Trẻ em bị cúm uống thuốc gì? 5 loại thuốc trị cảm cúm cho bé an toàn

2024-05-03 09:56:19

Bệnh cảm cúm tiếp diễn trong thời gian với các biến chứng nguy hại khi hệ miễn dịch của trẻ chưa ổn định. Vì vậy việc sử dụng thuốc cảm cúm trẻ em là điều cần thiết để loại bỏ các biểu hiện bệnh nhanh chóng, tránh phát sinh tổn hại tới sức khỏe. Vậy dòng thuốc cúm cho bé nào an toàn, hiệu quả nhất? Mời các mẹ hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

I - Tìm hiểu về bệnh cảm cúm ở trẻ em

Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt ở thời gian giao mùa hoặc khi có dịch bệnh xảy ra. Theo nghiên cứu, số lần trẻ mắc cúm trong 2 năm đầu đời là khoảng trên dưới 10 lần và mức độ giảm dần khi trẻ hoàn thiện hệ thống miễn dịch.

Thực chất bệnh cảm cúm không tạo ra nhiều tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên khi bệnh phát triển kéo dài mà không có biện pháp cải thiện dễ gây nên biến chứng làm cản trở đến việc phát triển thể chất và trí tuệ của con.

Do đó khi phát hiện các triệu chứng cảm cúm ở trẻ cha mẹ nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em hoặc vận dụng biện pháp dân gian hợp lý. Việc dùng thuốc cúm cho bé và cách hỗ trợ dân gian sẽ loại bỏ các hậu quả của cúm gây ra đồng thời tạo nền tảng sức khỏe vượt trội cho bé.

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình khi trẻ nhỏ bị cảm cúm cha mẹ nên chú ý:

  • Sốt nhẹ, đôi khi là sốt cao hoặc sốt cao có đi kèm co giật.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú hoặc bỏ ăn, quấy khóc, khó ngủ hoặc hay phải tỉnh giấc giữa đêm.
  • Trẻ ho có đờm, hoặc ho khan.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mũi có màu trắng trong sau đó tiến triển nặng hơn thì có thể thay đổi thành màu xanh hoặc màu vàng (đây có thể là tình trạng nhiễm khuẩn).
  • Nước mũi chảy nhiều và có thể đọng lại ở các khoang mũi, gây tắc nghẹt mũi dẫn đến khó thở.
dấu hiệu bệnh cúm ở trẻ

Trẻ liên tục sốt cao, ho có đờm kéo dài có thể đã bị mắc cảm cúm

II - Thuốc trị cảm cúm cho bé an toàn, hiệu quả

Hiện nay để chữa trị cảm cúm cho bé thì cha mẹ có thể dùng thuốc kết hợp với các liệu pháp dân gian. Việc chọn thuốc cúm cho bé sử dụng nên chú ý đến thành phần, cơ chế tác động để tránh tổn hại đến sức khỏe chung. Dưới đây là nhóm thuốc cảm cúm trẻ em chất lượng, uy tín trên thị trường:

1. Tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương

Theo quan điểm của Đông Y, trẻ nhỏ bị cảm cúm phần lớn là do sức đề kháng yếu dẫn đến virus cúm dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, muốn giúp trẻ nhanh chóng chữa khỏi bệnh cảm cúm thì trước hết phải nâng cao sức đề kháng cho em bé.

Sản phẩm thuộc Đông Y thế hệ 2 hiện đang là giải pháp được đánh giá rất cao trong việc cải thiện bệnh cảm cúm an toàn cho trẻ nhỏ. Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu, trị bệnh ưu việt trên thị trường phải nhắc đến Bộ Tăng Đề Kháng Ngự Y Ngự Y Mật Phương.

Sản phẩm có thể hỗ trợ trẻ nhỏ nâng cao đề kháng, giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm (sốt, ho, chảy nước mũi, đau họng…), ngăn ngừa bệnh cảm cúm tái phát. Ngoài ra, Tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương còn bồi bổ phủ tạng giúp cơ thể khỏe mạnh mà không lo ngại tác dụng phụ như khi dùng kháng sinh.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Ngự Y Mật Phương phù hợp cho trẻ nhỏ bị ốm vặt, tái phát cảm cúm nhiều lần hoặc đã dùng nhiều cách nhưng sức đề kháng vẫn yếu. Hiện nay thuốc cảm cúm trẻ em được sản xuất dưới dạng viên uống hoặc siro với định lượng dùng 1 lần/ngày theo độ tuổi như sau:

Độ tuổi của trẻ Viên uống Siro uống
Trẻ từ 1-2 tuổi 5 viên/lần 5 ml/lần
Trẻ từ 3-4 tuổi 6 viên/lần 6 ml/lần
Trẻ từ 5-7 tuổi 8 viên/lần 8 ml/lần
Trẻ từ 8-10 tuổi 10 viên/lần 10 ml/lần
Trẻ từ 11-13 tuổi 14 viên/lần 14 ml/lần
Trẻ trên 14 tuổi 16 viên/lần 16 ml/lần

Tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương - “kho tàng” các bài thuốc trị bệnh ưu việt phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của Vua Chúa, hoàng tử và công chúa thời xưa.

Thuốc trị cảm cúm cho bé Ngự Y Mật Phương sử dụng các dược liệu tự nhiên thông qua giai đoạn chọn lọc khắt khe mang đến sự an tâm cho người dùng. Bộ Tăng đề kháng được trực tiếp sản xuất thành công tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất - địa chỉ có đầy đủ tiêu chuẩn GMP-WHO và đạt Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

thuốc trị cảm cúm cho trẻ em hiệu quả

Sản phẩm giúp nâng cao đề kháng, loại bỏ các yếu tố gây cảm cúm ở trẻ

2. Thuốc kháng virus Oseltamivir

Thuốc cảm cúm trẻ em thuộc dòng kháng virus Oseltamivir với tên khác là Tamiflu. Sản phẩm giúp cải thiện các dấu hiệu cho trẻ nhỏ bị mắc cảm cúm như: sốt, người ớn lạnh, đau họng…

Liều dùng của thuốc: Dựa trên độ tuổi và trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ mà liều dùng có sự khác nhau như sau:

  • Trẻ <15kg và trên 1 tuổi: Dùng thuốc 2 lần/ngày, uống khoảng 30mg/lần.
  • Trẻ từ 16 - 23kg: Bé uống thuốc 2 lần/ngày, liều dùng mỗi lần là 45mg.

Phụ huynh dùng thuốc cúm cho bé sau hoặc trước lúc ăn vì dược liệu thuốc không tương tác với thực phẩm nào. Oseltamivir gây nên một số phản ứng với cơ thể trẻ nhỏ như: mệt mỏi, dị ứng, nổi mẩn đỏ, buồn nôn hoặc nôn.

Lưu ý: Cha mẹ chỉ nên cho bé dùng thuốc trị cảm cúm cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi phản ứng của con trong thời gian dùng thuốc.

3. Thuốc cúm Paracetamol cho trẻ em

Thuốc cảm cúm trẻ em Paracetamol để hỗ trợ làm giảm nhanh các biểu hiện cúm như sốt cao, đau nhức đầu, đau cơ… Liều lượng sử dụng của Paracetamol dành cho trẻ nhỏ:

- Dùng thông qua đường uống:

  • Trẻ sơ sinh: Uống 3 - 4 lần/ngày, thời gian giữa các lần uống là 6 - 8 giờ với liều dùng 10-15mg/kg.
  • Trẻ lớn hơn: Khoảng thời gian giữa các lần uống là 4 - 6 giờ với định lượng khoảng 3 - 4 lần/ngày

- Dùng thuốc cúm cho bé bằng hậu môn:

  • Trẻ 6 - 11 tháng tuổi: Không dùng quá 320mg/ngày, liều uống khoảng 80mg/6 giờ.
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Tránh cho trẻ uống vượt 320mg/ngày, liều lượng từ 80mg/4 - 6 giờ.
  • Trẻ từ 3 - 6 tuổi: Không cho con dùng quá 600mg/ngày, định lượng khoảng 120mg/4 - 6 giờ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Uống liều lượng nhỏ hơn 1625mg/ngày, liều uống khoảng 325mg/4 - 6 giờ.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Lượng dùng không nên nhiều hơn 3900mg/ngày, liều uống khoảng 650mg/4 - 6 giờ.

Thuốc Paracetamol dễ phát sinh các tác dụng phụ làm cản trở đến sức khỏe của bé như: nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, phát ban, bong da, ưng lưỡi, sưng họng, sưng mặt, khó thở, tụt huyết áp, giảm thân nhiệt quá mức.

Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng thuốc trị cảm cúm cho bé Paracetamol khi con có tiền sử suy giảm chức năng gan thận, suy dinh dưỡng nặng nề hoặc đang dùng thuốc tương tác với Paracetamol.

trẻ bị cúm uống thuốc gì

Dòng thuốc cúm cho trẻ giảm sốt, hạn chế cơn đau nhanh chóng

4. Thuốc Dextromethorphan ức chế cơn ho

Thuốc cảm cúm trẻ em Dextromethorphan loại bỏ nhanh cơn ho dai dẳng kéo dài mạn tính, ho có đờm hoặc không có đờm hiệu quả. Viên uống đẩy lùi nhanh chứng cảm cúm, thông thoáng vùng họng khi được sử dụng đúng liều lượng sau:

- Dạng viên nang, viên nhai hoặc viên nén:

  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: Uống tối đa khoảng 30 mg/ngày, mỗi lần dùng 2.5 - 5mg/lần trong 4 giờ hoặc 7.5mg/lần trong 6 - 8 giờ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Uống tối đa 60 mg/ngày, mỗi lần uống 5 - 10mg/lần với khoảng cách 4 giờ hoặc 15mg/lần với khoảng thời gian 6 - 8 giờ.

- Dạng thuốc cúm cho bé giải phóng chậm:

  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: Trẻ uống 15mg/lần, khoảng cách các lần là 12 giờ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Trẻ uống 30mg/lần, thời điểm giữa mỗi lần uống khoảng 12 giờ.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Cho trẻ uống 60mg/lần, các lần dùng thuốc cách nhau khoảng 12 giờ.

Thuốc trị cảm cúm cho bé Dextromethorphan có thể gây ra một số vấn đề bất lợi cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, hoa mắt, buồn ngủ, nổi mề đay, suy hô hấp, người mệt mỏi.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng khi cho trẻ đang mắc phải dị ứng sử dụng thuốc dextromethorphan. Không được dùng thuốc cảm cúm trẻ em Dextromethorphan kéo dài trong nhiều ngày để tránh phụ thuộc vào thuốc.

5. Thuốc kháng histamin

Histamin là chất trung gian được sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng hoặc nhân tố làm gia tăng nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Thuốc kháng histamin phù hợp với trẻ nhỏ mắc bệnh cảm cúm để giảm chứng chảy nhiều nước mũi, ho, nghẹt mũi.

Các nhóm thuốc dòng histamin được dùng chủ yếu bao gồm doxylamine, chlorpheniramine, brompheniramine, diphenhydramine. Hiện nay, thuốc cúm cho trẻ em histamin thế hệ mới hạn chế buồn ngủ và phản ứng phụ hơn so với thế hệ ban đầu.

Lưu ý: Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì không tự ý sử dụng thuốc kháng histamin, cha mẹ khi cho bé dùng nên tránh vượt quá liều lượng để không nguy hại tới sức khỏe (chán ăn, rối loạn giấc ngủ, người mệt mỏi bồn chồn).

thuốc trị cảm cúm cho bé

Thuốc cảm cúm cho trẻ em đến từ nhóm histamin có hiệu quả cao

III - Chú ý khi dùng thuốc cảm cúm cho trẻ em

Bên cạnh việc lựa chọn thuốc trị cảm cúm cho bé an toàn, phù hợp với thể trạng thì cha mẹ nên chú trọng đến các phản ứng phụ. Ngoài ra, trong thời điểm dùng thuốc cúm cho bé nên chú ý vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng thuốc, phụ huynh cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của các bé.
  • Nếu sau khi sử dụng thuốc, các biểu hiện cảm cúm ở trẻ nhỏ có xu hướng tăng nặng hơn thì cha mẹ không nên cho bé uống thuốc nữa, và nhanh chóng cho bé tới các bệnh viện để được thăm khám.
  • Tuân thủ định lượng và thời gian dùng thuốc theo lời khuyên từ bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên bao bì. Nếu cho trẻ uống quá liều có thể gây hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chí làm giảm sự phát triển của em bé.
  • Không chỉ có vậy, phụ huynh cũng không được cho bé uống kết hợp nhiều loại thuốc chữa cảm cúm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc cảm cúm trẻ em nên thận trọng để tránh phát sinh các tổn hại nghiêm trọng đến quá trình trưởng thành của con. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp cho các phụ huynh có thêm nhiều gợi ý về các loại thuốc trị cảm cúm cho bé và lưu ý để con dùng thuốc hiệu quả, an toàn.

Bài viết liên quan

  • Vì sao đau đầu mệt mỏi? Cách điều trị
    Vì sao đau đầu mệt mỏi? Cách điều trị

    Đau đầu mệt mỏi có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thì nhiều người lại không biết được vì sao mình lại bị đau đầu cơ thể nhức mỏi như vậy. Triệu chứng này đôi khi cò...

  • Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
    Người mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?

    Khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mọi người thường nghĩ là do tiết trời nóng nực hay vận động quá mức. Song nguyên nhân gây đổ mồ hôi không chỉ đơn giản có vậy. Có nhiều lý do dẫn đến đổ mồ hôi từ...

  • Bị cảm cúm có sốt không?
    Bị cảm cúm có sốt không?

    Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải cảm cúm, tùy theo mỗi cơ địa người bệnh khác nhau mà triệu chứng của bệnh không giống nhau. Người mắc bệnh cảm cúm có sốt không? Trong trường hợp có sốt thì cầ...

  • Đổ mồ hôi nhiều thiếu chất gì? Bổ sung bằng cách nào?
    Đổ mồ hôi nhiều thiếu chất gì? Bổ sung bằng cách nào?

    Đổ mồ hôi thường chính là phản ứng của cơ thể giúp bạn điều chỉnh thân nhiệt hay hỗ trợ đào thải độc tố. Tuy nhiên thì đổ mồ hôi quá nhiều lại không chỉ gây ra nhiều bất tiện mà đây còn là d...

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
    Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Khi cảm thấy trong người mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, một trong những nguyên nhân bạn có thể nghĩ đến ngay đó là mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Tình trạng có thể dẫn đến những hệ...

  • 7 lý do khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi cả ngày
    7 lý do khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi cả ngày

    Thiếu năng lượng khiến sức khỏe giảm sút, công việc và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn không nên chủ quan. Cùng xem những lời khuyên hữu ích sau đây v...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ