Tiền mãn kinh có bị đau bụng không? Nguyên nhân và cách cải thiện

2024-01-12 16:40:06

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không là mối bận tâm của rất nhiều chị em. Khi giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra, chị em phụ nữ thường sẽ phải đối mặt với cơn khủng hoảng tâm lý cùng với các triệu chứng thay đổi bất thường của cơ thể! Theo dõi bài viết sau để tìm đáp án bạn nhé.

I. Tiền mãn kinh là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi tiền mãn kinh có bị đau bụng không cùng cách khắc phụ là gì cần nắm được một số nội dung về giai đoạn tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh chính là khoản thời gian chuyển giao xảy ra ngay trước khi thời kỳ mãn kinh của chị em chính thức bắt đầu. Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua những chuyển biến, thay đổi do hàm lượng hormone nội tiết được sản sinh ngày càng ít đi với tốc độ rất nhanh. Kéo theo đó dẫn đến các hậu quả như chu kỳ kinh nguyệt không đều hay thường xuyên bị mất đi một số chu kỳ kinh, giảm ham muốn tình dục, dễ bị kích thích về mặt cảm xúc tâm lý như tức giận đột ngột, cơ thể thấy bốc hỏa, rối loạn lo âu, âm đạo khô hạn, đau nhức xương khớp… Các triệu chứng tiền mãn kinh này có thể kéo dài lên tới 7 - 10 năm.

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không

Thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu do lượng hormone nội tiết tố sản sinh ít đi, bị thiếu hụt mất kiểm soát

Mặc dù tiền mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên của cơ thể mà bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên nếu có được những kiến thức và các phương pháp cải thiện chăm sóc hiệu quả sẽ giúp chị em đi qua được giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn.

>>> XEM THÊM: Khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh, phải làm sao?

II. Tiền mãn kinh có bị đau bụng không?

Như đã đề cập ở trên, cơ thể chị em sẽ diễn ra nhiều thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy tiền mãn kinh có bị đau bụng không? Câu trả lời là CÓ. 

Những cơn đau bụng này trong thời kỳ này thường hình thành trong thời điểm diễn ra kinh nguyệt, mức độ đau sẽ khác nhau với từng người do còn phụ thuộc vào yếu tố về thể trạng sức khỏe cũng như cơ địa. Rối loạn kinh nguyệt là một trong những triệu chứng điển hình nhất cho giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do buồng trứng suy giảm chức năng và sản sinh thiếu hụt bất thường hai hormone nội tiết tố estrogen và progesterone dẫn tới kinh nguyệt không đều. Thay đổi hàm lượng hormone sinh dục estrogen sẽ kéo theo thay đổi prostaglandin khiến tử cung gia tăng co bóp khiến đau bụng tiền mãn kinh trong chu kỳ kinh nguyệt càng trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù các cơn đau bụng ở thời kỳ tiền mãn kinh thường diễn ra trong thời gian không quá dài nhưng vẫn để lại nhiều cảm giác mệt mỏi, bất tiện và khó chịu.

Ngoài ra, đau bụng tiền mãn kinh nếu biểu hiện dưới cơn đau quằn quại, dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Vấn đề nhóm cơ sàn chậu, tiết niệu vùng kín bị teo: Cơ vùng chậu suy yếu, sa tạng chậu, các bộ phận như bàng quang, tử dung trực tràng bị lệch khỏi vị trí ban đầu dẫn tới đau bụng dưới và vùng xương chậu. Teo vùng kín, khô hạn âm đạo xảy ra do sụt giảm estrogen có thể khiến cho các cơn đau bụng kinh nguyệt tiền mãn kinh trở nên nặng hơn.
  • U nang buồng trứng, u xơ: Những khối u nang u xơ nhỏ xuất hiện tạo sức ép hoặc đôi khi chúng xoắn lại gây nên những cơn đau ở vùng bụng dữ dội. U lành tính thường xuất hiện sau đó tự thu nhỏ hoặc biến mất mà không cần điều trị.
  • Lạc nội mạc tử cung: Chỉ tình trạng tế bào niêm mạc tử cung phát triển không chỉ ở tử cung mà còn xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này sẽ gây nên những cơn đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu tiếp đến có thể lan ra vùng lưng dưới, đau khi tiểu tiện...

Các cơn đau bụng tiền mãn kinh thông thường sau một khoảng thời gian khi cơ thể đã dần thích nghi được với những thay đổi của giai đoạn này thì cơn đau bụng sẽ dần giảm bớt và biến mất. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cơn đau bụng mãn kinh không thuyên giảm mà ngày càng trở nên nặng nghiêm trọng hơn, tốt nhất chị em nên tìm tới bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Tiền mãn kinh có bị đau bụng

Chị em có bị đau bụng trong giai đoạn tiền mãn kinh không?

>>> XEM THÊM: Vì sao sau 30 tuổi vẫn bị mụn?

III. Đau bụng tiền mãn kinh nên làm gì?

Nếu thường xuyên xảy ra tình trạng đau bụng tiền mãn kinh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt chị em nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân xem có phải đã mắc bệnh lý nguy hiểm nào không để có biện pháp xử lý kịp thời. Còn trường hợp đau bụng giai đoạn tiền mãn kinh nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết tố nữ, chị em có thể thực hiện các biện pháp cải thiện giảm cơn đau như sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp 

Chế độ ăn phù hợp để giảm đau bụng tiền mãn kinh là như thế nào? Đó chính là bạn cần bổ sung chất xơ, axit omega 3, thực phẩm giàu vitamin… để cơ thể luôn được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, tăng đề kháng dễ dàng chống lại các cơn đau cũng như bổ sung dược estrogen tự nhiên cho cơ thể để giúp cân bằng nội tiết tố cải thiện đau bụng tiền mãn kinh.

Thêm vào đó, bạn cũng cần hạn chế dùng cà phê, trà, rượu bia, đồ mặn… Bởi những thành phần có trong nguồn thực phẩm này đều có thể khiến cho cơn đau bụng tiền mãn kinh trầm trọng hơn.

2. Massage nhẹ nhàng, chườm ấm vùng bụng

Massage nhẹ nhàng vùng bụng hoặc sử dụng khăn ấm đắp lên khu vực này có thể giúp kiểm soát cơn đau bụng kinh tốt hơn. Hoạt động này còn giúp tăng sự lưu thông máu đến bụng, làm giảm đau bụng tạm thời.

Đau bụng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không? Massage chườm ấm giúp làm dịu nhẹ cơn đau

3. Duy trì tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đối với phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh là một trong những giải pháp đặc biệt hữu hiệu. Bạn có thể chọn những bài như yoga, thiền, đi bộ… để "đánh thức" nội lực tiềm tàng của cơ thể, tăng cường  lưu thông máu, giảm căng thẳng và kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố.

4. Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nguy cơ mắc những bệnh về nội tiết… cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là khi nội tiết tố hay nhiều vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể diễn biến bất thường. Chính vì thế, việc bạn đi khám thường xuyên là điều đặc biệt cần thiết để giảm những triệu chứng như đau bụng tiền mãn kinh và xử lý bệnh kịp thời.

5. Bổ sung estrogen có giảm đau bụng tiền mãn kinh không?

Trong trường hợp cơn đau bụng tiền mãn kinh xuất phát từ sự rối loạn nội tiết, thì việc bổ sung estrogen được coi là một giải pháp tốt để cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó kiểm soát cơn đau bụng tốt hơn.

Bạn có thể bổ sung estrogen từ bên ngoài bằng 2 cách là dùng hormone tổng hợp, hoặc là uống thực phẩm chức năng tăng cường estrogen. Chú ý, khả năng hấp thu estrogen của cơ thể mỗi người là không giống nhau, hiệu quả mang lại cũng khác biệt.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố. Đây được coi là giải pháp hiệu quả bền vững hơn cả để khắc chế những vấn đề bất thường trong thời kỳ tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố gây ra.

viên uống nội tiết Ngự y mật phươngMuốn vậy, hãy dùng ngay viên uống nội tiết Ngự y mật phương, với cơ chế khác biệt, đem tới hiệu quả chủ lực trong khắc chế rối loạn nội tiết. Viên uống giúp kích thích chức năng hoạt động của buồng trứng, thay đổi cơ địa sản sinh nội tiết kém, nhờ đó mà cơ thể nhận được nguồn estrogen nội sinh đều đặn hơn, khắc chế những triệu chứng như đau bụng tiền mãn kinh, giúp làm chậm lại sự mãn kinh ở phái nữ.

Tất cả là nhờ viên uống được bào chế theo Đông y thế hệ 2, với những tiêu chuẩn khắt khe hơn, hiệu quả hơn hẳn so với Đông y thông thường. Không dừng lại ở đó, viên uống còn được Nhất Nhất bào chế theo “quốc bảo” Ngự y mật phương - gồm tuyển tập các bài thuốc quý chỉ dùng để chữa bệnh cho Hoàng Hậu, Cung Phi thời Nguyễn, giúp chăm sóc sức khỏe cho chị em theo công thức tuyệt mật nhất, hiệu quả nhất.

Đến đây những thông tin bài viết cung cấp chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi "tiền mãn kinh có bị đau bụng không?". Hy vọng với những nội dung bên trên bạn sẽ có được những giải pháp cần thiết để cải thiện giảm nhẹ các cơn đau này và những khó chịu tiền mãn kinh có thể trôi qua một cách nhẹ nhàng, không để cơ thể bạn phải khó chịu trong thời gian dài.

Lên đầu trang
Loading