Lý do khiến bạn tắm xong bị cảm lạnh & Cách phòng ngừa hiệu quả

2024-01-20 09:05:43

Không ít trường hợp tắm xong bị cảm lạnh gây nguy hại đến sức khỏe và phát sinh nhiều căn bệnh mạn tính nguy hiểm. Vậy đâu là yếu tố khiến cơ thể bị nhiễm lạnh sau khi tắm? Làm cách nào để tắm an toàn hạn chế biến chứng bệnh cảm lạnh? Những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi gợi ý cụ thể ở bài viết dưới đây.

I - Vì sao người tắm xong bị cảm lạnh?

Không hiếm trường hợp sau khi tắm xong xuất hiện các biểu hiện của bệnh cảm lạnh như lạnh gai người, hắt hơi liên tục kèm chảy nước mũi. Việc này bắt nguồn từ những lý do cụ thể dưới đây:

  • Tắm bằng nước lạnh: Thói quen sử dụng nước quá lạnh khi tắm làm cho hệ thống mạch máu bị co lại và giảm lưu thông máu tới hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này tế bào miễn dịch bị suy yếu do không nhận đủ lượng máu hay chất dinh dưỡng cần thiết từ đó tăng khả năng mắc cảm lạnh. Ngoài ra, tắm bằng nước lạnh gây cản trở dòng máu đưa tới não, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở mọi người.
  • Tắm trong điều kiện thời tiết quá lạnh: Khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp hoặc không gian quá bí bách có thể làm cho thân nhiệt giảm mạnh. Từ đó làm giảm sức mạnh của hàng rào bảo vệ cơ thể, khiến cho cơ thể có nguy cơ bị mắc cảm lạnh.
  • Tắm ở những khu vực không kín gió: Nhiều khu vực phòng tắm chưa khép kín nên gió dễ lùa vào trong thời gian tắm khiến cơ thể nhanh bị nhiễm lạnh.
  • Nhà tắm không được cọ rửa sạch sẽ, chứa nhiều nhân tố gây bệnh: Nhà tắm là nơi “trú ngụ” của nhiều loài vi khuẩn, virus và mầm bệnh. Khi các thiết bị dùng để tắm (vòi hoa sen, bồn tắm) không được khử khuẩn liên tục thì yếu tố gây bệnh sẽ xuất hiện. Trong lúc tắm, mọi người tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh nên dễ bị cảm lạnh hoặc lây các bệnh truyền nhiễm khác.
nguyên nhân tắm xong bị cảm lạnh

Bị nhiễm lạnh sau khi tắm do không gian tắm dễ bắt gió

II - Tắm xong bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Cơ thể bị nhiễm lạnh sau khi tắm gây tổn hại đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Trạng thái cảm lạnh tiếp diễn khiến cơ thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:

1. Hệ thống miễn dịch bị giảm sút

Người bị cảm lạnh sau khi tắm đối diện với vấn đề chức năng miễn dịch bị giảm sút nhanh chóng. Cơ thể sẽ không đủ sức ngăn chặn các nhân tố gây bệnh do nhiệt độ, môi trường thay đổi bất thường.

Các đối tượng dễ bị tổn thương, sức khỏe yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính hoặc phụ nữ mang thai thì miễn dịch càng giảm nhanh. Họ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm họng và dần phát triển thành mạn tính.

Nếu cảm lạnh kéo dài đi kèm các bệnh nền có sẵn thì người bệnh cần thời gian dài để điều trị hoặc chữa lành tổn thương. Mặt khác việc suy giảm hệ miễn dịch do cảm lạnh sau khi tắm làm cho nhiều loại mầm bệnh khác tiếp tục xâm nhập và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn

Tắm xong bị cảm lạnh là cơ hội lý tưởng để vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào cơ thể. Khi đó màng nhầy và lớp niêm mạc mũi, họng bị tấn công gây nên chứng viêm tại các cơ quan hô hấp.

Ban đầu chúng đi vào vào đường hô hấp trên gây ra các biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi…, sau đó chúng bắt đầu “hạ gục” tế bào miễn dịch ở đây và gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên.

  • Bệnh viêm mũi, viêm xoang: gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống của người bệnh vì xảy ra hiện tượng chảy nước mũi, đau nặng vùng mặt, đau lan đến đỉnh đầu, hơi thở có mùi hôi, họng có đờm, có thể sốt cao…
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên mà người bệnh không được điều trị kịp thời thì virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ cơ quan và gây bệnh. Điển hình nhất là các bệnh viêm phổi, viêm phế quản làm cản trở sức khỏe, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
  • Viêm họng, viêm amidan: Khi viêm đường hô hấp trên có thể lan rộng đến họng và khoang miệng gây nên chứng viêm họng, viêm amidan. Các biểu hiện của viêm họng, viêm amidan đó là: họng sưng nuốt khó, miệng hôi, sốt cao, họng có đờm…
biến chứng cảm lạnh kéo dài

Người bị nhiễm lạnh dài ngày có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến mũi, xoang

III - Cách tắm khoa học để hạn chế bệnh cảm lạnh

Tắm xong bị cảm lạnh dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hại đến tổng quan sức khỏe. Vậy nên người bệnh nên thực hiện tắm khoa học để nâng cao sức khỏe hiệu quả thông qua cách dưới đây:

1. Tắm bằng nước muối biển và bạch đàn

Bạch đàn kết hợp với muối biển có thể làm giảm các mức độ biểu hiện bệnh cảm lạnh (khó thở, giảm sổ mũi, hắt hơi, đau nhức mỏi người). Để tắm bằng nước muối biển và bạch đàn, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Cho tinh dầu bạch đàn, cùng với một chút muối biển, muối Epsom vào nước ấm, khuấy đều hỗn hợp.
  • Sử dụng nước muối biển và bạch đàn để tắm hoặc ngâm chân tay.

2. Tắm bằng nước pha gừng

Người bị cảm lạnh nên sử dụng gừng vì dược liệu có tính ấm, khắc phục bệnh liên quan đến phong hàn. Người bệnh có thể tắm bằng nước gừng để phòng ngừa cảm lạnh tái phát hoặc giảm các triệu chứng của bệnh.

Để tránh tắm xong bị cảm lạnh thì bạn nên vận dụng cách tắm bằng gừng dưới đây:

  • Gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn gừng.
  • Chuẩn bị nước ấm để tắm, thêm gừng đã xay nhỏ cùng với muối Epsom, khuấy đều.
  • Tiếp tục thêm một chút giấm táo và khuấy đều nước tắm.
  • Dùng nước pha gừng này để vệ sinh sạch sẽ cơ thể.
tắm xong bị cảm lạnh phải làm sao

Sử dụng gừng làm nước tắm để loại bỏ chứng cảm lạnh nhanh

3. Tắm bằng muối Epsom

Tắm bằng muối nhôm là biện pháp đơn giản nhưng có khả năng bảo vệ sức khỏe trong thời gian tắm. Việc dùng muối nhôm Epsom được thực hiện theo trình tự khoa học dưới đây:

  • Cho nước ấm vào bồn tắm, đổ 1 - 2 thìa muối Epsom vào bồn tắm rồi khuấy đều nước tắm.
  • Có thể kết hợp một số loại tinh dầu vào nước tắm để tăng mùi hương thơm cho cơ thể.
  • Ngâm trong bồn tắm trong 15 phút để kích hoạt quá trình loại bỏ mầm bệnh và chất độc trong cơ thể.

IV - Mẹo phòng ngừa cảm lạnh sau khi tắm hiệu quả

Để giảm hiện tượng tắm xong bị cảm lạnh thì người bệnh nên tuân thủ cách phòng tránh trước và sau khi tắm theo gợi ý sau:

  • Tránh tắm quá khuya: Càng về tối muộn, nhiệt độ có xu hướng giảm sâu nên tắm ở thời điểm này khiến cho thân nhiệt không thể kiểm soát. Vì vậy, bạn nên hạn chế tắm quá khuya mà hãy tắm vào buổi sáng nhưng cần chú trọng đến nhiệt độ bên ngoài. Nếu bắt buộc phải tắm muộn thì bạn nên chú ý nhiệt độ của nước và sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng tắm.
  • Chú ý đến nhiệt độ của nước dùng để tắm: Tránh tắm nước quá lạnh vì làm hệ thống mạch máu co lại đột ngột gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên tắm nước quá nóng vì gây tổn hại bề mặt da do đó mọi người nên tắm với nước có nhiệt độ ấm vừa phải (khoảng 35 - 40 độ C).
  • Sau khi tắm cần giữ ấm cơ thể: Khi kết thúc quá trình tắm nên dùng khăn mềm để lau khô người và mặc quần áo để giữ ấm cho cơ thể.
  • Khi thời tiết lạnh nên tắm trong thời gian ngắn: Vào ngày trời lạnh bạn không nên tắm quá lâu mà cần bắt đầu luyện tập bằng việc tắm trong thời gian ngắn trước. Sau khi cơ thể đã quen với tắm trong thời tiết lạnh thì có thể dần dần kéo dài thời gian tắm lên 5 - 10 phút để phòng tránh cảm lạnh.
  • Điều chỉnh nhiệt độ của nước khi gần tắm xong: Sau khi bạn gần kết thúc việc tắm bạn nên căn chỉnh nhiệt độ của nước tắm gần bằng với nhiệt độ môi trường để cơ thể nhanh thích nghi. Tránh việc điều chỉnh nhiệt độ của nước đột ngột vì gây nên nhiều tổn thương, cản trở xấu đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ tim mạch.
phòng tránh tắm xong bị cảm lạnh

Mọi người nên tránh tắm khuya để không gây tổn hại tới sức khỏe

Tắm xong bị cảm lạnh nếu không được điều trị hiệu quả khiến cơ thể phát sinh nhiều tổn hại lớn tới sức khỏe. Vậy nên người bệnh cần thực hiện các biện pháp tắm an toàn để ngăn chặn nguy cơ mắc cảm lạnh đồng thời bảo vệ sức khỏe toàn diện để hạn chế vi khuẩn, virus tấn công.

Lên đầu trang
Loading