I - Những ảnh hưởng, tác hại của chứng mất ngủ với con người
Các nhà khoa học luôn khuyến cao, con người cần ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày để đáp ứng cho mọi nhu cầu phát triển bình thường của cơ thể. Lúc này não bộ và các cơ quan mới có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo và tự kích hoạt cơ chế phục hồi. Vậy nên khi nghỉ ngơi không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào đang tổn thương hoặc khiến các cơ quan rơi vào tình trạng hoạt động quá sức.
Những ảnh hưởng lâu dài của bệnh mất ngủ đối với cơ thể bao gồm:
1. Với hệ thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương là trung khu truyền mọi tín hiệu trong cơ thể, nhưng chứng mất ngủ mạn tính có thể khiến chức năng ở đây bị gián đoạn và làm chậm quá trình xử lý thông tin.
Cụ thể. khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, các noron thần kinh bắt đầu thực hiện chu trình rà soát lại và ghi nhớ tất cả các thông tin trong ngày. Mất ngủ khiến các tế bào không có đủ thời gian hoạt động, dẫn đến các vấn đề về suy giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ khiến bạn kiệt sức và không thể tập trung. Các tín hiệu thông qua đường dẫn truyền bị ảnh hưởng, gián đoạn, giảm khả năng đồng bộ và dễ gây ra tai nạn.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra dẫn chứng cảm xúc của con người sẽ tồi tệ hơn khi thiếu ngủ. Tinh thần và trạng thái cảm xúc sẽ tiêu cực đi, bạn trở nên dễ cáu gắt và thiếu kiên nhẫn hơn, ảnh hưởng đến công việc cũng như người xung quanh.
Thậm chí với những người bị mất ngủ dài hạn, họ có thể gặp ảo giác: nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thật. Hay ở những người bị rối loạn lưỡng cực rất dễ rơi vào trạng thái hưng cảm.
Ngoài ra, mất ngủ có thể khiến người bệnh bị trầm cảm, suy nghĩ tự tử, hoang tưởng…
2. Với hệ miễn dịch
Khi bạn ngủ, cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi, hệ miễn dịch có thời gian phục hồi và tái tạo. Đây là thời gian tạo ra kháng thể, cytokine để chống lại mầm bệnh, nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus.
Một số cytokine còn có tác dụng ngược trở lại, giúp cơ thể ngủ ngon hơn, tăng hoạt động của hệ miễn dịch giúp cơ thể ngăn ngừa mọi bệnh tật.
Vì vậy khi giấc ngủ bị thiếu hụt, tức là bạn đang ngăn cản quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, cơ thể dễ mắc bệnh và thời gian chống lại vi khuẩn, virus lây nhiễm lâu hơn người bình thường. Thiếu ngủ mạn tính cũng khiến người bệnh dễ xuất hiện các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch.
3. Với hệ hô hấp
Giấc ngủ và hệ hô hấp có mối quan hệ 2 chiều. Thiếu ngủ khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó thiếu ngủ còn làm nặng thêm tình trạng bệnh, khiến người bệnh bị nặng và lâu khỏi hơn.
Ngược lại, những người bị hội chứng rối loạn hô hấp (ngưng thở vào ban đêm) khiến giấc ngủ bị rối loạn và làm gián đoạn giấc ngủ.
4. Với hệ tiêu hóa
Có thể bạn chưa biết, mất ngủ cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kiểm soát về cân nặng. Leptin và ghrelin lần lượt là 2 hormone kiểm soát độ đói và no chịu tác động từ giấc ngủ của cơ thể.
Leptin thường phát tín hiệu cho biết bạn đã ăn đủ. Nhưng khi giấc ngủ không được trọn vẹn, nồng độ leptin bị giảm xuống, thay vào đó ghrelin tăng cao, khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái muốn ăn. Đây chính là câu trả lời chính cho hiện tượng ăn vặt vào ban đêm hay người thức khuya thường có xu hướng thích ăn vặt.
Đặc biệt, mất ngủ khiến cơ thể tiết insulin ít hơn, giảm khả năng dung nạp glucose dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường và béo phì.
5. Với hệ tim mạch
Giấc ngủ ảnh hưởng đến các quá trình sau: Dung nạp lượng đường vào máu, huyếthuyếp áp và mức độ viêm, hoạt động bình thường của tim và mạch máu. Vì vậy những người thường xuyên bị mất ngủ hay mắc các bệnh về tim mạch, thậm chí là làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
6. Với hệ thống nội tiết
Hệ thống nội tiết phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ của bạn. Để sản xuất testosterone, cơ thể cần phải ngủ ít nhất 3 tiếng.
Ở trẻ em và vị thành niên, không ngủ đủ giấc khiến hormone tăng trưởng bị ảnh hưởng - Đây là các hormone có chức năng xây dựng cơ bắp và sửa chữa thay thế các tế bào bị tổn thương.
II - Cách điều trị và phòng tránh tác hại của chứng mất ngủ
1. Cách điều trị
Với trẻ em, thanh thiếu niên nên rèn luyện tính ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể.
Với người trưởng thành, đặc biệt là người già, người mắc hội chứng mất ngủ, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, hoặc nặng hơn là dùng thuốc và phải có ý kiến chỉ định từ bác sĩ.
Một trong các sản phẩm trị mất ngủ thảo dược được người bệnh và các bác sĩ đánh giá cao chính là Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho người bị mất ngủ của Dược phẩm Nhất Nhất, giúp cải thiện tình trạng mất giấc an toàn, không tác động phụ ảnh hưởng đến cơ thể.
Từ nguyên tắc bổ huyết, hoạt huyết, sản phẩm đông y thế hệ 2 đẩy mạnh tác động điều trị chủ đạo: Tăng cường máu lưu thông lên não, đáp ứng đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết giúp các chức năng thần kinh hoạt động tốt hơn, từ đó cải thiện giấc ngủ cả về chất cũng như lượng.
Viên trị mất ngủ thật sự cho hiệu quả vượt trội khi được đánh giá tích cực bởi 95% người dùng, trong đó đều cho cảm nhận giấc ngủ ngon hơn, số thời gian ngủ tăng lên, dễ vào giấc hơn, chất lượng giấc ngủ tăng lên đáng kể. Đặc biệt, chỉ sau một liệu trình sử dụng, sản phẩm còn giúp người bệnh ngăn chặn cơn mất ngủ trong nhiều năm.
2. Cách phòng ngừa
Dưới đây là một vài tip giúp bạn phòng ngừa và quay trở về giấc ngủ như trước:
- Hạn chế giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
- Hạn chế tối đa nạp caffein trước khi đi ngủ trong vòng vài giờ.
- Ngủ đúng giờ mỗi ngày.
- Duy trì giấc ngủ sớm và đủ, kể cả là vào ngày lễ.
- Trước khi đi ngủ bạn có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách.
- Hạn chế ăn khuya trước khi đi ngủ.
- Ngưng sử dụng thiết bị điện tử cách 1 tiếng trước khi bước vào thời gian ngủ.
- Hạn chế rượu bia.
Tác hại của mất ngủ không chỉ dừng lại ở cảm giác mệt mỏi, uể oải, kém tập trung vào ngày hôm sau mà còn kéo theo nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Tuổi thọ con người có thể giảm đi nhanh chóng nếu giấc ngủ gặp vấn đề, vì vậy bạn thực sự cần có suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.