Trẻ ra mồ hôi lưng, trán, đầu khi ngủ nguy hiểm không? Cần làm gì?

2023-10-06 14:46:01

Trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ xuất hiện ở nhiều lứa tuổi của trẻ khiến cha mẹ lo lắng đó có phải dấu hiện bất thường về sức khỏe. Thực chất việc bé ra mồ hôi lưng khi ngủ bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và yếu tố môi trường. Vậy nên cha mẹ hãy theo dõi các biểu hiện ở trẻ được chúng tôi tổng hợp chi tiết ở bài viết dưới đây để có đánh giá chính xác nhé!

I - Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ

Trẻ ngủ chảy nhiều mồ hôi chịu tác động từ nhiều nhân tố sinh lý và bệnh lý khác nhau. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ bắt nguồn từ những lý do sau:

1. Yếu tố sinh lý khiến bé ra mồ hôi lưng khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ khiến chất lượng giấc ngủ bị gián đoạn, thể chất bị tác động lớn. Yếu tố sinh lý gây nên hiện tượng này bao gồm:

Đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở trẻ nhỏ là cách điều hòa thân nhiệt của cơ thể về mức ổn định. Khi da của trẻ tiết ra nhiều mồ hôi thì cơ thể sẽ được làm mát trong điều kiện nóng bức, bí bách.

Tuy nhiên ở một số hoàn cảnh thì đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến bệnh lý như: chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tim bẩm sinh… Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của em bé thật chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu và lưng

Bé ra mồ hôi lưng khi ngủ bắt nguồn từ chứng đổ mồ hôi trộm

Do trạng thái bên trong cơ thể

Trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ còn chịu tác động từ những biến đổi bên trong cơ thể như:

  • Nhiệt độ trẻ tăng lên ở các trường hợp: Sốt, thời tiết oi nóng, trẻ mặc quá nhiều quần áo.
  • Dư thừa cân nặng: Điều này làm cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể trẻ tăng cao hơn mức bình thường và sinh ra nhiệt lượng lớn, dẫn đến da trẻ tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Cơ thể trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ thiếu canxi có thể gây ra rối loạn bài tiết mồ hôi ở đầu và lưng.
  • Có những thời điểm trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ sẽ có sự chuyển biến “ngoạn mục” đặc biệt giai đoạn tuổi dậy thì. Khi đó, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thất thường - nguyên nhân khiến bé ra mồ hôi lưng khi ngủ.
  • Hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bài tiết mồ hôi ở cơ thể trẻ, thế nhưng với những em bé thì hệ cơ quan này vẫn chưa được hoàn thiện. Và từ đó dẫn đến sự bài tiết mồ hôi ở đầu và lưng diễn ra quá mức.

2. Yếu tố bệnh lý khiến trẻ ra mồ hôi lưng

Khi ngủ, trẻ ra nhiều mồ hôi ướt đẫm ở lưng và đầu thì cha mẹ cũng không thể chủ quan. Trạng thái của cơ thể báo hiệu cơ thể trẻ đối mặt với các bệnh lý điển hình như:

  • Cảm lạnh: Khi bị nhiễm lạnh trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ do bài tiết mồ hôi kèm trạng thái sốt cao. Ngoài ra, trẻ cảm lạnh còn có biểu hiện như tắc nghẹt mũi, ho, quấy khóc, bỏ bú hoặc chán ăn.
  • Tăng huyết áp: Mẹ đừng chủ quan vì trẻ nhỏ vẫn có thể tăng huyết áp, việc này khiến cho hệ tuần hoàn và tim mạch phải hoạt động quá tải, người nóng bừng bừng và đổ nhiều mồ hôi.
  • Cường giáp: Bé ra mồ hôi lưng khi ngủ do chứng cường giáp với biểu hiện nhịp tim đập rất nhanh, chuyển hóa cơ thể tăng cao. Chính điều này đã làm cho da tiết ra nhiều mồ hôi đặc biệt vào thời điểm vào ban đêm khi trẻ ngủ.
  • Nhiễm trùng: Cơ thể bé nhiễm trùng sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt và sốt. Khi đó trẻ thường quấy khóc đồng thời trẻ ra mồ hôi lưng và đầu với số lượng lớn.
  • Suy tim: Trẻ mắc chứng suy tim sẽ xuất hiện chứng suy nhược, người uể oải mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều liên tục.
  • Tiểu đường: Trẻ mắc bệnh thường có đường huyết tăng cao gây rối loạn hoạt động bài tiết mồ hôi trên da từ đó làm mồ hôi chảy nhiều. Bên cạnh đó, trẻ có thêm các biểu hiện như giảm cân nhanh, người hay khát nước, đi tiểu nhiều.
trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ có thể do nhiễm lạnh

3. Bé đổ mồ hôi lưng khi ngủ do nguyên nhân khác

Bên cạnh yếu tố sinh lý và bệnh lý khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu và lưng thì còn những nhân tố dưới đây tác động đến hoạt động tiết mồ hôi:

  • Trẻ vận động nhiều quá mức: Vận động nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ làm cho nhiệt độ trong cơ thể trẻ tăng cao và khiến trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ cùng nhiều vị trí khác.
  • Phòng ngủ nóng: Nếu em bé sinh hoạt, nghỉ ngơi trong môi trường kín gió, thiếu ánh sáng thì việc ra mồ hôi lưng khi ngủ là điều tất yếu.
  • Khí hậu oi bức: Điều kiện thời tiết quá nóng bức đặc biệt vào mùa hè dễ tác động đến thân nhiệt của trẻ nhỏ. Lúc này cơ thể trẻ buộc phải tiết ra nhiều mồ hôi để ổn định lại thân nhiệt khiến trẻ ra nhiều mồ hôi ở lưng và đầu.
  • Trẻ căng thẳng, lo lắng: Sự bất ổn về tâm lý (căng thẳng, lo lắng) là thủ phạm khiến cho bé ra mồ hôi lưng khi ngủ. Tâm lý lo lắng, sợ hãi có thể xuất phát từ môi trường lớp học (áp lực trong học tập, mối quan hệ với bạn bè) hay yếu tố gia đình.

II - Trẻ sơ sinh ra mồ hôi lưng và đầu có nguy hiểm không?

Việc bé ra mồ hôi lưng khi ngủ là phản ứng tự nhiên khi môi trường nóng bức hoặc vừa trải qua hoạt động thể chất. Vậy nên chả mẹ không cần lo lắng vì quá trình tỏa nhiệt này không gây hại đến sức khỏe bé.

Lúc này mẹ cần kiểm tra quần áo, tã lót của xem có dày gây nóng bức cho trẻ. Ngoài ra mẹ hãy kiểm tra tới nhiệt độ phòng của trẻ xem có ngột ngạt hoặc chế độ dinh dưỡng của trẻ có thiếu chất (canxi, vitamin D) hay không.

Nếu sau khi đã giải quyết các vấn đề trên mà cơ thể trẻ vẫn tiếp tục ra nhiều mồ hôi ở lưng thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay. Lúc này trẻ được các bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám để có kết luận cụ thể và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Đặc biệt là khi trẻ ra nhiều mồ hôi lưng kết hợp với những triệu chứng nguy hiểm như: Khó thở, thở khò khè, nôn mửa nặng nề, ngủ ngáy, đau cứng cổ, quấy khóc, bỏ ăn. Trong các trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay để tránh gây ra biến chứng sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng.

trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ có nguy hiểm không

Cha mẹ nên theo dõi tần suất trẻ ra mồ hôi lưng và đầu trong thời gian ngủ

III - Cách khắc phục khi trẻ bị mồ hôi trộm ở lưng

Trong trường hợp trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ với tuần suất liên tục, kéo dài thì cha mẹ nên đưa con đến các đơn vị y tế để thăm khám. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ để giảm ra mồ hôi ở lưng và đầu khi ngủ ở trẻ nhỏ như sau:

1. Luôn giữ cho cơ thể trẻ được mát mẻ

Các mẹ bỉm vì thiếu kinh nghiệm nên thường quấn nhiều lớp tã dầy hoặc cho bé mặc nhiều quần áo. Điều này khiến trẻ luôn trong trạng thái bí bách, khó chịu và lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Do đó, hãy cho em bé mặc loại quần áo hoặc tã thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Mặt khác cha mẹ nên theo dõi nhiệt độ ngoài trời để lựa chọn, cân nhắc trang phù hợp nhất cho bé.

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi liên tục môi trường nghỉ ngơi của trẻ. Nếu nhiệt độ phòng quá nóng thì cha mẹ nên sử dụng thêm điều hòa hoặc mở cửa sổ cho phòng được thông thoáng để xua tan đi cảm giác nóng bức.

2. Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D

Thiếu canxi là lý do dẫn đến việc trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ liên tục và kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, canxi chỉ được tổng hợp và thu nạp tốt nhất khi cơ thể trẻ có đủ hàm lượng vitamin D. Do vậy, để gia tăng canxi cho cơ thể và giảm thiểu sự bài tiết mồ hôi ở lưng và đầu ở trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tập trung tăng cường vitamin D.

Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ thông qua thực phẩm hàng ngày như sữa, tôm, cá, cua, hạt hạnh nhân… hoặc bằng sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian trước 9 giờ sáng, để cơ thể trẻ tiếp nhận ánh nắng mặt trời nhằm thúc đẩy quá trình hình thành vitamin D trong cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong 20 - 30 phút và trước 9 giờ sáng để tránh gây hại tới làn da mỏng manh và nhạy cảm ở trẻ nhỏ.

trẻ đổ mồ hôi lưng và đầu khi ngủ cần làm gì

Cho trẻ tắm nắng là cách tăng cường vitamin D hiệu quả

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học:

Dinh dưỡng là một trong các nhân tố tác động đến hoạt động của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Để hạn chế trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi lưng khi ngủ thì cha mẹ cần sử dụng thực phẩm có tính mát, hỗ trợ tiêu hóa tốt như: dưa leo, bí đao, thanh long, cam, quýt, bưởi…

Ngoài ra, cần cho trẻ nhỏ bổ sung đủ lượng nước cần thiết thông qua sữa, nước canh trong bữa ăn, nước ép hoa quả và nước lọc. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất là động lực quan trọng để trẻ phát triển hệ thống cơ quan toàn diện.

Trẻ đổ mồ hôi lưng khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề bất thường về thể chất, tâm lý ở các em nhỏ. Cha mẹ nên quan sát tần suất và mức độ chảy mồ hôi để tránh nhiều tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chúng tôi tin rằng bài viết đã cho cha mẹ góc nhìn khách quan về chứng ra mồ hôi lưng và đầu ở trẻ.

Lên đầu trang
Loading