Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt & cách khắc phục cha mẹ nên biết

2023-10-19 09:27:23

Trẻ hay ốm vặt thường có trạng thái sụt cân, gặp nhiều biến chứng sức khỏe và làm chậm sự phát triển thể chất. Việc này kéo theo là bao nhiêu công chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ sẽ gần như quay trở lại “con số 0”. Vậy bé hay ốm vặt phải làm sao để cải thiện nhanh chóng? Có cách nào để phòng tránh việc con hay ốm vặt không? Chúng tôi sẽ bật mí nội dung chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

I - Nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt

Ốm vặt là thuật ngữ chung để chỉ trường hợp trẻ hay mắc các bệnh lý tái đi tái lại nhiều lần hoặc chỉ khỏi bệnh được vài tuần là trẻ lại ốm tiếp. Bé hay ốm vặt với những căn bệnh điển hình như: cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy…

Việc bé liên tục mắc các bệnh vặt khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với môi trường mới bắt nguồn từ các nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém

Trẻ nhỏ khi nằm trong bụng mẹ đên giai đoạn 6 tháng tuổi thường ít khi mắc bệnh vặt do nhận được kháng thể từ người mẹ. Các loại kháng thể được sản sinh sau đó chuyển qua nhau thai hoặc xuất hiện trong sữa mẹ.

Tuy nhiên, kháng thể chống lại mầm bệnh sẽ giảm dần về liều lượng khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Bên cạnh đó giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi - 36 tháng tuổi thì hệ thống miễn dịch chưa ổn định nên nguy cơ trẻ ốm vặt rất lớn.

hệ miễn dịch ở bé yếu

Hệ miễn dịch suy yếu thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ rất lớn

2. Bé hay ốm vặt do hệ tiêu hóa kém

Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa của bé cũng chưa được hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Điều này khiến cho trẻ hay gặp vấn đề về tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy) hoặc nguy cơ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày).

Tiêu hóa kém làm cản trở việc thu nạp và biến đổi các hợp chất dinh dưỡng. Từ đó, làm suy giảm sức khỏe và giảm khả năng chống đỡ lại với mầm bệnh từ bên ngoài. Vì vậy khi cơ quan tiêu hóa vận hành kém linh hoạt, hiệu quả thì trẻ hay ốm vặt.

3. Chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thiếu khoa học

Nhiều cha mẹ quan niệm rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt mà không quan tâm các dưỡng chất trong bữa ăn của trẻ có đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể hay không. Ăn uống không đủ chất sẽ gây suy giảm miễn dịch, làm chậm sự phát triển khiến bé hay ốm vặt.

Phần lớn thực đơn ăn uống của bé nhiều chất đạm, chất béo nhưng không đủ vitamin, khoáng chất (có trong hoa quả, rau củ). Mặt khác, trẻ nhỏ không vệ sinh đúng cách hàng ngày là điều kiện khiến cho mầm bệnh dễ dàng đi vào cơ thể.

Ngoài ra, bàn tay của trẻ cầm nắm nhiều thứ, rất dễ nhiễm nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau. Vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên tắm rửa cho trẻ, rửa tay trẻ bằng xà phòng sát khuẩn để hạn chế nguy cơ trẻ hay ốm vặt.

chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Bé có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ hay mắc ốm vặt

4. Gia đình bao bọc con quá mức

Nhiều gia đình hiện đại có điều kiện kinh tế tốt thường bao bọc con để cản trở con tiếp xúc với yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài.

Sự bao bọc quá mức đó khiến cơ thể trẻ không khỏe mạnh vì hạn chế tiếp xúc với bên ngoài nên khó hình thành “trí nhớ miễn dịch”. Việc giữ con khư khư trong bốn bức tường ở nhà có thể khiến cho cơ thể trẻ không tiếp nhận đủ vitamin D.

Cơ thể thiếu vitamin D làm cản trở việc tổng hợp canxi gây nên bệnh lý xương khớp hoặc còi xương, trẻ hay ốm vặt. Ngoài ra, sự bao bọc còn tác động đến yếu tố tâm lý, trẻ dễ nhút nhát, rụt rè và không tự tin khi đi ra ngoài xã hội.

5. Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng

Trẻ cảm quấy khóc mỗi khi đến bữa ăn hoặc biếng ăn dễ phát sinh hiện tượng bé hay ốm vặt, tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn. Khi trẻ lười ăn khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng tức là thiếu đi yếu tố cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch vững mạnh.

Trẻ biếng ăn sẽ làm cho chức năng đề kháng suy giảm hơn so với những trẻ bình thường. Nếu lỡ mắc ốm vặt thì tình trạng bệnh thường kéo dài hơn, khó khỏi hơn hoặc gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

biếng ăn dẫn đến con hay ốm vặt

Bé hay ốm vặt do lười ăn hoặc không hứng thú khi ăn

6. Hệ lụy của việc uống nhiều kháng sinh

Việc lạm dụng kháng sinh không tốt cho trẻ bởi thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi khuẩn có trong đường ruột. Lưu lượng lợi khuẩn và hại khuẩn bị chênh lệch lớn làm cho trẻ kém hấp thu gây suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch không còn “mạnh mẽ” nữa thì vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, việc dùng nhiều kháng sinh làm giảm lượng cytokine (nhân tố quan trọng để duy trì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ). Từ đó càng làm cho sức đề kháng của trẻ yếu khiến trẻ hay ốm vặt và trở thành “vòng xoắn bệnh lý” nguy hiểm khó được cải thiện.

Vì thế, khi thấy em bé chỉ mới sốt nhẹ, ho húng hắng thì cha mẹ không nên nóng vội cho trẻ dùng kháng sinh. Cha mẹ nên vận dụng các biện pháp dân gian để giảm thân nhiệt và cải thiện cơn ho ngay lập tức. Trường hợp biểu hiện bệnh không gian mới cho con dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

II - Các giai đoạn bé hay ốm vặt cha mẹ nên biết

Bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển, trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ ốm vặt do chức năng miễn dịch chưa ổn định. Ở một số giai đoạn đặc biệt trẻ hay ốm vặt khiến gia đình lo lắng như:

  • Từ 6 tháng đến 3 tuổi: Giai đoạn này kháng thể từ người mẹ truyền sang thông qua sữa mẹ giảm dần về nồng độ. Do vậy tần suất mắc các bệnh vặt ở trẻ gia tăng đột biến làm cho nhiều mẹ “trở tay không kịp”.
  • Từ 3 đến 6 tuổi: Khoảng thời gian này, sức đề kháng của trẻ đã dần được cải thiện và trở nên “mạnh mẽ” hơn. Tuy nhiên, trẻ lại đi học mầm non và tiếp xúc với nhiều bạn bè, khám phá đủ thứ từ môi trường xung quanh làm tăng nguy cơ khiến cho mầm bệnh xâm nhập. Các bệnh vặt dễ gặp ở trẻ nhỏ giai đoạn này là bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…
  • Từ 6 tuổi trở lên: Tần suất trẻ ốm vặt đã thuyên giảm hơn so với các giai đoạn trước, thế nhưng nếu cha mẹ chủ quan không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì nguy cơ ốm vặt vẫn xảy ra.

Nếu trẻ biếng ăn hoặc gặp phải vấn đề kém hấp thu dinh dưỡng thì cha mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm sữa, hoặc các sản phẩm nâng cao sức đề kháng.

bé hay ốm vặt ở giai đoạn nào

Trẻ trong thời gian 6 tháng - 36 tháng tuổi dễ bị ốm vặt liên miên

III - Trẻ con hay bị ốm vặt có nguy hiểm không?

Ốm vặt có thể ngăn cản tiến trình phát triển thể trạng, tâm sinh lý và trí tuệ ở trẻ. Khi bị ốm thì việc hấp thu dinh dưỡng giảm sút làm cho bé chán ăn hoặc ăn uống không ngon miệng. Do vậy, cơ thể trẻ nhỏ sẽ rơi vào trạng thái “đói năng lượng”, thiếu dinh dưỡng và hậu quả tất yếu làm trì trệ đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ hay ốm vặt sẽ thiệt thòi hơn các bạn bè cùng độ tuổi, thậm chí làm suy giảm sức đề kháng. Khi chức năng đề kháng kém là “gốc rễ” gây ra hàng loạt bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ như: lao phổi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cảm cúm…

Nhiều bé hay ốm vặt nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn đã phải nhập viện vì những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, khó thở, rối loạn nhịp tim… hoặc đe dọa tới tính mạng.

Vì thế, nếu không muốn con mình bỏ lỡ những cơ hội phát triển quý giá hoặc phải chịu đựng những hệ lụy nguy hiểm do ốm vặt gây ra thì trước hết mẹ bỉm sữa cần phải khắc phục tình trạng càng sớm càng tốt.

IV - Bé hay ốm vặt phải làm sao để ổn định sức khỏe?

Con hay ốm vặt là mối bận tâm lớn của cha mẹ khi chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến con nhiễm bệnh. Vậy nên trẻ ốm vặt thì gia đình hãy vận dụng những cách thực hiện dưới đây:

1. Đa dạng các nguyên liệu trong bữa ăn của bé

Cơ thể đủ chất mới sản sinh ra nhiều năng lượng để loại bỏ nhanh các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vậy nên trong thực đơn hàng ngày gia đình nên cho con thu nạp đầy đủ nhóm chất như tinh bột - protein - chất xơ - vitamin và khoáng chất.

Trong đó tinh bột được biến đổi thành glucose, bổ sung năng lượng cho tế bào hệ miễn dịch. Protein là chất giúp củng cố sức mạnh hệ thống miễn dịch đồng thời sửa chữa tổn thương do ốm vặt gây ra.

Ngoài ra, chất xơ từ rau củ quả sẽ giúp con cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và hạn chế suy dinh dưỡng. Các nhóm vitamin A, C, D, E sẽ giúp kích thích tăng cường hệ miễn dịch quan trọng giúp đẩy lùi hiện tượng bé hay ốm vặt. Vậy nên cha mẹ cần đáp ứng bữa ăn đủ chất để cải thiện sức khỏe toàn diện, tránh việc trẻ hay ốm vặt.

con hay ốm vặt phải làm sao

Gia tăng nhóm thực phẩm giàu tinh bột cho bé hàng ngày

2. Cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bé

Trẻ nhỏ luôn thích khám phá, trải nghiệm các vấn đề ở đời sống sinh hoạt. Tuy nhiên đây là khu vực trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm tấn công đến sức khỏe của bé. Do đó cha mẹ cần nâng cao đề kháng tự nhiên cho con nhằm tạo nền tảng sức khỏe vững chắc.

Theo chuyên gia, đường ruột là khu vực xuất hiện nhiều cơ quan miễn dịch vì vậy cha mẹ cẩn cải thiện hệ vi sinh ở ruột để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế trẻ hay ốm vặt. Vậy nên gia đình nên cung cấp các lợi khuẩn cho con với nhiều chủng loại khác nhau như: dạng bột, lỏng hòa trộn ở sữa mẹ hoặc sữa công thức.

3. Tăng cường vận động, rèn luyện ở trẻ

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì việc tham gia các bài tập vận động phù hợp với lứa tuổi là cách để tránh hiện tượng bé hay ốm vặt hiệu quả. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính của bé mà cha mẹ hãy cho con trải nghiệm hoạt động như chạy bộ, bơi lộ, thể dục dụng cụ, khiêu vũ,...

Đối với các bé sơ sinh cha mẹ có thể massage toàn thân, tập các cử động đơn giản để hệ thống cơ xương phát triển và tăng lưu thông máu.

trẻ hay ốm vặt nên làm gì

Cho bé tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe

4. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng

Theo quan điểm của Đông y, trẻ hay ốm vặt do cơ địa suy yếu khiến cho các yếu tố từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và dẫn đến suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc ốm vặt.

Tuy nhiên, để tìm được một sản phẩm cải thiện được cơ địa cho trẻ nhỏ hiện nay là rất khó khăn. Chỉ có Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có thể tác động đến cơ địa của trẻ nhỏ, giúp nâng cao sức đề kháng vượt trội và đẩy lùi ốm vặt.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương bao gồm 2 dạng: siro và viên nén trong đó dạng siro có hương vị thảo dược, dễ uống phù hợp cho đối tượng trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương là sản phẩm giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện ở trẻ nhỏ với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên, nâng cao chính khí và vệ khí, bồi bổ cơ thể, giúp hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch vững chắc ở trẻ nhỏ.
  • Chặn đứng các triệu chứng ở trẻ hay ốm vặt: Sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng chỉ sau 2-3 ngày. Để từ đó giúp trẻ hạn chế các biến chứng do ốm vặt gây ra.
  • Ngăn ngừa ốm vặt tái phát tới nhiều năm khi cho trẻ sử dụng đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên.

Hơn thế nữa, sản phẩm còn đặc biệt an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ, 100% thành phần của sản phẩm đều có nguồn gốc từ thảo dược, đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe theo quy định của Bộ Y tế.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương không gây tác dụng phụ nguy hiểm như việc sử dụng các loại thuốc Tây Y (buồn ngủ, suy giảm chức năng gan, kháng thuốc…).

Sử dụng đủ liệu trình Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương hạn chế bé hay ốm vặt nhờ đó dễ tăng cân và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não.

bé hay ốm vặt phải làm sao

Siri Ngự Y Mật Phương giúp cải thiện đề kháng của bé nhanh chóng

V - Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt hiệu quả

Bé hay ốm vặt với tần suất liên tục tạo ra nhiều tác động xấu đến tiến độ phát triển của con. Vậy nên để tránh việc con thường xuyên mắc bệnh vặt thì cha mẹ nên ghi nhớ điều sau

  • Cho bé bú mẹ 6 tháng đầu: Bé cần bú sữa mẹ hoàn toàn để có cơ hội tiếp nhận dưỡng chất, kháng thể cần thiết.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho bé: Tiêm vacxin giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế cảm cúm, ốm vặt.
  • Đáp ứng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh: Các bữa ăn của bé cần cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất để ổn định hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ.
  • Duy trì thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ: Dạy con cách vệ sinh tay chân sau khi vui chơi và trước - sau các bữa ăn để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trú ngụ ở tay. Đồng thời lau chùi đồ chơi hoặc các vật dụng mà bé hay tiếp xúc để hạn chế yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.
  • Hạn chế cho trẻ đến gần người có bệnh truyền nhiễm: Nếu trẻ tiếp xúc thì phải có biện pháp bảo vệ trẻ như đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, vệ sinh mũi họng…

Trẻ em luôn là những thiên thần cần được che chở và bảo vệ, nhất là khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện và rất hay ốm vặt. Mong rằng những thông tin trên đã mang tới cho cha mẹ toàn bộ kiến thức cần biết về trẻ hay ốm vặt để giúp con sẽ luôn khỏe mạnh, không còn tái phát bệnh nhiều lần

Lên đầu trang
Loading