I - Có nên uống sắt khi bị thiếu máu lên não không?
Để hiểu rõ hơn cho vấn đề có nên bổ sung sắt khi bị thiếu máu não không, bạn nên hiểu được cơ bản những công dụng của sắt tác động tới cơ thể và sự tuần hoàn máu não.
- Sắt giúp sản xuất huyết sắc tố: Là một thành phần có vai trò quan trọng của huyết sắc tố, hàm lượng protein trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể, trong đó có cả não bộ. Trong trường hợp cơ thể không đủ sắt điều này sẽ đồng nghĩa với việc không sản sinh ra được lượng huyết sắc tố cần thiết cho cơ thể, lâu ngày dẫn tới nguy cơ thiếu máu trầm trọng. Và đây là vấn đề chính làm ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy đến tế bào não và làm suy giảm chức năng của não bộ, gây ra các triệu chứng khó chịu.
- Giúp vận chuyển oxy: Khi các tế bào hồng cầu giúp dẫn truyền oxy đi khắp cơ thể, vì khi cơ thể không đủ máu do thiếu sắt có thể gây ra sự thiếu tế bào hồng cầu và thiếu hụt nồng độ huyết sắc tố ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy lên não.
Cơ thể thiếu sắt dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não sẽ gây ra một số vấn đề như:
- Tác động tới chức năng nhận thức: Sự thiếu máu lên não sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của các tế bào trong não. Tình trạng này nếu để lâu sẽ gây ra sự suy giảm nhận thức và trí nhớ suy giảm. Do đó, việc thiếu oxy có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu sương mù não hoặc suy nghĩ hay nhận thức bị kém dần đi.
- Quá trình phát triển trí não: Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ đang trong giai đoạn phát triển, bị thiếu máu do cơ thể thiếu sắt sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Đặc biệt, đây là giai đoạn quan trọng để trẻ học tập và phát triển tốt về nhận thức và hành vi. Vậy bổ sung đủ sắt sẽ là yếu tố cần thiết ngăn những vấn đề không tốt xảy ra.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Tình trạng thiếu máu mà không cải thiện sớm, để lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng nguy hiểm, cụ thể là làm tăng nguy cơ đột quỵ não do thiếu máu lên não. Việc não bộ không nhận đủ oxy và các dưỡng chất sẽ dẫn tới các tổn thương nghiêm trọng.
- Triệu chứng khác: Đối với những ai đang đối mặt với tình trạng thiếu máu não sẽ gặp phải các biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ… đặc biệt là tình trạng sẽ xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn. Nếu chủ quan không tìm cách khắc phục giúp tăng cường lưu thông máu lên não thì người bệnh sẽ dễ bị ngất xỉu vì não bộ không cung cấp đủ oxy.
Vậy, tình trạng thiếu máu não cũng là do sự thiếu hụt sắt, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng dẫn truyền oxy lên não. Do đó, lúc này việc bổ sung sắt vào cơ thể sẽ là phương pháp giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm dần các triệu chứng khó chịu, giúp chức năng tái tạo lại mạch máu và hoạt động tốt hơn.
II - Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu não
1. Dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Việc sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng để bổ sung sắt là điều mà người bệnh nghĩ tới đầu tiền để có thể điều trị và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Tuy nhiên, việc sử dụng ra sao, cần đúng liệu trình thì người bệnh cần được hướng dẫn tỉ mỉ từ bác sĩ và các chuyên gia chỉ định.
Đặc biệt, để có thể bổ sung sắt và đem lại hiệu quả, người bệnh nên bổ sung vào sáng, vì đây là thời điểm giúp phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc, nên uống lúc chưa no, cách bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.
Hiện nay, trên thị trường có vô số loại thuốc sắt dành cho người thiếu máu để người bệnh có thể lựa chọn, nhưng cũng chính vì thế mà đôi khi đem lại khó khăn trong việc chọn được sản phẩm thực sự phù hợp với bản thân. Ngoài ra, thuốc sắt hiện nay được bào chế theo nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang hoặc thuốc dạng nước, phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Dưới đây là một số loại thuốc sắt giúp bổ sung máu, từ đó tăng cường khí huyết lưu thông thật tốt:
- Thuốc phòng thiếu sắt dạng viên nén Tardyferon B9.
- Thuốc điều trị thiếu sắt và acid folic Avisure Safoli.
- Thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu Ferrovit.
- Sản phẩm với chứng năng bổ sung sắt Blackmores Bio iron Advanced.
- Viên uống sắt Chela - Ferr Forte.
- Sản phẩm bổ sung sắt Sidergin.
- Thuốc sắt, bổ máu Fumafer - B9 Corbiere.
- Thuốc dạng nước Ferlatum Fol.
- Viên uống bổ máu cho người thiếu sắt Health Aid Haemovit plus.
- Viên nang Feroglobin b12.
- Bổ sung sắt với dạng thuốc ngậm Iron Melts.
- Viên uống Nature Made Iron.
- Thực phẩm chăm sóc sức khỏe Swisse Ultiboost Iron.
- Pure Encapsulations Optiferin-C.
- Garden of Life Vitamin Code Raw Iron.
2. Bổ sung sắt thông qua thực phẩm
Đối với những ai đang trong tình trạng thiếu sắt, ngoài việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt được bán trên thị trường, thì nên bổ sung thêm những thực phẩm có chứa hàm lượng sắt trong các bữa ăn hằng ngày.
Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm dưới đây, để có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh gây nhàm chán.
- Với các loại rau: Bạn có thể ăn rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ, cải bó xôi…
- Các loại trái cây giàu hàm lượng Vitamin: Cam, bưởi, ổi…
- Các loại thịt: Thịt bò, lợn, thịt gà, vịt…
- Gan, tim, thận trong nội tạng động vật và lưỡi bò…
- Hải sản như tôm, cua, cá, trong đó, cá nên chọn những loại cá như cá mòi, cá ngừ, cá tuyết, cá rô…
III - Những lưu ý cho người thiếu máu não khi bổ sung sắt
Để bổ sung sắt đầy đủ mỗi ngày, giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả thì chúng ta cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Mỗi một sản phẩm bổ sung sắt trên thị trường sẽ được điều chế từ nhiều loại hợp chất sắt khác nhau. Cụ thể, nếu sản phẩm được điều chế từ sắt vô cơ sẽ chứa hàm lượng sắt nguyên tố lớn, điều này sẽ khiến cơ thể khó hấp thu và có nguy cơ dẫn tới táo bón. Với nguồn sắt hữu cơ sẽ giúp ngăn những tác dụng phụ lên đường ruột.
- Chú ý không nên bổ sung canxi cùng lúc với sắt bởi nó sẽ khiến cơ thể khó hấp thu. Nếu cơ thể bạn đang cùng lúc bị thiếu hụt 2 chất này, thì có thể uống cách nhau ít nhất 1 giờ.
- Có thể uống cùng lúc sắt với vitamin C (từ các loại nước ép) sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng sắt, bạn nên thăm khám trước, để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt, sau đó được bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp.
- Tìm hiểu chi tiết các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc bổ sung sắt.
- Đối với những đối tượng bị thiếu máu do sắt, thông thường sẽ được chỉ định bổ sung 10 - 15 mg sắt mỗi ngày.
- Khoảng thời gian mà người bị thiếu sắt gây ra thiếu máu nên bổ sung sắt từ 6 - 12 tháng và điều này sẽ phụ thuộc vào thể trạng mỗi người. Bên cạnh đó, đối với những ai áp dụng kết hợp cả uống và truyền sắt thì sẽ dừng lại theo chỉ định của bác sĩ.
- Không phải uống sắt lúc nào cũng được, mà chúng ta phải chú ý đến thời gian phù hợp trong ngày và buổi sáng chính là thời điểm để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất, vì khi mới thức dậy, bụng đói không có sự ngăn cản của thức ăn. Do đó, việc hàm lượng sắt được hấp thu vào cơ thể sẽ nhanh hơn, nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Việc bổ sung sắt hằng ngày là điều vô cùng quan trọng, thông thường, người bị thiếu máu sẽ được chỉ định uống sắt 3 lần mỗi ngày hoặc tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.
Ngoài ra, để tăng cường máu lưu thông tốt lên não, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết giúp não bộ tiếp nhận oxy và các dưỡng chất, từ đó giúp lấy lại chức năng hoạt động của các tế bào.
Chỉ có viên hoạt huyết Ngự Y Mật Phương với phương pháp bí truyền, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO mới đem lại hiệu quả thực sự vượt trội, giúp máu lưu thông đồng đều giúp thuyên giảm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, sản phẩm có thế ngăn ngừa triệu chứng tái phát lâu dài.
Trên đây là bài viết phổ cập kiến thức và hướng dẫn cách bổ sung sắt đối với người bị thiếu máu não. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về cơ thể, từ đó tự tin chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.