Đau thốn vùng hậu môn là bệnh gì? Có phải bị trĩ không?

2023-12-08 10:56:51

Thốn hậu môn là bệnh gì? Tình trạng này được sử dụng để chỉ sự căng tức tại khu vực hậu môn, diễn ra trong thời gian ngắn, hoặc đôi khi cũng có thể kéo dài. Đáng nói, triệu chứng này thường liên quan đến sự cảnh báo về một số bệnh lý đặc biệt tại hậu môn.

I - Thốn hậu môn là như thế nào?

Như đã chia sẻ, thốn hậu môn là sự căng tức hoặc đau ở hậu môn, xảy ra ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây thốn vùng hậu môn cũng khá đa dạng, có thể do thói quen ăn uống, cách quan hệ tình dục hậu môn hay thói quen sinh hoạt sai… và sẽ kết thúc sau thời gian ngắn.

Song, nếu như cơn thốn hậu môn kéo dài liên tục, hãy cẩn thận vì đó là báo hiệu bệnh về hậu môn. Tốt nhất, bạn đừng bỏ qua các dấu hiệu giúp nhận biết chứng thốn hậu môn sau:

  • Đau ở trong hoặc là quanh khu vực hậu môn.
  • Những cơn đau thốn hậu môn thường xuất hiện trước, trong hoặc là sau khi đi cầu, gây ra cảm giác đau hậu môn âm ỉ hoặc nặng nề.
  • Sự đau thốn hậu môn tăng dần theo thời gian, làm người bệnh khó có thể ngồi, đi lại như bình thường…

Nếu cơn đau thốn ở hậu môn không thuyên giảm sau 1-2 ngày, bạn cần đi khám ngay, đặc biệt là khi sự đau thốn hậu môn xuất hiện kèm với tình trạng chảy máu tại khu vực trực tràng.

II - Thốn hậu môn là dấu hiệu của bệnh gì?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cơn thốn hậu môn diễn ra thời gian dài? Đây rất có thể là báo hiệu của những bệnh lý liên quan tới sự tổn thương tại hậu môn như:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ không chỉ có những biểu hiện đặc trưng như chảy máu, sa búi trĩ, mà còn gây ra những tình trạng như đau, thốn hậu môn, để lại cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Bệnh này nếu không giải quyết sớm sẽ dễ gây viêm, tắc ống hậu môn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ ung thư trực tràng.

Thốn hậu môn vì bệnh trĩ

2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh đi lại, hay đi vệ sinh đều khó khăn, kèm theo những cơn đau buốt âm ỉ ở phía sau cả ngày dài. Đó là do vùng niêm mạc hậu môn tại vị trí bên trên của đường lược xuất hiện các vết nứt, có thể làm chảy máu hậu môn kéo dài, gây viêm hậu môn…

Tìm hiểu thêm: Mẹo phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn

3. Táo bón

Táo bón là khi việc đi đại tiện đều đòi hỏi rất nhiều sức lực để rặn và đẩy phân ra khỏi ống hậu môn. Lúc này, việc phân cứng và cọ xát quá nhiều vào thành tĩnh mạch cũng sẽ dẫn tới thốn hậu môn.

4. Rò hậu môn

Khi khu vực khe và nhú phía trong hậu môn nhiễm trùng thường sẽ gây bệnh rò hậu môn. Bệnh này làm cho tuyến hậu môn xuất hiện mủ viêm, phá miệng và chìa ra ngoài hậu môn, làm hình thành những lỗ li ti.

Nếu không xử lý, các lỗ hậu môn ngày càng viêm loét, khiến việc đi cầu, đi tiểu đều khó khăn. Kèm theo đó là những cơn thốn hậu môn xuất hiện, rất khó chịu. Chưa kể, việc tăng số lỗ rò còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hay thậm chí là ung thư.

Rò hậu môn có thể gây đau, thốn tại khu vực này

5. Apxe hậu môn

Apxe hậu môn hình thành do những mô quanh hậu môn nhiễm khuẩn, khiến các vết mủ được hình thành. Trong đó, điều phổ biến nhất của apxe hậu môn chính là cơn đau buốt đầy khó chịu tại khu vực áp xe.

Khi bệnh này nặng hơn, sẽ gây rò hậu môn, hoặc gây nhiễm trùng… làm việc đi đại tiện hay sinh hoạt đều trở nên khó khăn với người bệnh.

6. Viêm trực tràng

Viêm trực tràng có thể là hệ quả đến từ sự quan hệ tình dục thô bạo, bệnh tình dục… gây ra. Bệnh mang những biểu hiện đặc trưng như thốn hậu môn, phân dính chất nhầy, chảy máu hậu môn…

7. Viêm ruột

Viêm ruột cũng có thể gây thốn hậu môn. Ngoài dấu hiệu này, bệnh viêm ruột có thể được xác định dựa trên những biểu hiện như hay mệt, người bệnh bị tiêu chảy, sụt cân…

8. Bệnh lậu

Bệnh lậu đa phần sẽ không gây ra những biểu hiện rõ ràng nào. Ngoài triệu chứng đau rát, chảy dịch ở bộ phận sinh dục, đôi khi chứng bệnh này có thể gây biểu hiện đau ở vùng hậu môn, gây cảm giác thốn mỗi khi đi vệ sinh. Đáng nói, thốn hậu môn do bệnh lậu chủ yếu do người bệnh quan hệ thiếu an toàn.

Bệnh lậu cũng gây đau đớn, thốn vùng hậu môn

9. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn có thể do quan hệ không bảo vệ, hoặc do sự tấn công của virus HPV… Bệnh này gặp chủ yếu ở những người đàn ông trên 60 tuổi. Mặt khác, các biểu hiện thường gặp của ung thư hậu môn là đau thốn hậu môn, hậu môn chảy dịch…

III - Tình trạng đau thốn hậu môn có nguy hiểm không?

Nếu chỉ bị thốn hậu môn trong thời gian ngắn sẽ không nguy hiểm. Song, sự khó chịu này kéo dài thì bạn đừng ngó lơ, cẩn thận gặp biến chứng nguy hiểm sau:

  • Suy nhược cơ thể, còn da thì xanh xao…
  • Việc đi lại hay ngồi một chỗ đều trở nên khó khăn.
  • Bụng đau, có thể kèm theo chảy máu mỗi khi bạn đi cầu.
  • Nếu người mang thai bị thốn hậu môn sẽ có thể tăng nguy cơ sảy thai, bị băng huyết sau khi sinh, hoặc là sinh non…
  • Dù ít gặp, nhưng thốn hậu môn cũng là tác nhân gây ung thư trực tràng.
  • Thốn hậu môn có thể phát triển thành viêm phụ khoa, nếu bỏ qua việc trị bệnh thì tình trạng viêm này dễ chuyển thành mạn tính.

Thốn hậu môn có nguy hiểm không?

IV - Bị đau tức, thốn hậu môn phải xử lý như thế nào?

Ngay khi nhận thấy bản thân bị thốn hậu môn, bạn có thể xử lý giảm đau thốn tại nhà, kết hợp thăm khám, cụ thể như sau:

1. Xử lý giảm khó chịu tại nhà

Dưới đây là những cách giảm đau tạm thời khi bị thốn hậu môn cho những ai cần:

  • Ngâm hậu môn dưới nước lạnh để giảm sưng, đau tại khu vực hậu môn.
  • Dùng thuốc chống đau và chống sưng, giúp kiểm soát cơn thốn hậu môn (theo chỉ định bác sĩ).
  • Dùng thuốc bôi kháng viêm để giảm đau hoặc làm tê khu vực tổn thương tại hậu môn.
  • Kết hợp với hạn chế ngồi hoặc nằm lâu một chỗ vì sẽ gây áp lực cho hậu môn.
  • Bạn cũng nên tránh ăn đồ cay nóng vì sẽ làm việc đi nặng khó khăn hơn, khiến tình trạng thốn hậu môn càng thêm trầm trọng.

Cách trị thốn hậu môn hiệu quả tại nhà

2. Thăm khám bác sĩ để tìm ra bệnh lý

Nhìn chung, nếu thấy cơn thốn hậu môn kéo dài, hoặc bạn lo ngại sức khỏe thì hãy chủ động đi khám. Bằng cách này, người bị thốn hậu môn sẽ biết chính xác nguyên nhân, cũng như phương thức xử lý cơn đau tại hậu môn một cách tốt nhất.

Thăm khám để điều trị thốn hậu môn bằng phương pháp ngoại khoa

V - Biện pháp phòng tránh đau thốn hậu môn hiệu quả

Dù không thể loại bỏ hoàn toàn, song những cách sau có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị thốn hậu môn ngay tại nhà:

  • Ăn các thực phẩm giúp nạp nhiều chất xơ cho cơ thể hơn.
  • Hãy cố gắng đi vệ sinh vào khung giờ cố định mỗi ngày. Thêm vào đó, bạn cũng cần tránh né việc rặn quá mạnh.
  • Tập thể dục, kết hợp thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi lâu cũng là cách giúp bạn tránh đau thốn hậu môn.

Đặc biệt, với những trường hợp bị bệnh trĩ, muốn phòng tránh đau thốn hậu môn, người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh trĩ trước tiên. Để làm được điều này, bạn nên áp dụng các giải pháp tác động từ bên trong như dùng viên trĩ Ngự y mật phương, giúp đem tới hiệu quả bền vững.

Viên uống sẽ giúp tăng sức bền thành mạch tại hậu môn, giúp máu lưu thông đến khu vực này luôn ổn định, giảm nguy cơ ứ huyết tại đây. Từ đó giúp giảm đau thốn hậu môn và các triệu chứng khác của bệnh trĩ, đồng thời có thể phòng tránh các triệu chứng bệnh trĩ tái phát trong tương lai.

Viên trĩ Ngự y mật phương

Tổng kết lại, thốn hậu môn là bệnh gì? Đó là sự căng tức tại khu vực hậu môn, nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ đáng lo ngại, do có thể là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến sự tổn thương hậu môn. Thế nên, đừng xem nhẹ cơn đau thốn tại khu vực đặc biệt này bạn nhé!

Lên đầu trang
Loading