Tê tay khi ngủ là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

2023-12-06 10:13:38

Đôi khi có thể bạn đã từng bất giác tỉnh dậy giữa đêm hoặc thức dậy vào buổi sáng hôm sau với phần tay hoặc chân tê rần. Hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới việc ngủ sai tư thế khiến dây thần kinh bị chèn ép, điều này hoàn toàn đúng tuy nhiên cũng có một số lý do khác có thể dẫn tới vấn đề tê bì chân tay khi ngủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I - Tê tay khi ngủ nguyên nhân do đâu?

Tê tay khi ngủ hoặc thức dậy mặc dù thường chỉ kéo dài vài chục giây rồi dần biến nhất nhưng vẫn là cảm giác tương đối khó chịu. Những lúc như vậy sẽ có cảm giác tay không còn sức hoặc thậm chí muốn nắm tay lại cũng khó. Tùy từng bộ phận trên tay bị tê và mức độ tê mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Ngủ sai tư thế

Lý do phổ biến nhất gây tình trạng tê tay khi ngủ hoặc khi thức dậy là do mạch máu hoặc dây thần kinh bị đè nén, chèn ép bắt nguồn từ việc tư thế ngủ không đúng. Những người có thói quen ngủ kê đầu vào cánh tay, cho người khác kê đầu vào tay, nằm nghiêng đè người lên tay hoặc kẹp tay giữa 2 đầu gối rất dễ gặp hiện tượng tê bì tay khi thức dậy.

Bởi dưới tay là hệ thống mạch máu và dây thần kinh vẫn luôn hoạt động bất kể ngày đêm, khi có áp lực đè nén lâu sẽ khiến máu không được lưu thông ổn định nên sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, tê ran như bị kim chích hoặc thậm chí là đau nhức.

sai tư thế ngủ gây tê tay

2. Hội chứng ống cổ tay

Là tình trạng mà dây thần kinh giữa chạy ở cổ tay (median nerve) bị tổn thương hoặc chèn ép. Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng vận động viên (thường có hành động gập tay lặp đi lặp lại), nhân viên văn phòng (gõ máy tính) hoặc do một số yếu tố khác gây ra.

Hội chứng ống cổ tay thường gây tê ngứa hoặc đau các ngón tay (trừ ngón út) rồi lan dần tới cẳng tay, cánh tay và vai. Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng khi ngủ dậy, nếu bệnh tiến triển nặng có thể khiến người bệnh bị thức dậy giữa đêm do cảm giác tê đau tay.

Ngoài ra còn có một số nhóm dây thần kinh khác xung quanh tay, nếu bị đè nén cũng có thể gây ra cảm giác tê tay khi ngủ, bao gồm:

  • Dây thần kinh trụ (Ulnar Nerve): Nhiệm vụ của dây thần kinh này là giúp bạn có thể cầm, nắm đồ vật mang lại cảm giác cho ngón út và ngón áp út. Dây thần kinh trụ chạy dài từ khuỷu tay đến các ngón tay.
  • Dây thần kinh quay (Radial Nerve): nhiệm vụ điều khiển cẳng tay và cổ tay, do đó, nếu áp lực lên vùng này lớn sẽ chèn ép dây thần kinh quay.

hội chứng ống cổ tay gây tê khi ngủ

3. Thoái hóa đốt sống cổ

Là tình trạng các đĩa đệm và các khớp cột sống ở khu vực cổ bị thoái hóa. Khi kết hợp với hiện tượng gai xương sẽ làm diện tích nơi mà các dây thần kinh chạy qua bị bé lại, từ đó tạo ra sự đè nén và gây ra hiện tượng tê bì tay khi ngủ. Bệnh lý này thường gặp ở nhóm người cao tuổi. Đi kèm với cảm giác tê cánh tay. cẳng tay, ngón tay thì có thể bao gồm đau cổ và cứng khớp.

thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay khi ngủ

4. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, một loại vitamin rất thiết yếu cho sức khỏe của hệ thần kinh. Vitamin B12 sẽ hỗ trợ tăng cường và duy trì phần màng bảo vệ xung quanh các sợi dây thần kinh, nếu cơ thể bị thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn tới vấn đề ngứa ngáy, tê ran tay khi ngủ.

II - Tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài các vấn đề cơ bản về hệ dây thần kinh, mạch máu hoặc vitamin thường gây tê tay khi ngủ thì hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số dạng bệnh lý, bao gồm:

1. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay và đây được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh ngoại biên, cụ thể là những dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống.

Khi bệnh tiểu đường kèm theo vấn đề liên quan đến hệ thần kinh thì nó phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:

  • Lượng đường trong máu cao: Nồng độ đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây ra tổn thương tới các mạch máu dẫn truyền oxy và các chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh.
  • Tình trạng viêm: Viêm mạn tính do tiểu đường gây ra và điều này sẽ làm góp phần tổn thương dây thần kinh.
  • Lượng máu mỡ trong cơ thể thay đổi bất thường: Nếu bạn đối mặt với bệnh tiểu đường, thì nguy cơ sẽ dẫn tới sự thay đổi về chỉ số mỡ máu, gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của dây thần kinh.

Thông thường ở mỗi người bệnh, tiểu đường sẽ có những biểu hiện không giống nhau, tuy nhiên triệu chứng tê bì râm ran, ngứa ở chân tay thì tương đối phổ biến. Nếu để lâu ngày, triệu chứng sẽ dẫn tới đau và mất cảm giác ở tay và chân.

Chúng ta nên điều trị bệnh tiểu đường sớm và đúng cách để có thể duy trì lượng đường trong máu đạt chỉ số tiêu chuẩn, từ đó ngăn và làm chậm quá trình bệnh tiến triển nặng.

tê tay khi ngủ có thể là do bệnh tiểu đường

2. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng cũng gây ra tình trạng tê bì, đây là một bệnh gây ra tình trạng rối loạn tự miễn trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm lớp bảo vệ hệ thần kinh. Việc này sẽ khiến quá trình hoạt động của dây thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới xuất hiện một vài triệu chứng liên quan.

Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân và tay. Ngoài ra, còn xuất hiện một vài triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, đi lại khó khăn, khó giữ thăng bằng…

3. Đột quỵ

Tê bì hoặc yếu chân, tay cũng có thể là một triệu chứng đột quỵ. Tình trạng đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu không lưu thông được tới não, có thể là do tình trạng tắc nghẽn hoặc chảy máu. Chúng ta cần biết rằng việc máu kém lưu thông tới não sẽ làm tổn thương tế bào não bộ và gây ra nhiều triệu chứng thần kinh khác nhau.

Nếu cơ thể đột ngột bị tê, yếu cơ hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể và nếu kèm theo tình trạng lú lẫn, khó nói và đau đầu dữ dội thì đây cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ. Lúc này, cần phải có sự hỗ trợ của đội ngũ y tế ngay để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.

III - Mẹo giảm và phòng tránh bị tê bì chân tay khi ngủ

Nếu thường xuyên bị tê bì tay khi ngủ thì việc cần làm trước tiên là gặp bác sĩ thăm khám, tìm ra căn nguyên của bệnh và xử lý triệt để. Ngoài ra bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo dưới đây để giảm thiểu khả năng tay bị tê khi ngủ dậy:

  • Tư thế ngủ: Tránh tư thế nằm sấp hoặc tư thế mà tay bị đè nén (ví dụ nằm sấp và đút tay dưới gối). Tốt nhất hãy tập thói quen nằm ngửa sẽ có tỷ lệ tránh tê tay khi ngủ cao nhất.
  • Gối và giường: Nên cân nhắc lựa chọn các loại gối công thái học sẽ giúp cổ và cột sống không bị cong vẹo khi ngủ. Giường đệm cũng nên chọn những sản phẩm không quá cứng, giúp giảm áp lực nếu tay bị đè nén trong lúc ngủ.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng: Nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng dễ khiến bạn khó chịu và bất giác trở mình trong đêm, khi đó tay có thể rơi vào trạng thái bị đè nén và dễ gây tê ran khi thức dậy.
  • Ngâm chân, tay nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Xoa bóp, massage chân tay thường xuyên.
  • Xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh.
  • Dành thời gian tập luyện và vận động cơ thể.
  • Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, ngăn tình trạng đông máu.
  • Tình trạng nếu nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm, tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị với liệu trình phù hợp.

XEM THÊM: Một số mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà

đeo nẹp tay giảm tê tay khi ngủ

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ để tăng cường máu lưu thông tới các chi. Khi mà, nguyên nhân gây ra tê bì chân tay khi ngủ có thể không hẳn là do dự chèn ép và tổn thương dây thần kinh, mà nguyên nhân sâu xa hơn là do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, khiến máu không được vận chuyển đều để nuôi dưỡng khắp cơ thể nên sinh bệnh.

Viên hoạt huyết Ngự Y Mật Phương, chuẩn Đông y thế hệ 2 là một sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất, giúp bổ huyết, hoạt huyết giúp máu lưu thông khắp cơ thể, từ đó giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay trong mọi trường hợp và ngăn triệu chứng liên quan khác như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi vai gáy…

Tình trạng tê bì tay khi ngủ có đôi khi có thể là do tư thế duy trì ở một tư thế quá lâu khiến dây thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra lâu ngày và không có dấu hiệu chấm dứt thì hãy tới gặp bác sĩ để có thể ngăn nguy cơ gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading