Tê bì chân tay uống thuốc gì? 7 loại thuốc tốt & hiệu quả

2023-10-19 09:03:53

Tê bì chân tay là cảm giác tê và ngứa râm ran ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc thậm chí là lan khắp cơ thể, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý nguy hiểm, cần điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy tê bì chân tay uống thuốc gì để nhanh khỏi? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

I - Các loại thuốc điều trị tê bì chân tay phổ biến

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý tê bì chân tay, bao gồm: dây thần kinh bị tổn thương hoặc chèn ép, máu lưu thông kém, đa xơ cứng, thiếu hụt vitamin, biến chứng bệnh tiểu đường,...

Việc sử dụng loại thuốc nào để chữa tê bì chân tay sẽ do bác sĩ quyết định sau khi chẩn đoán. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay, nếu nguyên nhân do sự chèn ép dây thần kinh thì các loại thuốc giảm đau dây thần kinh sẽ là lựa chọn tốt, nếu do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thì thuốc điều trị đau dây thần kinh tiểu đường sẽ được ưu tiên, tương tự với các nguyên nhân khác sẽ có những loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến nhất.

1. Gabapentin, Pregabalin

Gabapentin và Pregabalin là 2 loại thuốc chống động kinh, được chỉ định dùng trong điều trị đau dây thần kinh do chấn thương tủy sống, zona thần kinh, tiểu đường và Willis-Ekbom (hội chứng chân không nghỉ). Loại thuốc này thường được bác sĩ kê cho người bị tê bì chân tay có nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép hoặc các vấn đề liên quan tới dây thần kinh.

Cơ chế giảm tê bì chân tay của thuốc Gabapentin và Pregabalin là tác động đến quá trình sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh trong não như axit gamma-aminobutyric, glutamate, norepinephrine và giảm các hoạt động điện bất thường ở dây thần kinh qua đó làm dịu cơn đau nhức và cảm giác ngứa ngáy, tê bì trên cơ thể.

Liều dùng của thuốc dựa trên bệnh lý của từng bệnh nhân, do đó cần được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị bệnh tim, người thường xuyên vận hành máy hoặc lái xe.
  • Nếu có dấu hiệu đau cơ, mệt mỏi, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng sử dụng.
  • Cần giảm liều lượng từ từ trong 1 tuần trước khi ngưng hoàn toàn.
  • Không tự ý tăng liều lượng thuốc. Nếu quên uống một liều, hãy bỏ qua và dùng liều tiếp theo.

tê bì chân tay uống thuốc gabapentin

2. Thuốc chứa thành phần Corticosteroid

Một trong số những công dụng chính của các loại thuốc chứa Corticosteroid là chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, thường dùng trong điều trị các vấn đề liên quan đến cơ, khớp. Vì vậy ở những trường hợp tê bì chân tay do bị viêm xung quanh dây thần kinh dẫn tới chèn ép thì các loại thuốc chứa Corticosteroid sẽ thường được bác sĩ lựa chọn. Những loại thuốc chứa Corticosteroid phổ biến có thể được sử dụng gồm:

  • Prednisone
  • Prednisolone
  • Dexamethasone
  • Hydrocortisone
  • Methylprednisolone
  • Triamcinolone
  • Fluticasone

Thuốc thường không gây tác dụng phụ đáng kể khi dùng trong thời gian ngắn (7 - 14 ngày), tuy nhiên nếu dùng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương, nhiễm trùng, loét dạ dày, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, hội chứng Cushing...

tê bì chân tay uống thuốc chứa corticosteroid

3. Duloxetine

Không chỉ được biết đến với công dụng điều trị bệnh trầm cảm, Duloxetine còn được sử dụng trong phác đồ điều trị cho các trường hợp tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng giảm đau do viêm khớp, đau lưng mãn tính hoặc hội chứng đau cơ xơ hóa, giúp ăn ngon miệng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cơ chế giảm đau của Duloxetine thông qua sự ức chế tái hấp thu tế bào thần kinh của norepinephrine và serotonin. Thuốc hấp thụ tốt nhất qua đường tiêu hóa nên được điều chế theo dạng viên uống, có thể nuốt cùng với thức ăn.

Liều dùng thích hợp cho người bị đau cơ xơ hóa là 30mg/lần/ngày trong tuần đầu tiên, sau đó là 60mg/lần/ngày, còn người bị tiểu đường nên dùng 60mg/lần/ngày. Mỗi ngày dùng không quá 120mg. Trẻ em được khuyến cáo chỉ dùng 30mg/lần/ngày trong 2 tuần đầu tiên, sau đó tăng lên 60mg/lần/ngày.

Tác dụng phụ ít gặp khi dùng Duloxetine: Buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, buồn ngủ, táo bón, uể oải, mệt mỏi.

tê bì chân tay uống thuốc duloxetine

4. Milnacipran

Tương tự với Duloxetine, Milnacipran cũng là thuốc được chỉ định điều trị chứng tê bì chân tay, hỗ trợ giảm đau do đau cơ xơ hóa thông qua việc tăng sản sinh serotonin và norepinephrine có chọn lọc giúp ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau trong não.

Liều dùng thuốc được chia theo từng giai đoạn:

  • 12,5mg/lần, uống 1 lần/ngày trong ngày đầu tiên.
  • 12,5mg/lần, uống 2 lần/ngày trong 2 ngày tiếp theo.
  • 25mg/lần, uống 2 lần/ngày trong 4 ngày tiếp theo.
  • 50mg/lần, uống 2 lần/ngày kể từ ngày thứ 8.

Lưu ý:

  • Không dùng quá 200mg/ngày.
  • Với trẻ em, cần thông qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không đột ngột dừng thuốc sau khi sử dụng liên tục trong thời gian dài để tránh các triệu chứng do "nghiện" thuốc. Cần giảm liều lượng một cách từ từ.
  • Không tùy ý tăng/giảm liều lượng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Milnacipran bao gồm: tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, khô miệng, đỏ mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, táo bón, sụt cân, phát ban...

tê bì chân tay uống thuốc milnacipran

5. Các loại thuốc điều trị bệnh lý

Tình trạng tê bì chân tay có thể được khắc phục nếu sử dụng các loại thuốc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu sử dụng đúng cách, thuốc sẽ cho hiệu quả nhanh chóng và hạn chế nguy cơ tái phát.

Một số loại thuốc làm giảm tê bì chân tay thông dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Đối với những trường hợp tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây tê bì chân tay ở người bị tiểu đường, bác sĩ có thể sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định, làm chậm diễn tiến của bệnh thần kinh đái tháo đường.
  • Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau nhức, tê bì chân tay tức thời, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, ngứa ngáy, thậm chí là gây độc cho gan khi uống quá liều.
  • Thuốc hạ huyết áp: Tăng huyết áp có thể gây ra cảm giác tê bì, ngứa râm ran chân tay. Một số loại thuốc chẹn kênh calci, thuốc đối kháng beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin có tác dụng hạ áp rất hiệu quả.
  • Thuốc hạ mỡ máu: Nhóm thuốc Statin, Fibrat và nhựa gắn với acid mật (resin) có khả năng hạ cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa trong thành mạch, qua đó làm giảm tình trạng tê bì chân tay.
  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Aspirin và Clopidogrel được ứng dụng để ngăn cản quá trình hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn thành mạch, giúp máu lưu thông ổn định và hạn chế nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên gây đau nhức, tê bì, liệt chi.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thông qua cơ chế làm suy yếu và ngăn chặn hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm ảnh hưởng của các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp… đối với cơ thể, thuốc có thể gián tiếp làm thuyên giảm tình trạng đau, sưng khớp, tê bì chân tay.
  • Thuốc chống viêm: Làm giảm cảm giác đau nhức do viêm khớp và xoa dịu cảm giác tê bì ở các khớp.
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn máu: Thuốc có tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến các tế bào thông qua cơ chế làm giãn thành mạch, hỗ trợ điều trị tình trạng sưng, viêm loét, tê bì ở chân tay.
  • Vitamin: Cảm giác co rút, châm chích, tê bì chân tay rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B (B1, B6, B9, B12). Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B hoặc dùng thêm viên uống trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể làm giảm tình trạng này một cách hiệu quả mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

tê bì chân tay cần uống thuốc chữa đúng nguyên nhân

6. Chữa tê bì chân tay bằng thuốc Đông y

Đông y đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê bì chân tay chính là do tình trạng huyết hư, huyết ứ, khí huyết lưu thông kém tới vùng các chi, hiện đại gọi đây là chứng thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Chính vì vậy, hướng điều trị theo Đông y đối với tình trạng này chính là giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu tới các chi, từ đó khắc phục triệt để tình trạng tê bì chân tay, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Viên hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2:

  • Được nghiên cứu và sản xuất bởi Dược phẩm Nhất Nhất.
  • Được nghiên cứu và sản xuất theo bài thuốc hoạt huyết hiệu nghiệm nhất y học cổ truyền - Bài thuốc dành riêng để trị cho các bậc vua chúa thời nhà Nguyễn.

Là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả vượt trội dành cho người bệnh tê bì chân tay. Sau khi sử dụng sản phẩm, 95% người bệnh đã có phản hồi tích cực, giảm hẳn/hết tê bì sau khoảng 10 - 15 ngày, sử dụng hết liệu trình (thường kéo dài khoảng 3 tháng) thì một thời gian khá dài không thấy bệnh tái phát.

tê bì chân tay uống thuốc đông y nymp 3

II - Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị tê bì chân tay

  • Khi phát hiện tình trạng đau nhức, tê bì chân tay, nên lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định phương án điều trị phù hợp.
  • Không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm bổ sung khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng, uống bù hoặc dừng uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình dùng thuốc, hãy lập tức ngưng sử dụng và thăm khám kịp thời.
  • Nên kết hợp uống thuốc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng độ dẻo dai, khỏe mạnh cho xương khớp.

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin quan trọng giúp bạn giải đáp thắc mắc: Tê bì chân tay uống thuốc gì cho hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe. Phương pháp điều trị phù hợp nhất cần dựa trên mức độ tê buốt và tình trạng bệnh lý của từng người. Chính vì thế, khi phát hiện dấu hiệu tê bì chân tay, bạn hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị đúng cách.

Lên đầu trang
Loading