Trẻ lờ đờ mệt mỏi là thế nào? 2 cách cải thiện thể trạng cho bé hiệu quả

2023-12-22 09:05:25

Có nhiều lúc các bậc phụ huynh thấy trẻ lời đời mệt mỏi, tinh thần thiếu tỉnh táo sẽ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của con. Vậy nên việc phát hiện sớm các biểu hiện mệt mỏi ở trẻ và nguyên nhân gây bệnh là cách hiệu quả để con khỏe mạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin từ nội dung bài viết dưới đây nhé!

I - Các biểu hiện khi trẻ lờ đờ mệt mỏi

Trẻ nhỏ không thể bày tỏ cảm giác mệt mỏi với người lớn nhất là với trẻ chưa biết nói hoặc trẻ chưa nhận thức trạng thái sức khỏe của mình. Vậy nên mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu cho thấy trẻ người lờ đờ mệt mỏi như sau:

  • Trẻ giảm sự năng động, tinh nghịch như bình thường: Đối với hoạt động trẻ từng yêu thích, tham gia nhiệt tình thì lúc này trẻ sẽ có xu hướng từ chối tham gia. Hoặc nếu có nhập cuộc vui chơi thì cũng bộc lộ sự lờ đờ, không có tinh thần hứng khởi.
  • Thay đổi trong hành động: Lúc này trẻ vui chơi một cách thụ động, giảm tương tác với những người xung quanh, ít nói chuyện với bạn bè hoặc với các thành viên trong gia đình.
  • Buồn bã, chán nản: Gương mặt của trẻ tỏ vẻ buồn bã, trẻ không cười nói vui vẻ với mọi người xung quanh.
  • Căng thẳng, lo lắng: Đứng trước những tình huống thông thường, trẻ bộc lộ sự lo lắng, căng thẳng dễ nhận thấy.
  • Gặp khó khăn trong học tập: Trẻ có trạng thái học trước quên sau, hiệu suất học tập giảm sút thất thường.
  • Thay đổi cảm xúc và tâm trạng: Trẻ có thể thu mình lại, suy nghĩ bi quan, rụt rè, kém tự tin khi tiếp xúc với nhiều người.
  • Thay đổi trong ăn uống: Khi trẻ lờ đờ mệt mỏi sẽ tác động đến vị giác dẫn đến hiện tượng không muốn ăn, sức ăn giảm so với bình thường hoặc không muốn bú sữa mẹ (đối với trẻ sơ sinh).
  • Không quan tâm đến môi trường xung quanh: Trẻ phản ứng với các kích thích từ bên ngoài, dường như không bận tâm đến những thứ đang diễn ra xung quanh mình.
trẻ lờ đờ mệt mỏi

Trẻ trong trạng thái tinh thần uể oải, thiếu sức sống

II - Nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi mắt lờ đờ

Dựa trên các biểu hiện mệt mỏi, thiếu sức sống ở trẻ thì gia đình cần tìm ra các yếu tố tác động. Dựa trên điều đó, cha mẹ sẽ có hướng cải thiện sức khỏe của bé nhanh chóng, hiệu quả nhất.

1. Cơ thể thiếu nước

Thiếu nước, mất nước là “thủ phạm” khiến cho trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo. Mọi chu trình chuyển hóa trong cơ thể đề cần tới nước, nếu thiếu nước thì các hoạt động rơi vào sự ngưng trệ.

Trẻ lờ đờ mệt mỏi vì thiếu nước chịu chi phối từ các nhân tố như sau:

  • Trẻ bị đi lỏng (tiêu chảy) nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ ít uống nước hoặc ít được bú mẹ.
  • Trẻ ra quá nhiều mồ hôi trong ngày.
  • Trẻ sốt cao hoặc mắc phải một số bệnh lý gây mất nước.

Cơ thể trẻ mất nước sẽ có các dấu hiệu háo khát nên mẹ cần quan sát cẩn thận để con uống nước hoặc uống sữa đầy đủ. Đối với trẻ đã cai sữa mẹ nên tập cho con thói quen uống nhiều nước để giảm bớt sự mệt mỏi, cải thiện sự tập trung.

2. Ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ tốt sẽ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe và ổn định thể trạng trong thời gian ngắn. Đối với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì thời gian ngủ của em bé khác nhau như:

  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Ngủ 12 - 14 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 3 - 6 tuổi: Mỗi ngày cần ngủ 10-12 tiếng.
  • Trẻ từ 7 - 12 tuổi: Mỗi ngày ngủ 10-11 tiếng.
  • Trẻ từ 12 - 18 tuổi: Mỗi ngày ngủ 8-9 tiếng.

Khi không ngủ đủ giấc dễ xuất hiện trạng thái trẻ lờ đờ mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng hay bị ốm vặt… Để biết trẻ có thiếu ngủ hay mất ngủ thì cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan sát, quan tâm đến thời gian ngủ của trẻ.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ chịu tác động từ các vấn đề như: Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa hoặc tim mạch… Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ phòng ngủ, ánh sáng phòng, việc cách âm ở phòng cũng chi phối đến giấc ngủ.

Ngoài triệu chứng người mệt mỏi, mặt lờ đờ thì trẻ bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ có biểu hiện khác như: hay gặp ác mộng về đêm, chân tay bủn rủn, đau nhức đầu hoặc đau mỏi bất kỳ vị trí nào trên cơ thể…

trẻ mắt lờ đờ mệt mỏi

Thời gian ngủ không đủ khiến trẻ mệt mỏi, không có tinh thần hoạt động

3. Trẻ mắc các bệnh lý

Người lờ đờ mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải vấn đề sức khỏe bất thường. Nhiều căn bệnh ở trẻ nhỏ có thể gây ra triệu chứng này bao gồm: Cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, tay chân miệng, viêm phổi, sốt xuất huyết…

Các bệnh lý trẻ mắc phải sẽ tác động đến chức năng của nhiều bộ phận, cơ quan khiến năng lượng bị suy kiệt và gây mệt mỏi ở trẻ nhỏ.

Không chỉ có vậy, nhiều bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút có thể làm cho các tế bào miễn dịch phải hoạt động “hết công sức” để bảo vệ cơ thể, làm cạn kiệt nguồn năng lượng và suy giảm sức đề kháng.

4. Trẻ thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu hụt chất dinh dưỡng là nhân tố phổ biến khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, người không khỏe, mắt lờ đờ. Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng sẽ giảm quá trình sản xuất năng lượng từ đó suy yếu hoạt động của các cơ quan.

Cụ thể, thiếu hụt những chất dinh dưỡng như sau sẽ làm cho trẻ yếu mệt: Protein, vitamin B12, kẽm, magie, omega-3… Người lờ đờ mệt mỏi do cơ thể không cung cấp đủ sắt bởi khi thiếu sắt sẽ làm giảm việc vận chuyển oxy, dưỡng chất đi nuôi tế bào.

Ngoài ra, trẻ bị mệt mỏi do thiếu sắt còn có những dấu hiệu khác như: chán ăn, không có đủ sức lực để học tập, tham gia hoạt động thể dục thể thao, thường xuyên bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn, quầng mắt bị thâm đen…

Cơ thể trẻ lờ đờ mệt mỏi do thiếu sắt ở trẻ bắt nguồn từ các yếu tố như: Trẻ biếng ăn, kén ăn, ăn chay trường, trẻ không ăn thịt đỏ hoặc những loại thực phẩm giàu sắt…

nguyên nhân trẻ lờ đờ mệt mỏi

Cơ thể trẻ không có đầy đủ các dưỡng chất để sản sinh nguồn năng lượng

5. Trẻ gặp căng thẳng, áp lực

Trẻ em phải đối mặt với “guồng quay chóng mặt” về vấn đề học tập, thi cử khiến cho trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng. Khi tâm trạng trẻ chịu áp lực lớn sẽ khiến cho vùng cơ quanh mắt bị co lại, mí mắt mỏi mệt.

Bên cạnh đó, những suy nghĩ lo lắng về học tập, thi cử đổ dồn lên trẻ nhỏ có thể dẫn đến mức năng lượng trong cơ thể sụt giảm đột ngột. Những yếu tố này là tác động lớn gây ra sự mệt mỏi, lờ đờ ở trẻ đang trong độ tuổi đến trường.

Thêm vào đó, một số trẻ còn tiếp xúc nhiều quá mức với các thiết bị điện tử, sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính nhiều giờ liên tục. Tuy nhiên trẻ lại thiếu nghỉ ngơi làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái bất ổn, trẻ lờ đờ mệt mỏi.

III - Cách cải thiện chứng lờ đờ mệt mỏi ở trẻ

Trẻ mắt lờ đờ mệt mỏi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sinh hoạt hoặc có thể cản trở tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Vì vậy cha mẹ nên tham khảo cách điều chỉnh sức khỏe của trẻ cụ thể như sau:

1. Cân đối chế độ dinh dưỡng

Phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và khoa học để gia tăng đủ chất cho cơ thể bé. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cho con ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm, chất béo, tinh bột nhưng lại thiếu vitamin.

Điều này có thể khiến cho trẻ không có sức đề kháng tốt, dễ bị ốm vặt và dẫn đến cảm giác mệt mỏi, lờ đờ. Vì vậy để trẻ có tinh thần hoạt động, giảm mệt mỏi và mắc bệnh cha mẹ nên gia tăng vitamin như:

  • Vitamin A: giúp cơ thể tăng cường sức mạnh cho cơ bắp của trẻ, hạn chế triệu chứng mệt mỏi. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin A như: đu đủ, khoai tây, cà chua, cà rốt, khoai lang…
  • Vitamin C: cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh của bé đồng thời vitamin C tham gia vào hoạt động của các bộ phận, cơ quan. Nếu cơ thể thiếu vitamin C có thể dẫn đến hiện tượng trẻ lờ đờ mệt mỏi. Nguyên liệu chứa vitamin C như: dâu tây, cà chua, kiwi, cam, bưởi, ổi, xoài…
  • Vitamin nhóm B: nếu thiếu vitamin nhóm B đặc biệt vitamin B12, B6 thì cơ thể sẽ thiếu máu, mệt mỏi kéo dài, tổn thương hệ thần kinh và rối loạn giấc ngủ. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà mẹ không thể bỏ lỡ như thịt gà, thịt bò, gạo nguyên cám, sữa, khoai lang, ngô, thịt bò, khoai tây…
  • Vitamin D: thực hiện vận chuyển canxi vào đến tận xương, cải thiện thể chất đồng thời hấp thu dưỡng chất khác. Do vậy, mẹ nên cho trẻ ăn các món giàu vitamin D như: Lòng đỏ trứng, tôm, hàu, cá hồi cá thu.
cách giảm hiện tượng  người lờ đờ mệt mỏi

Cân đối dưỡng chất để cân bằng các nhóm chất cần thiết cho cơ thể

2. Nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ tốt sẽ khiến cơ thể trẻ tái tạo năng lượng đồng thời nâng cao tinh thần để vui chơi, học tập và ổn định sức khỏe. Vậy nên để cải thiện giấc ngủ và cải thiện trạng thái trẻ lờ đờ mệt mỏi thì bạn cần:

  • Tạo cho con thói quen nghỉ ngơi vào các khung giờ nhất định để ổn định đề kháng, xua tan mệt mỏi và giúp con phát triển chiều cao.
  • Tránh cho con xem tivi, điện thoại hoặc thiết bị thông minh ngay sát giờ ngủ.
  • Xây dựng không gian phòng ngủ yên tĩnh, có ánh sáng hợp lý, thoáng mát, giường ngủ rộng rãi để giúp trẻ dễ ngủ hơn.
  • Không cho con ăn quá no, hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ bởi vì những điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé.
  • Dành thời gian tâm sự, ru ngủ cho các bé trước khi đi ngủ để em bé giải tỏa lo lắng, căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cho trẻ tham gia vận động hợp lý để cải thiện giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Không nên cho trẻ tập luyện quá mức trước khi đi ngủ vì có thể khiến cơ bắp mỏi, đau cơ và khiến trẻ khó ngủ hơn.

Khi phát hiện thấy trẻ mắt lờ đờ mệt mỏi, cha mẹ nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục như đã nêu trên. Nếu trạng thái kéo dài kèm các biểu hiện nguy hiểm của bệnh lý thì phụ huynh nên khẩn trương đưa con đến ngay các bệnh viện uy tín thăm khám.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cho phụ huynh hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ lờ đờ mệt mỏi chịu tác động từ các yếu tố nào. Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng mà cha mẹ có thể tìm cách khắc phục nhanh chóng để con sớm ổn định sức khỏe, nâng cao tinh thần.

Lên đầu trang
Loading