Thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục

2024-03-12 13:36:00

"Thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu" là một cơn đau đầu bất thường, có thể xuất phát từ một điểm nhất định trên đầu và lan rộng ra phần còn lại của đầu. Dù không phải lúc nào cũng là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng việc không xử lý kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe và tâm lý lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu chính xác những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.

I - Thỉnh thoảng hay bị giật nhói ở đầu là dấu hiệu bệnh gì?

1. Do chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu (đau đầu migraine hoặc đau đầu vận mạch) là một loại đau đầu phổ biến, gây ra cảm giác giật nhói tại một điểm trên đầu, có thể ở bên phải hoặc bên trái. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể cùng xuất hiện như buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng…

2. Do đau dây thần kinh

Khi dây thần kinh bị kích thích hoặc bị tổn thương, nó có thể gây ra cảm giác đau nhói, giật nhói đột ngột ở đầu. Cơn đau kéo dài trong vài giây (không quá 1 phút) rồi dần giảm đi. Triệu chứng giật nhói có thể tái diễn sau mỗi vài phút, có thể kèm theo các triệu chứng khác.

Có một số vị trí phổ biến mà đau do dây thần kinh thường xuyên xuất hiện, bao gồm:

  • Đau dây thần kinh sinh ba: Với cơn đau như bị điện giật, bị đâm bởi vật nhọn. Cơn đau có thể bắt đầu bằng những cảm giác nhẹ và ngắn, sau đó trở nên trầm trọng, kéo dài và thường xuyên hơn. Cơn đau thường xảy ra ở một bên mặt, rồi lan dọc theo xương gò má hoặc phần dưới xương gò má.
  • Đau dây thần kinh chẩm: Với cơn đau liên hồi, thường bắt đầu ở vùng cổ gần đầu, lan ra phía da đầu ở một hoặc cả hai bên đầu, đặc biệt là sau mắt. Thậm chí, một hành động nhẹ như chải tóc cũng có thể kích hoạt cơn đau.

Đầu giật nhói do đau dây thần kin chẩm

3. Mắc chứng cao huyết áp

Huyết áp cao sẽ ảnh hưởng xấu tới thành mạch, từ đó gây ra triệu chứng đau đầu giật nhói, đau thường ở vị trí đỉnh đầu. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, có thể gây ra xơ vữa động mạch hoặc giãn mạch máu nếu không được điều trị kịp thời.

4. Chấn thương ở vùng đầu

Các chấn thương ở vùng đầu có thể gây ra cảm giác giật nhói ở đỉnh đầu. Độ nghiêm trọng của cơn đau thường phụ thuộc vào mức độ chấn thương và có thể kéo dài. Chính vì vậy, sau khi gặp chấn thương, bạn cần đi khám để có thể phát hiện sớm nếu không may xảy ra những tổn thương trong não bộ.

5. Căng thẳng thường xuyên

Sau một thời gian dài sống trong căng thẳng và áp lực, nhiều người phải đối mặt với chứng đau đầu, giật nhói ở đầu. Cơn đau có thể lan rộng từ nửa đầu đến đỉnh đầu, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Trong trường hợp này, người bệnh cần thư giãn, nghỉ ngơi. Khi đó, tình trạng đau giật nhói ở đầu có thể được cải thiện và ít tái phát hơn.

Thỉnh thoảng đầu bị giật nhói là dấu hiệu của căng thẳng

6. Vận động quá sức

Khi bạn cảm thấy giật nhói ở đầu, hãy xem xét xem gần đây bạn có thường xuyên vận động hoặc tập thể dục thể thao quá sức hay không. Vì vận động quá sức cũng rất có thể là tác nhân gây ra triệu chứng này. Chính vì vậy, sau khi hoạt động mạnh, bạn không nên ngay lập tức nằm hay ngồi mà nên thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, hít thở đều 3 - 5 phút rồi mới nghỉ ngơi.

7. Do bị thiếu máu não

Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây ra cảm giác giật nhói ở đỉnh đầu. Đau đầu do bị thiếu máu não là cơn đau kéo dài âm ỉ, có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, loạng choạng, kém tập trung… 

8. Do tiếp xúc nhiệt độ lạnh

Khi ăn những món ăn lạnh, chẳng hạn như khi ăn kem, uống nước lạnh, nhiều người cũng gặp phải tình trạng bị đau buốt nhói ở đầu và mặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu.

Bất chợt nhói đau ở đầu khi ăn đồ lạnh như kem, nước đá

9. Do ngưng uống cà phê

Theo nghiên cứu, người uống cà phê mỗi ngày (100 mg caffeine hoặc một tách cà phê nhỏ) hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng bị phụ thuộc caffeine. Khi đó, nếu không sử dụng hoặc dùng ít hơn, họ sẽ gặp phải các triệu chứng cai nghiện, và một trong những triệu chứng đó chính là cảm giác đau nhói ở đầu.

II - Đôi lúc bị giật nhói ở đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Theo thống kê, có khoảng 10% người bị giật nhói ở đầu là dấu hiệu của  những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời như u não, mạch dị dạng, vỡ động mạch.

Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên theo dõi, đi kiểm tra để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất, từ đó có được các giải pháp khắc phục hiệu quả, không nên chủ quan.

Tìm hiểu thêm: Đau đầu giật nhói từng cơn là dấu hiệu của bệnh gì?

III - Nên làm gì khi bị giật nhói đau ở đầu?

Vì giật nhói ở đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên để khắc phục hiệu quả điều quan trọng là người bệnh cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân, tốt nhất hãy tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, khi gặp cơn đau đầu, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi và nhắm mắt trong một phòng tối và yên tĩnh.
  • Xoa bóp vùng da đầu và vùng cổ.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn khi cần thiết, nhưng cần tránh lạm dụng chúng.

Những cách khắc phục tình trạng giật nhói đầu

Là sản phẩm chuyên biệt đến từ Dược phẩm Nhất Nhất dành riêng để khắc phục chứng đau đầu, Viên Ngự y mật phương 5, đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả. Sản phẩm phù hợp với các tình trạng bị giật nhói ở đầu xuất phát từ chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, đặc biệt là do chứng thiếu máu lên não, giúp:

  • Bổ huyết, hoạt huyết: Khắc phục hiệu quả chứng thiếu máu lên não.
  • Dưỡng tâm, an thần: Giảm căng thẳng, lo âu.

Nhờ tác động tới đúng căn nguyên, Viên Ngự y mật phương 5 đem lại hiệu quả thực sự vượt trội, đặc biệt là ở khả năng hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát chỉ sau 1 liệu trình.

Viên đau đầu Ngự y mật phương khắc phục cơn giật nhói ở đầu

Có thể thấy, tình trạng thỉnh thoảng bị giật nhói ở đầu xuất phát là nhiều nguyên nhân cũng như dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết được chính xác nhất, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tín, từ đó có thể tìm cho bản thân hướng khắc phục đúng và kịp thời.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ