Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đắng miệng & Cách điều trị hiệu quả

2023-10-31 09:59:23

Trào ngược dạ dày đắng miệng khiến vị giác ở khoang miệng thay đổi đồng thời kéo theo nhiều chứng bệnh khác như chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tìm cách cải thiệu hiện tượng trào ngược dạ dày gây đắng miệng sẽ giúp bệnh nhân sớm ổn định cuộc sống. Bài viết này hãy cùng chúng tôi những cách để cải thiên chứng đắng miệng do trào ngược dạ dày gây ra nhé!

I - Cách nhận biết trào ngược dạ dày đắng miệng

Chứng trào ngược dạ dày thực quản thường xuất hiện đồng thời cùng với những cơn đau dạ dày. Lúc này cơ vòng bị suy yếu nên không thể ngăn cản được thức ăn và dịch vị tại dạ dày.

Lượng thực phẩm đang tiêu hóa dở sẽ dồn ngược về ống tiêu hóa rồi đẩy lên thực quản và miệng. Khi mắc chứng trào ngược axit thì người bệnh có cảm giác miệng hôi hoặc đắng bất thường. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các biểu hiện khác như:

  • Cổ họng bị nghẹn, vướng khó chịu kèm khó nuốt
  • Khoang miệng dù vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn có mùi hôi, đắng ngắt.
  • Cảm giác buôn nôn và nôn.
  • Không có hứng thú ăn uống, thưởng thức món ăn không ngon miệng.

trào ngược dạ dày gây đắng miệng

Trào ngược dạ dày làm miệng đắng kèm cảm giác buồn nôn

II - Tại sao trào ngược dạ dày đắng miệng?

Trào ngược dạ dày là trạng thái dịch vị axit ở dạ dày đẩy ngược lên thực quản tạo cảm giác nóng rát ở bụng dưới và cổ họng. Khi mắc chứng trào ngược axit thì khoang miệng người bệnh có vị đắng ngắt do chịu tác động từ dịch mật.

Thông thường, dịch mật thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa chất béo ở cơ thể và thúc đẩy hoạt động hấp thụ vitamin tan ở trong dầu. Dịch mật sản sinh ở gan với đặc trưng màu vàng, tính kiềm và có vị đắng điển hình.

Sau khi hình thành thì lượng dịch này được lưu trữ tại túi mật rồi di chuyển tới ruột non, tá tràng để thực hiện công việc. Khi chứng trào ngược dạ dày xảy ra, thức ăn đang tiêu hóa dở sẽ bị đẩy ngược lên vùng dịch mật do van môn vị mở ra.

Sau đó dịch mật cùng với acid dịch vị tại dạ dày dần bị đẩy lên trên thực quản tạo nên vị đắng, chua, hôi khó chịu… Ngoài ra, trào ngược dạ dày đắng miệng còn bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc trị bệnh HP, thuốc chữa tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc trị tâm thần.

Sau khi uống thuốc thì chúng sẽ tiến vào khoang miệng và bài tiết một phần thông qua tuyến nước bọt. Vị đắng của thuốc sẽ hấp thu khiến vị giác tại khoang miệng biến đổi nhanh chóng.

nguyên nhân trào ngược dạ dày đắng miệng

Người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khiến miệng bị đắng

II - Mẹo xử lý khi trào ngược dạ dày gây đắng miệng

Trào ngược dạ dày đắng miệng không chỉ tác động tới vị giác mà còn gây ra nhiều tiêu cực trong sinh hoạt. Vậy nên để cải thiện chứng đắng miệng do bệnh trào ngược axit gây ra thì bạn cần áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:

1. Ăn kẹo cao su không đường

Ngay khi bị đắng miệng, bạn hãy ăn ngay viên kẹo cao su không đường để loãng vị đắng. Việc nhai kẹo giúp thúc đẩy tuyến nước bọt bài tiết liên tục để giảm cảm giác khó chịu ở khoang miệng.

Chú ý, bạn không nên nhai quá lâu vì khiến vị đắng do chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, ăn kẹo cao su lâu dễ bị mòn răng, mỏi quai hàm và trở ngại khi ăn uống. Vậy nên người bệnh nên nhai kẹo cao su khi cần thiết đồng thời nhổ bỏ nhanh để tránh vị đắng tồn đọng ở miệng.

2. Uống nhiều nước để giảm đắng miệng

Trào ngược dạ dày đắng miệng có thể điều chỉnh bằng cách gia tăng lượng nước. Khi uống nước thì khoang miệng được cung cấp độ ẩm, hạn chế khô miệng từ đó giúp vị đắng được hòa loãng nhanh chóng.

Khi uống nước bạn không nên uống nhanh và mức độ liên tục trong một lần duy nhất. Thay vào đó bạn nên uống từng ngụm nhỏ và tăng cường nước ngay cả khi cơ thể không thấy khát.

trào ngược dạ dày đắng miệng nên làm gì

Tăng cường lượng nước cho cơ thể để làm loãng vị đắng ở khoang miệng

3. Vệ sinh răng miệng khoa học

Vệ sinh răng miệng là việc làm cần thiết để giảm chất thừa và vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng. Mặt khác, răng miệng sạch sẽ giúp ngăn chặn các bệnh ở khoang miệng và chất đắng bị đẩy ngược từ dạ dày. Vậy nên người bệnh nên tiến hành một cách làm sạch vùng miệng cụ thể như sau:

  • Đánh răng khoảng 2 - 3 lần/ngày sau các bữa ăn khoảng 30 phút để loại bỏ mảng bám, đồ ăn thừa ở răng.
  • Thời gian đánh răng nên duy trì từ 2 - 3 phút và làm sạch mọi ngóc ngách ở khoang miệng để vi khuẩn được loại bỏ nhanh chóng.
  • Trước khi đánh răng nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Sau khi đánh răng cẩn thận thì dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cùng mùi hôi ở miệng.

4. Ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học

Người hay bị trào ngược dạ dày đắng miệng nên gia tăng nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây tươi, món ăn dạng lỏng. Để ngăn các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược tái phát bạn cần tránh đồ uống có cồn, gia vị cay, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Mặt khác, người bệnh nên lựa chọn quần áo rộng rãi để tránh căng tức, khó chịu ở vùng bụng. Đừng quên thực hiện thói quen ăn chậm rãi, nghiền nhuyễn thức ăn trước khi nuốt để hạn chế việc dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Ngoài ra cần tích cực rèn luyện thể thao, ngủ nên kê cao đầu để hạn chế tối đa dịch mật đẩy ngược lên trên.

5. Sử dụng chè hạt sen

Chè hạt sen mang vị ngọt thanh, không chỉ giúp an thần, dễ ngủ mà còn có khả năng giảm chứng đắng miệng do bệnh dạ dày khá hiệu quả. Bạn có thể thử làm món chè thanh đạm theo cách dưới đây để cải thiện triệu chứng bệnh dạ dày:

  • Chuẩn bị: hạt sen tươi, đường phèn, lá dứa.
  • Ngâm hạt sen từ 3 - 5 tiếng để hạt mềm sau đó rửa sạch vỏ ngoài và tách phần nhân xanh bên trong.
  • Cho hạt sen lên bếp luộc 5 - 7 phút với nước sôi để không bị đắng chát.
  • Lấy đường phèn, lá dứa đã chuẩn bị đun cùng với nước đến khi đường tan hết.
  • Hạt sen đã trần sơ sẽ cho vào nồi nước đường phèn đun đến khi hạt chín mềm thì tắt bếp.
trào ngược dạ dày gây đắng miệng nên làm gì

Ăn chè hạt sen giúp cải thiện chứng bệnh dạ dày nhanh chóng

6. Uống sinh tố từ trái lê

Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày đắng miệng thường xuyên do bệnh dạ dày, hãy thử dùng trái lê đem nấu nước hoặc uống nước ép lê. Kiên trì hàng ngày uống sinh tố lê sẽ giảm cảm giác nóng rát, đắng gắt tại khoang miệng do bệnh dạ dày gây ra.

  • Chuẩn bị: 3 quả lê, sữa tươi, sữa đặc, muối.
  • Lê mua về rửa sạch vỏ sau đó ngâm với nước muối từ 5 - 7 phút.
  • Cắt lê thành từng miếng nhỏ, loại bỏ phần hạt để tránh bị đen nước.
  • Cho lê đã cắt vào cối xay cùng với 150ml sữa đặc và 350ml sữa tươi.
  • Hỗn hợp đã được làm nhuyễn thì cho khoảng 3 - 5 viên đá vào xay nhuyễn.
  • Đổ sinh tố lê ra cốc rồi từ từ thưởng thức, người bệnh có thể tăng hoặc giảm lượng sữa tùy theo khẩu vị.

7. Ngăn chặn các nhân tố gây trào ngược

Cần biết, những giải pháp trên có thể giúp bạn tạm giảm cảm giác đắng miệng do bệnh dạ dày, nhưng không thể phòng ngừa nguy cơ tái phát một cách triệt để. Trong khi đó, một trong những căn nguyên lớn nhất gây trào ngược dạ dày đắng miệng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Do vậy, để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra thì điều bạn cần làm chính là ngăn chặn căn nguyên sâu xa gây trào ngược. Tốt nhất, người bệnh ưu tiên các sản phẩm đem tới kết quả vượt trội như Viên uống dạ dày Ngự y mật phương.

Viên uống được sản xuất theo chuẩn Đông y thế hệ 2, đem tới hiệu quả chủ lực khi trị các chứng bệnh mạn tính như dạ dày. Cơ chế hoạt động của viên uống là tác động trực tiếp vào cơ địa dạ dày yếu của người bệnh, phục hồi những tổn thương tại dạ dày, giúp các triệu chứng bệnh như đắng miệng, trào ngược giảm hẳn.

Sau khi niêm mạc ổn định, người bệnh cũng có thể phòng được bệnh tái phát trong thời gian dài, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Viên uống dạ dày Ngự y mật phương được sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe bền vững, an toàn tối đa cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày.

viên dạ dày cải thiện chứng trào ngược

Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương thay đổi cơ địa người bệnh dạ dày

Nguyên căn xuất hiện trạng thái trào ngược dạ dày đắng miệng chủ yếu liên quan đến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Dựa trên trạng thái và nhân tố gây bệnh thì mọi người cần có hướng giải quyết phù hợp để không tác động tới vị giác và sức khỏe.

Lên đầu trang
Loading