức đề kháng của da, khiến cho da yếu đi và dễ mắc các bệnh lý về da như: mụn trứng cá, viêm da…

Ngoài ra, các bức xạ ion có trong ánh nắng mặt trời cản trở hoạt động của tủy xương, làm suy yếu quá trình sản xuất tế bào miễn dịch khiến cơ thể yếu đi. Không chỉ có vậy, đây cũng là nhân tố gây rối loạn giấc ngủ tạo ra bất thường nội tiết tố.

4. Cơ thể bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng, nhất là khi cơ thể thiếu hụt protein có thể làm cho một người đang khỏe mạnh bỗng dưng ốm yếu. Cơ thể không đủ chất sẽ làm giảm hoạt động ở tế bào miễn dịch (đặc biệt là tế bào T) và tăng khả năng mắc bệnh truyền nhiễm.

Không chỉ có vậy, thiếu một chất dinh dưỡng như kẽm, axit ascorbic có thể làm cho hàng rào bảo vệ cơ thể bên ngoài (da) bị yếu dần đi. Từ đó khiến cho nhiều loại mầm bệnh có thể phát triển mạnh mẽ, làm cơ thể dễ mắc bệnh.

5. Bị bệnh liên quan đến chuyển hóa

Người mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa thường gặp biến chứng suy giảm miễn dịch thứ phát. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa làm suy giảm đến dinh dưỡng, hoạt động của tế bào miễn dịch, làm chúng yếu dần đi.

Điển hình như người bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng ở cơ thể người mắc bệnh này thường gặp vấn đề bất thường ở tế bào T miễn dịch, thực bào. Vì vậy, chúng ta có thể thấy ở nhiều bệnh nhân tiểu đường mức độ nặng có thể gặp phải biến chứng như: viêm đường hô hấp, viêm loét dạ dày, loét da nghiêm trọng… do suy giảm sức đề kháng.

nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Người mắc bệnh liên quan đến chuyển hóa dễ bị giảm miễn dịch

6. Mắc bệnh về di truyền

Một số vấn đề bất thường về di truyền có thể gây ra nhiều tác động lớn tới chức năng của hệ miễn dịch. Các bệnh làm suy yếu đến khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu gây bệnh của tế bào miễn dịch. Vấn đề bất thường liên quan đến di truyền bao gồm: Bệnh về di truyền gây suy giảm sức đề kháng hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch do di truyền (thường hiếm gặp).

Bệnh về di truyền có ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể hay gặp gặp bao gồm: Khiếm khuyết bẩm sinh ở đường hô hấp làm suy yếu khả năng kháng cự với nhiều loại vi khuẩn, virus gây viêm phổi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó xuất hiện đột biến di truyền gây ra khối u, xơ nang… làm cơ thể suy giảm sức đề kháng.

III - Biện pháp chẩn đoán suy giảm miễn dịch thứ phát

Cách tốt nhất để phát hiện suy giảm miễn dịch đó là chẩn đoán lâm sàng bao gồm: Khai thác bệnh sử của người bệnh, kiểm tra về tình trạng sức khỏe hiện tại, thể chất. Ngoài ra, người bệnh được chỉ định xét nghiệm di truyền để khám phá đột biến gen, xét nghiệm máu, phân tích miễn dịch bằng kỹ thuật dòng chảy.

Trong đó, xét nghiệm máu là kỹ thuật chủ đạo nhằm chẩn đoán suy giảm hệ miễn dịch thứ phát thường bao gồm các chỉ số như sau:

  • Số lượng tuyệt đối tế bào lympho T, lympho B, tiểu cầu, bạch cầu trung tính.
  • Nồng độ kháng thể IgE, IgG, IgA, IgM.

Nếu có vấn đề bất thường liên quan đến tế bào T, các bác sĩ sẽ xét nghiệm da để xem phản ứng của da khi tiếp xúc với yếu tố gây hại như thế nào. Cụ thể là một lượng nhỏ protein từ nấm men gây hại sẽ được tiêm vào da. Nếu da không có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong vòng 24 giờ thì có thể khẳng định tế bào lympho T bị suy giảm chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, còn nhiều xét nghiệm chuyên sâu được thực hiện khi người bệnh có sự suy giảm miễn dịch thứ phát ở mức độ nặng. Các danh mục xét nghiệm được chuyên gia y tế xem xét, chỉ định trong thời gian thăm khám.

cách phát hiện suy giảm miễn dịch thứ phát

Tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện nồng độ kháng thể

IV - Mẹo cải thiện suy giảm miễn dịch thứ phát hiệu quả

Khi bạn nghi ngờ bản thân mình bị suy giảm miễn dịch thứ phát, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị theo các phác đồ của bác sĩ. Dựa trên yếu tố gây suy giảm miễn dịch mà chúng ta lại có những cách thức điều trị khác nhau.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho người bệnh áp dụng phương pháp nhằm nâng cao hệ miễn dịch thường bao gồm:

Liệu pháp thay thế miễn dịch

Cách thức đưa kháng thể vào cơ thể của người bệnh với liệu trình điều trị theo liệu trình 3 - 4 tuần. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng biện pháp này là: đau nhức đầu, sốt cao, đau nhức mỏi các cơ, đau xương khớp…

Cấy ghép tế bào gốc

Dành cho đối tượng nhiễm bệnh nặng, bác sĩ cấy tế bào gốc khỏe mạnh vào cơ thể người ghép để chúng tự sinh sôi và phát triển thành những tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Quá trình cấy tế bào gốc cần thời gian khoảng 2 - 6 tuần mới phát huy tác dụng.

Chi phí cấy ghép tế bào gốc thường khá cao và tiềm ẩn một số tác dụng phụ gây hại như: Cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, buồn nôn…

Bên cạnh việc thực hiện hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh nên điều chỉnh sinh hoạt tốt, ăn uống khoa học và lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch. Cách tăng cường miễn dịch được thực hiện cụ thể như sau:

  • Tăng cường sử dụng các nguyên liệu tốt cho hệ miễn dịch, bổ sung đầy đủ và đa dạng thực phẩm để phục hồi sức đề kháng. Cụ thể là: Súp lơ xanh, ớt ngọt, gừng, sữa chua, rau cải bó xôi, củ nghệ, gừng, hạt hạnh nhân, khoai lang, thịt, cá…
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, không nên thức khuya để cơ thể khỏe mạnh - dẻo dai.
  • Loại bỏ căng thẳng, áp lực quá mức trong cuộc sống, bạn nên giữ cho mình một tinh thần luôn thoải mái và luyện tinh thần kiên cường để có thể bình tâm đối diện với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Suy giảm miễn dịch thứ phát khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Người bệnh nên hiểu rõ cơ chế và nhân tố gây suy giảm miễn dịch để có cách phòng tránh, điều trị phù hợp. Việc này giúp mọi người có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch đủ khỏe mạnh để ngăn chặn các tác nhân gây hại.

Lên đầu trang
Loading