I - Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ xuất hiện do virus thuộc chủng rhinovirus gây ra tổn thương hệ hô hấp trên. Trẻ từ 1 - 2 tuổi dễ mắc chứng cảm lạnh do ở giai đoạn này cơ quan miễn dịch chưa hoàn thiện nên không đủ sức chống lại nhân tố gây bệnh.
Trẻ bị nhiễm lạnh có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng cần thực hiện đúng cách để tránh mức độ bệnh diễn biến nguy hiểm (suy hô hấp, trẻ tím tái…). Để phát hiện bé bị cảm lạnh, cha mẹ có thể dựa trên một số dấu hiệu như sau:
- Trẻ hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi: các biểu hiện này khiến trẻ bị khó thở do nghẹt mũi rồi chuyển sang thở bằng miệng khiến miệng bị khô. Nước mũi ban đầu có màu trong loãng sau đó đặc dần và chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
- Vùng họng bị ngứa, đau họng và ho.
- Trẻ mệt mỏi, không có tinh thần vui chơi, nhức mỏi toàn thân.
- Người ấm ấm, sốt nhẹ.
- Trẻ bỏ ăn, quấy khóc.
- Ở vùng cổ hoặc sau đầu nổi hạch bạch huyết.
- Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng.
Có thể phát hiện sớm trẻ nhiễm lạnh qua các biểu hiện cơ bản
II - Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh
Yếu tố chính khiến trẻ bị nhiễm lạnh là do virus xâm nhập đường hô hấp và cơ thể trẻ không đủ sức để loại bỏ yếu tố gây bệnh ra ngoài cơ thể. Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cảm lạnh ở trẻ được biểu hiện cụ thể như sau:
- Trẻ hít phải các loại virus gây cảm lạnh (phổ biến là Rhinovirus) qua đường đường hô hấp. Loại virus này sẽ đi vào mũi họng, xâm nhập và gây tổn hại hệ thống niêm mạc. Nếu không được tiêu diệt ở vị trí này, các loại virus có thể tiến sâu vào trong khí phế quản và phổi.
- Cơ quan miễn dịch chưa hoạt động ổn định, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng của trẻ yếu ớt.
- Thời tiết biến đổi thất thường làm cho phản xạ của cơ thể chưa đáp ứng kịp thời. Đây là cơ hội tốt cho virus dễ dàng tấn công mạnh mẽ và làm cho hệ hô hấp suy yếu, nhiễm bệnh.
- Bé tiếp xúc với các giọt nước bắn ra ngoài không khí của người bệnh cảm lạnh khi họ hắt hơi, khạc nhổ rơi vào đồ vật.
III - Biến chứng dễ gặp khi trẻ bị cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ nếu không điều trị đúng cách dễ phát sinh nhiều hệ lụy lớn tới hệ hô hấp và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là các biến chứng mà cha mẹ nên biết:
- Viêm đường hô hấp: Trẻ bị nhiễm lạnh lâu ngày không khỏi dễ phát triển thành viêm đường hô hấp trên, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phổi.
- Viêm tai giữa: Khu vực tai - mũi - họng là 3 bộ phận có móc nối chặt chẽ với nhau nên khi vùng mũi họng chịu thương tổn thì trẻ có thể mắc viêm tai giữa lớn do bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này, cơ thể trẻ bị suy yếu và tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công mũi họng, lan rộng đến tai và gây ra viêm tai giữa.
- Viêm phổi: Virus gây ra bệnh cảm lạnh có thể di chuyển vào sâu bên trong phổi và gây bệnh ở phổi. Trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh thường có sức đề kháng suy giảm từ đó tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây hại khác gây ra bệnh viêm phổi. Khi bị viêm phổi, trẻ dễ phát triển thành chứng bệnh: Khó thở, suy hô hấp, nhiễm trùng máu, suy gan thận, tràn dịch màng phổi…
- Ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ: Cảm lạnh kéo dài có thể làm cho cơ thể của trẻ nhỏ ngày càng mệt mỏi, tăng cảm giác chán ăn hoặc thậm chí là nhiều trẻ bỏ ăn, biếng ăn. Bên cạnh đó, một số trẻ còn gặp triệu chứng đau họng, tấy đỏ và sưng niêm mạc họng dẫn tới khó nuốt thức ăn, khiến cho em bé khó ăn, thậm chí là bỏ ăn.
- Làm giảm sự phát triển của trẻ: Khi mắc bệnh cảm lạnh, chuyện ăn uống của trẻ cũng giảm sút và không còn được như bình thường. Từ đó, lượng chất dinh dưỡng được bổ sung vào cơ thể giảm thấp, gây cản trở đến việc hoàn thiện thể chất và trí tuệ của con.
Ngoài ra, nếu trẻ nhiễm cảm lạnh gặp các biến chứng dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm thì đây là yếu tố bất lợi khiến bé chậm lớn, còi cọc và kém phát triển.
Con bị nhiễm lạnh kéo dài có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
IV - Cách chữa trị chứng cảm lạnh ở trẻ nhanh chóng
Cơ thể trẻ bị virus tấn công gây tổn thương đường hô hấp nên cha mẹ cần có cách điều trị khoa học để con nhanh khỏe, không xảy ra biến chứng. Cha mẹ nên kết hợp các biện pháp chăm sóc cụ thể dưới đây khi trẻ bị nhiễm lạnh:
1. Dùng sản phẩm nâng cao đề kháng cho bé
Cải thiện đề kháng là biện pháp giúp đẩy lùi bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, các giải pháp ổn định đề kháng hiện nay không duy trì miễn dịch bền vững cho trẻ và có thể khiến cho bệnh cảm lạnh tái phát nhiều lần.
Hiện nay, Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất đang được đánh giá cao về hiệu quả vượt trội, đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ và có thể ngăn chặn cảm lạnh tái phát đến vài năm.
Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương với công dụng ưu việt giúp cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Từ đó ngăn chặn và hỗ trợ chữa trị bệnh cảm lạnh hiệu quả, tăng cường sức khỏe và thể trạng cho trẻ nhỏ.
Các trường hợp trẻ bị cảm lạnh uống Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương sẽ giảm nhanh các triệu chứng (sốt cao, viêm họng, tắc ngạt mũi…) chỉ sau 2 - 3 ngày sử dụng. Sản phẩm còn ngăn ngừa tái phát cảm lạnh, cảm cúm cũng như nhiều bệnh ốm vặt khác của trẻ nhỏ nếu sử dụng đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên.
Sản phẩm an toàn, không gây bất kỳ mối nguy hại gì cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Thành phần có trong Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương có chứa 100% các thảo dược tự nhiên, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe như GACP, GSP…
Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy hiện đại bậc nhất tại Việt Nam đó là nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất. Đơn vị có quy mô, thiết bị tiên tiến hàng đầu cùng đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ có chuyên môn cao đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đóng góp lớn cho lĩnh vực Y Dược học nước nhà.
Tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương giúp xua tan cảm lạnh nhanh chóng
2. Tích cực bổ sung nước và chất điện giải
Nhiều trẻ bị cảm lạnh thường gặp vấn đề sốt cao, đổ nhiều mồ hôi hoặc thậm chí là rối loạn tiêu hóa (đi lỏng nhiều lần trong ngày). Các biểu hiện này khiến cơ thể trẻ bị thiếu nước, mất cân bằng điện giải gây cản trở hoạt động chuyển hóa.
Do vậy, phụ huynh cần cho trẻ uống thêm nước hoặc bổ sung oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tích cực cho bé ăn các loại hoa quả giàu vitamin như cam, bưởi, dâu tây, nho,... để bù nước và cung cấp các chất cần thiết để cơ thể nhanh hồi phục.
3. Hút sạch dịch mũi cho con
Sốt và chảy nhiều nước mũi là một trong những biểu hiện khó chịu khi trẻ bị nhiễm lạnh phải trải qua. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc chườm ấm để điều hòa thân nhiệt cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm sưng niêm mạc mũi xoang dẫn đến bài tiết quá nhiều dịch nước mũi thì cha mẹ cần dùng đồ chuyên dụng để loại bỏ dịch mũi. Khi chọn dụng cụ hút dịch nên ưu tiên sản phẩm có chất liệu mềm, giãn nở tốt để không tổn hại đến niêm mạc mũi của trẻ.
Khi trẻ mắc cảm lạnh nên hút dịch mũi nhằm thông thoáng đường thở
4. Cho con ăn uống đủ dưỡng chất
Ở thời điểm bé bị virus cảm lạnh tấn công sẽ xuất hiện cảm giác quấy khóc, chán ăn. Tuy nhiên, dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng để con nhanh hồi phục, sản sinh năng lượng để đào thải yếu tố gây bệnh.
Vậy nên giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein, vitam khoáng chất cùng chất xơ. Mẹ nên chế biến cho con ở dạng súp, loãng để bé dễ ăn đồng thời không tạo áp lực lớn đến cơ quan tiêu hóa.
5. Đáp ứng môi trường sống sạch sẽ
Môi trường hoặc không gian sinh sống xung quanh em bé có thể tác động rất lớn đến thời gian phục hồi và chữa khỏi bệnh cảm lạnh. Để giúp bé nhanh chóng vượt qua căn bệnh này, cha mẹ hãy thường xuyên làm sạch sàn nhà, đồ chơi, quần áo hoặc không khí trong phòng ngủ của bé.
Khi con bị cảm lạnh, sức khỏe của trẻ không được tốt nên cha mẹ cần hạn chế cho bé ra ngoài đường. Bởi môi trường ngoài đường tiềm ẩn nhiều loại mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây bệnh khiến bệnh có bé lâu khỏi.
V - Khi nào trẻ bị cảm lạnh nên khám bác sĩ?
Đối với trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) phụ huynh nên đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng của cảm lạnh (sốt cao, chảy nước mũi, quấy khóc, bỏ ăn).
Những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần khẩn trương đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ khi trẻ xuất hiện các vấn đề bất thường như sau:
- Cảm lạnh không thuyên giảm sau 5 ngày điều trị.
- Trẻ sốt 39 độ C trong nhiều ngày.
- Trẻ khó thở, thở khò khè, cơ thể tím tái.
- Trẻ ho nhiều ngày liên tục, ho có đờm (đờm có màu vàng, màu xanh, màu nâu).
- Trẻ hay lấy tay để xoa bên ngoài, tai chảy mủ (biểu hiện của viêm tai giữa).
Trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở nên được thăm khám bác sĩ
VI - Cần làm gì để phòng ngừa bệnh cảm lạnh ở trẻ
Trẻ bị cảm lạnh kéo dài và tiếp diễn nhiều lần sẽ gây tác động lớn tới sức khỏe của trẻ. Do vậy, phụ huynh cần nâng cao cảnh giác, cải thiện đề kháng cho trẻ để phòng ngừa việc trẻ bị nhiễm lạnh qua biện pháp dưới đây:
- Rửa tay chân cho bé thật sạch sẽ: Các bé lớn (trên 3 tuổi), phụ huynh nên hướng dẫn con vệ sinh tay chân các dung dịch sát khuẩn phù hợp. Đồng thời nhắc nhở bé làm sạch tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với nơi công cộng hoặc khi khi đại tiện, tiểu tiện.
- Tránh cho bé đứng quá gần với người nhiễm virus cảm lạnh hoặc nhắc nhở bé không đến gần người đang nhiễm bệnh cảm lạnh.
- Cần theo dõi để bé không đưa tay vào niêm mạc miệng để mút, đưa tay lên mắt hoặc mũi để dụi.
- Tích cực lau rửa đồ chơi, đồ dùng hoặc không gian sống của bé để loại bỏ dịch tiết có chứa virus gây bệnh cảm lạnh.
- Khi bé đi ra ngoài, cha mẹ nên mang theo dung dịch rửa tay khô để dễ dàng làm sạch tay và loại bỏ mầm bệnh trên tay cho bé.
- Hướng dẫn em bé cách che miệng lúc ho, hắt hơi để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.
VII - Giải đáp liên quan đến bệnh cảm lạnh ở trẻ
Con bị cảm lạnh là vấn đề sức khỏe được nhiều bậc phụ huynh quan tâm trong thời điểm dịch bệnh xuất hiện. Có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này được chúng tôi giải đáp cụ thể dưới đây:
1. Trẻ bị cảm lạnh bao nhiêu lần trong năm?
Số lần trẻ bị nhiễm lạnh trong một năm còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của em bé. Trong đó, độ tuổi của em bé là nhân tố quyết định đến tần suất mắc bệnh. Cụ thể là:
- Trẻ dưới 2 tuổi (trong độ tuổi đang tập đi) thường hay nghịch ngợm khám phá có thể nhiễm bệnh với tần suất khoảng 8 - 10 lần/năm.
- Trẻ chưa đến tuổi học mẫu giáo có thể bị cảm lạnh 9 lần/năm.
- Trẻ trong độ tuổi đến trường mầm non thì có thể mắc bệnh khoảng 12 lần/năm.
- Còn đối với trẻ từ 6 - 15 tuổi, có thể bị cảm lạnh từ 2 - 4 lần/năm.
Độ tuổi của trẻ sẽ chi phối đến số lần mắc chứng cảm lạnh trong năm
2. Trẻ bị cảm lạnh có sốt không?
Trẻ bị nhiễm lạnh CÓ THỂ BỊ SỐT, thông thường là trẻ chỉ bị sốt nhẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp sốt cao từ 38.5 đến 39 độ C. Khi sốt cao kéo dài thì trẻ nhỏ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, não bộ, co giật, mất nước hoặc rối loạn điện giải… Những biến chứng này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc làm hạn chế đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
3. Trẻ bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi?
Khi gia đình phát hiện sớm và thực hiện các chăm sóc khoa học thì bé bị cảm lạnh chỉ sau 4 - 10 ngày sẽ khỏi bệnh. Thông thường, khi mới mắc bệnh thì các triệu chứng bệnh cảm lạnh sẽ tăng dần mức độ và rầm rộ nhất vào sau 48 giờ nhiễm bệnh. Sau đó, các biểu hiện của bệnh sẽ giảm dần và hết hoàn toàn trong vòng 10 ngày sau khi bị bệnh.
Trẻ bị cảm lạnh không quá nguy hiểm, nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Do vậy, cha mẹ cần đọc kỹ những thông tin trong bài viết này để biết thêm cách chăm sóc cũng như điều trị bệnh tích cực, giúp trẻ nhanh khỏi ốm nhé.