I - Tắc nghẽn mạch máu não có chữa được không?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm nhưng nếu người bệnh được phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh có thể được chữa trị hiệu quả, còn hiệu quả ở mức độ nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng và đặc biệt vào thời điểm điều trị, người bệnh được cấp cứu càng sớm thì sẽ càng có nhiều cơ hội không ảnh hưởng đến tính mạng, không gây nhiều tổn thương cho não bộ và hạn chế tối đa các hậu quả của bệnh.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian xuất hiện tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như:
- Dùng thuốc: Bao gồm các loại thuốc tan huyết khối (Như Tissue Plasminogen Activator giúp làm tan cục máu đông, khôi phục lại sự lưu thông của mạch máu đang bị tắc nghẽn, giúp não bộ ít bị tổn thương nhất có thể, làm giảm các biến chứng về sau của bệnh), thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu (ví dụ như Aspirin, Heparin, Warfarin có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành thêm của cục máu đông, phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não tái phát).
- Phẫu thuật: Được chỉ định khi việc dùng thuốc đã không còn đem lại hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn mạch máu não nặng, người bệnh được cấp cứu trễ, có tác dụng giúp loại bỏ cục máu đông, làm thông mạch máu bị tắc nghẽn, khôi phục lưu thông mạch máu não, giảm tối đa các di chứng về sau bằng các phương pháp như nội soi mạch máu, cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, đặt stent mạch máu.
Sau khi được điều trị khắc phục tình trạng tắc nghẽn, người bệnh sẽ phải trải qua giai đoạn điều trị phục hồi chức năng nhằm khắc phục những hậu quả mà cơn tắc nghẽn mạch máu não để lại như:
- Vật lý trị liệu: Bao gồm các bài tập thăng bằng, tăng sức mạnh, tăng vận động giúp người bệnh phần nào khôi phục lại khả năng di chuyển bằng thường của người bệnh sau khi bị yếu cơ, liệt người do tắc nghẽn.
- Trị liệu ngôn ngữ: Người bệnh sẽ được luyện tập với chuyên gia để khôi phục lại khả năng giao tiếp và hiểu ngôn ngữ.
- Trị liệu nhận thức: Bao gồm các bài tập giúp cải thiện các hoạt động của não bộ, dần khôi phục lại bình thường khả năng tư duy, ra quyết định và trí nhớ của người bệnh.
II - Yếu tố tác động tới tỷ lệ chữa thành công bệnh tắc mạch máu não
Tắc nghẽn mạch máu não có chữa được không cũng như đem lại hiệu quả như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Vị trí và mức độ tổn thương của não bộ: Kích thước của vùng tổn thương ở não bộ càng lớn, mức độ càng nặng thì hiệu quả trong điều trị sẽ càng thấp hơn.
- Thời gian phát hiện và cấp cứu của người bệnh: Nếu người bệnh được phát hiện và cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian vàng từ 4 đến 6 giờ sau khi tình trạng tắc nghẽn xảy ra thì khả năng chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Việc phát hiện muộn, cấp cứu trễ sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, khiến người bệnh gặp phải nhiều hậu quả nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Các bệnh lý kèm theo: Khi người bệnh có mắc thêm những bệnh lý khác kèm theo như bệnh nền, bệnh mạn tính, khả năng điều trị và phục hồi hiệu quả cũng sẽ bị giảm bớt.
- Việc kiên trì và tuân thủ các phương pháp phục hồi sau khi mắc bệnh: Cụ thể đó là việc thực hiện các liệu pháp, bài tập phục hồi chức năng cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.
III - Tắc mạch máu não có phục hồi được không?
Tắc mạch máu não có phục hồi được không? Câu trả lời là CÓ. Người bệnh có thể được phục hồi sau từ vài ngày cho tới vài tuần sau khi cấp cứu và điều trị thành công.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi được bao nhiêu phần trăm sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố kể trên còn có thể phục thuộc vào tuổi tác (người trẻ tuổi sẽ có khả năng phục hồi cao hơn người cao tuổi), sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của mỗi người…
Có thể thấy, khả năng phục hồi hoàn toàn 100% như khi chưa bị tắc nghẽn mạch máu não là điều mà gần như sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi được tối đa tới 95% nếu được điều trị kịp thời, tuân thủ đúng theo chỉ định từ bác sĩ, kiên trì trong quá trình thực hiện các liệu pháp giúp phục hồi chức năng, xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.
IV - Tắc mạch máu não có tái phát sau khi chữa không?
Có thể khẳng định, tắc mạch máu não vẫn có khả năng tái phát sau khi chữa nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, không thực hiện các giải pháp giúp phòng ngừa hiệu quả.
Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh nên:
- Tránh hút thuốc lá cũng như hít phải khói thuốc.
- Tập thể dục thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày hoặc tối thiểu khoảng 3 buổi mỗi tuần.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
- Ăn uống lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các loại rau củ quả tươi.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu mắc các bệnh lý về huyết áp cao, mỡ trong máu, bệnh lý về tim mạch…
Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ mắc tắc nghẽn mạch máu não đối với người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh, hạn chế tối đa bệnh tái phát đối với người đã từng mắc bệnh, việc sử dụng các sản phẩm như Viên thông mạch Ngự Y Mật Phương 21, giúp bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch, đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 là một trong những giải pháp đảm bảo an toàn - hiệu quả vượt trội, được rất nhiều người bệnh tin tưởng chọn lựa và chuyên gia đánh giá cao.
Tóm lại, tắc nghẽn mạch máu não là bệnh lý có thể chữa được, hiệu quả cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là thời điểm điều trị. Chính vì vậy, khi phát hiện và nghi ngờ dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.