Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là bị bệnh gì? Cách xử lý như thế nào?

2024-06-11 11:36:57

Ho kèm đờm, sổ mũi nhưng không sốt là triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Vậy những bệnh lý cảnh báo là gì? Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có nguy hiểm không? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này.

I. Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cảnh báo bệnh gì?

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt là tình trạng trẻ thường ho nhiều đi kèm với xuất hiện dịch tiết ở đường hô hấp dưới dạng đờm tiết ra ở hầu họng, hốc mũi, phế quản... gây chảy nước mũi nhưng không sốt, có thể có thêm biểu hiện thở khụt khịt, khò khè. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý sau: 

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là khi thời tiết đột ngột có những thay đổi bất ngờ, hoặc khi trời nồm ẩm (đây đều là những điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tấn công và khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh). Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ mắc bệnh cảm lạnh đó là sổ mũi, ho có đờm, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt do vi rút cảm lạnh gây viêm đường hô hấp trên.

2. Viêm họng cấp

Trẻ nhỏ bị viêm họng cấp cũng gây ra các triệu chứng như ho có đờm sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ khi mới mắc bệnh. Đây là một loại bệnh có liên quan đến vi khuẩn hoặc vi rút. Các mầm bệnh này tấn công trực tiếp vào vùng hầu họng, đường hô hấp trên. Giai đoạn về sau khi bệnh chuyển biến nặng hơn trẻ nhỏ nhiễm viêm họng cấp thường bị sốt cao, có thể sốt lên đến 40 độ, biến chứng hiếm gặp còn có thể dẫn đến co giật. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu nhanh chóng, tránh xảy ra những hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng tới não bộ, tim mạch.

3. Chảy dịch mũi họng

Chảy dịch mũi là tình trạng niêm mạc mũi tăng cường tiết dịch nhầy, chúng có thể chảy xuống họng và kéo theo đó là các vi khuẩn gây bệnh cũng di chuyển xuống họng. Từ đó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ở vùng hầu họng. Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện ho có đờm, sổ mũi nhưng không sốt, các triệu chứng này có thể dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Chảy dịch mũi thường có liên quan đến các yếu tố như sau: thời tiết hanh khô, dị ứng, viêm mũi dị ứng…

4. Viêm phế quản 

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản là nguyên nhân khiến cho vùng hầu họng có nhiều dịch nhầy, lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách ho để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc bệnh này còn có triệu chứng thở nhanh, thở gấp.

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý về đường hô hấp

5. Viêm tắc nghẽn thanh quản

Thêm một nguyên nhân khác gây ra tình trạng trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt đó là do viêm tắc nghẽn thanh quản. Thủ phạm gây ra tình trạng này do vi rút, chúng gây tổn thương thanh quản, khiến bộ phận bị viêm sưng. Trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này, biểu hiện bệnh thường diễn ra vào ban đêm khiến bé khó thở.

6. Viêm xoang

Đây cũng là bệnh dễ gặp phải ở trẻ nhỏ nếu trẻ bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp nhưng không được điều trị đúng cách khiến bị dai dẳng và gây biến chứng chuyển sang viêm xoang. Niêm mạc xoang bị sưng phù nề và tiết nhiều dịch nhầy, dịch nhầy bị bít tắc ở xoang sẽ chảy xuống họng gây ho và chảy ra ngoài đường mũi gây sổ mũi. Nhiễm trùng hô hấp gây viêm xoang nếu bắt nguồn do virut gây ra thường sẽ không gây sốt hoặc nếu có sẽ chỉ sốt nhẹ.

7. Trào ngược axit dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản và hầu họng kích ứng họng gây ho có đờm. Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thường xuất phát từ yếu tố bẩm sinh như hở van tâm vị, dị dạng thực quản, thoát vị hiatal...

>>> XEM THÊM: TOP 10 Siro trị ho sổ mũi cho bé an toàn, hiệu quả

II. Trẻ bị ho có đờm sổ mũi không sốt có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt còn phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa của từng em bé và nguyên nhân bệnh lý gây ra triệu chứng. 

Với trường hợp do cảm lạnh, những trẻ có hệ miễn dịch và cơ địa khỏe mạnh, nếu chăm sóc đúng cách thì khoảng 2-3 ngày thì trẻ có thể khỏi bệnh hết triệu chứng. Ngược lại, trẻ có sức khỏe yếu thì bệnh và triệu chứng có thể tiến triển nặng hơn. 

Trong trường hợp nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm sổ mũi không sốt xuất phát là do bệnh lý thì phụ huynh cần đưa em bé đến ngay các bệnh viện uy tín chuyên khoa để khám chữa gốc bệnh. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tùy vào từng loại bệnh lý trẻ mắc sẽ có loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh.

Với những bé từ 3 tuổi trở lên chỉ ho và không bị sốt, cha mẹ có thể cho em bé sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ho có đờm sổ mũi.

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt có nguy hiểm không?

>>> XEM THÊM: 8 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa, phòng dịch bệnh

III. Cách chăm sóc trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt

Khi trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt trong thời dài mãi không khỏi hoặc có đi kèm với biểu hiện nguy hiểm (khó thở, bỏ ăn hoặc bỏ bú, ra nhiều mồ hôi, co giật, đờm của trẻ có màu bất thường hoặc mùi hôi khó chịu) thì phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu các triệu chứng này là do bệnh lý thì nên cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ thì cha mẹ nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ để giúp trẻ nhỏ phục hồi sức khỏe tốt hơn như sau:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé: biện pháp này sẽ giúp làm loãng đờm, dịch nhầy vùng hầu họng và mũi xoang của bé, làm dịu niêm mạc họng. Nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ nhanh chóng.
  • Cho trẻ ăn các loại đồ ăn mềm (cháo, thực phẩm xay nhỏ, canh…): Đây là các món giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, dễ tiêu hóa, giúp trẻ dễ dàng ăn khi ho có đờm, sổ mũi. Từ đó giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe tốt hơn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có tính kích ứng niêm mạc mũi họng: Ví dụ hạn chế sùng các loại thực phẩm như: cua, cá, hải sản, tôm… vì có thể làm nặng thêm tình trạng ho có đờm sổ mũi.
  • Vệ sinh mũi và họng cho bé bằng nước muối sinh lý: Việc làm này giúp làm sạch và loại bỏ đờm, dịch nhầy bám và niêm mạc mũi họng.
  • Giữ ấm cơ thể trẻ: Khi thời tiết lạnh, cha mẹ nên cho trẻ mặc ấm hoặc không cho trẻ ở trong không gian có bật điều hòa quá lạnh. 
  • Không để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoăc gây hại cho đường hô hấp trên chẳng hạn như lông động vật, hóa chất độc, khói bụi, nguồn nước bẩn…
  • Có thể vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé: Giúp loại bỏ đờm cho trẻ dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹo nhỏ này cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu trong hệ hô hấp của trẻ. Tránh vỗ mạnh hoặc vỗ quá lâu.

Hy vọng với những thông tin cung cấp từ bài viết trên, bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc trẻ khi có các triệu chứng ho có đờm sổ mũi không sốt. Việc nắm bắt thông tin chính xác và chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ