I - Nguyên nhân gây hiện tượng uống rượu bia xong bị khó thở
1. Suy nhược hệ thần kinh trung ương
Việc uống rượu bia sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị suy nhược và ức chế. Khi đó, hệ thần kinh trung ương của người uống rượu sẽ chậm lại, khiến cho hệ hô hấp, vốn dĩ chịu chi phối của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó làm cho nhịp thở chậm hơn, hơi thở không còn được sâu và dẫn đến khó thở.
Tình trạng khó thở khi uống rượu bia có thể diễn biến nặng, trở nên cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, người uống rượu cũng cần chú ý tiêu thụ lượng rượu vừa phải cùng với tốc độ uống chậm để cơ thể có khả năng chuyển hóa và xử lý rượu hiệu quả hơn, nhằm hạn chế tình trạng khó thở sau khi uống rượu.
2. Tổn thương phổi
Hiện tượng uống rượu bia xong khó thở có thể là do rượu bia ảnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, khiến phổi bị tổn thương. Tiêu thụ rượu quá mức khiến cho người uống bị viêm phổi do rượu, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đồng thời gây suy giảm hệ miễn dịch làm tăng khả năng nhiễm trùng phổi và gây ra bệnh lao. Điều đó gây viêm, sẹo và tổn thương mô phổi, khiến cho chức năng phổi suy giảm khiến cho việc thở trở nên cực kỳ khó khăn, những trường hợp nghiêm trọng có thể phải thở máy.
Ngoài ra, việc uống nhiều rượu bia cũng làm cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu oxy máu dẫn đến khó thở và thở gấp. Đồng thời, cơ thể khi uống nhiều bia rượu cũng có thể bị hạn chế khả năng phối hợp và phản xạ, từ đó nguy cơ các mảnh thức anh hay chất nôn bị hít ngược vào phổi tăng lên. Điều này có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng phổi với những biểu hiện là khó thở, sốt và đau ngực.
3. Rượu bia làm giãn cơ cổ họng
Rượu có khả năng làm giãn các cơ trong cơ thể, cơ cổ họng cũng là một trong số đó. Nhưng cơ cổ họng là những cơ kiểm soát đường thở, khi bị giãn ra có thể khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, gây khó thở, thậm chí còn là nguyên nhân ngừng của tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, về lâu dài sẽ gây biến chứng có hại đến sức khỏe.
4. Ngộ độc rượu bia
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia trong một khoảng thời gian ngắn khiến người uống có thể bị ngộ độc rượu bia. Ngộ độc rượu bia sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, gây khó thở, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.
XEM THÊM: Bị tê tay chân sau khi uống rượu bia
5. Các bệnh lý có sẵn
Khi những người có những bệnh lý nền, có sẵn trong cơ thể uống rượu bia, có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý đó trở nên nặng và trầm trọng hơn dẫn đến khó thở. Một số bệnh lý sẽ nghiêm trọng hơn, gây khó thở khi uống rượu bia có thể kể đến hen suyễn, rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh cơ tim do rượu…
Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, uống rượu sẽ khiến các triệu chứng hen suyễn thêm trầm trọng hơn. Sau khi uống rượu, đường thở bị nhạy cảm hơn, từ đó dễ viêm và co thắt phế quản hơn, khiến người bệnh bị khó thở hơn. Người bị hen suyễn nên chú ý đến các triệu chứng của bệnh như ho, ngứa hay khó thở. Nếu tình trạng này trầm trọng hơn, lập tức ngừng uống rượu và can thiệp y tế nếu cần.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng ảnh hưởng đến chứng rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính với tác động làm hỏng bề mặt của phổi, làm cho việc tống chất nhờn khỏi phổi khó khăn dẫn đến khó thở. Hơn nữa, điều đó khiến người mắc COPD trở nặng hơn do nồng độ glutathione bị giảm do rượu, thậm chí còn ảnh hưởng đến các thuốc điều trị COPD, tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
II - Rượu bia ảnh hưởng tới phổi như thế nào?
Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ rượu bia quá nhiều khiến cho cơ thể có nguy cơ gặp các vấn đề về phổi cao hơn. Rượu làm ức chế hệ thống miễn dịch, khiến cho người uống dễ mắc nhiều bệnh liên quan đến phổi như viêm phổi, bệnh lao, suy hô hấp cấp tính, thậm chí hệ miễn dịch yếu có thể khiến virus hợp bào hô hấp xâm nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ thống hô hấp.
Có thể thấy, việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và phổi nói riêng. Hiện tượng uống rượu bia xong khó thở chỉ là tiền đề cho những tổn thương phổi nặng hơn mà người nghiện rượu có thể gặp phải.
III - Bị khó thở sau khi uống rượu bia phải làm sao?
Nếu bị khó thở sau khi uống rượu, bình tĩnh và thực hiện những phương pháp sau để hỗ trợ cơ thể giảm thiểu sự khó chịu khi gặp khó khăn trong việc thở:
1. Nghỉ ngơi và hít thở sâu
Việc nghỉ ngơi thư giãn với tư thế hơi nhô người về trước và tập hít thở sâu có thể hỗ trợ việc hít thở nhẹ nhàng hơn và não bộ được thư giãn hơn.
Để thư giãn đúng cách, bạn cần chú ý tư thế:
- Để nghỉ ngơi thư giãn, bạn có thể ngồi ghế, chân đặt hẳn lên sàn nhà, ngực hơi ngả về trước.
- Tay chống cằm và đặt cùi chỏ lên đầu gối để tránh đổ người khi nghiêng ngực về phía trước.
- Luôn thả lỏng vai và cổ, hạn chế gồng cơ khiến cho việc hít thở gặp khó khăn.
Nếu ngồi nghỉ ngơi vẫn bị khó thở, có thể thử nằm và hít thở sâu với các bước như sau:
- Nằm xuống với tư thế 2 tay đặt lên bụng.
- Hít thở sâu hết sức có thể để phổi chứa tối đa lượng không khí, có thể phình to bụng để tăng dung tích khí hít vào.
- Giữ không khí trong phổi trong vài giây.
- Sau đó, từ từ thở qua miệng đẩy hoàn toàn lượng khí trong phổi ra ngoài.
- Tiếp tục duy trì và lặp lại quá trình này khoảng 10 phút.
Bài tập hít thở sâu sẽ khiến cho cơ thể được thư giãn hơn, đồng thời hỗ trợ cho việc thở được dễ dàng hơn.
THAM KHẢO: Cách chữa mệt mỏi sau khi uống rượu bia
2. Xông mũi
Với tình trạng khó thở, kể cả do bia rượu, xông mũi là giải pháp khắc phục cực kỳ hiệu quả. Để xông mũi đúng cách, có thể thực hiện theo từng bước sau:
- Chuẩn bị nồi nước nóng và cho chút tinh dầu bạc hà hoặc thảo mộc vào đó.
- Cúi mặt xuống nồi, dùng khăn hay vải trùm qua đầu và nồi để xông.
- Hít thở sâu hơi nước đã chuẩn bị để giải quyết tình trạng khó thở.
Chú ý không lấy nước sôi hay nước quá nóng để xông, tránh bị bỏng khi xông mũi.
3. Uống nước
Uống nước có thể làm loãng bớt rượu bia khiến cho nồng độ rượu bia trong cơ thể giảm. Ngoài ra, khi uống rượu bia bị khó thở, có thể thêm vài lát gừng tươi để uống và ngậm để giúp cho việc thở trở nên dễ dàng hơn, đồng thời tỉnh táo hơn. Lưu ý nên cho gừng tươi vào cốc nước nóng vừa đun sôi, đậy nắp và ủ khoảng 10 phút rồi mới uống. Ngoài ra có thể thêm vài lát chanh cùng mật ong để uống ngon miệng hơn, đồng thời giúp cơ thể giải rượu tốt hơn.
IV - Lưu ý để phòng tránh bị khó thở khi uống rượu bia
Ngoài những cách giải quyết tình trạng uống rượu bia bị khó thở như đã đề cập, cũng có thêm một số lưu ý để ngăn ngừa vấn đề này hiệu quả hơn:
- Giảm lượng cồn nạp vào cơ thể từ rượu bia: Có thể giảm lượng rượu bia tiêu thụ hoặc uống các loại bia ít hoặc không cồn như bia Sagota, bia Taybeh, bia Buckler…
- Hạn chế uống các loại rượu chứa nhiều Tanin: Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều tanin sẽ dẫn đến chứng bốc hỏa, từ đó dẫn đến việc khó thở khi uống rượu bia. Những loại bia rượu được ủ trong thùng gỗ sồi sẽ chứa nhiều tanin, cụ thể là rượu vang đỏ, rượu whisky…
- Ăn bữa nhỏ trước khi uống bia rượu: Việc uống rượu khi đói có thể khiến cơ thế bị giảm lượng đường, từ đó gây khó thở và đau đầu. Ngoài ra, ăn trước khi uống rượu cũng giúp giảm tốc độ hấp thụ rượu bia của cơ thể, hạn chế tình trạng khó thở khi uống rượu bia.
- Tập thể dục mỗi ngày giúp phổi và hệ hô hấp khỏe mạnh: Phổi và hệ hô hấp khỏe mạnh sẽ khiến cơ thể hít được nhiều không khí và oxy hơn, từ đó giảm chứng khó thở khi uống rượu bia. Có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, tập với tạ nhẹ, giãn cơ thường xuyên… để giúp cho phổi cũng như hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, đẩy lùi triệu chứng khó thở khi uống rượu bia.
- Hạn chế hút thuốc để tránh ảnh hưởng đến phổi.
- Không uống các loại rượu bia trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn chế uống các loại rượu tự chế, rượu lá mà không hiểu rõ về chúng.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ giải rượu và giải độc rượu: Việc giải độc rượu cực kỳ quan trọng với toàn bộ cơ thể nói chung và gan, thận nói riêng. Duy nhất, viên Giải độc rượu Ngự Y Mật Phương chuẩn Đông y thế hệ 2 có thể khắc phục ngay những triệu chứng khó thở, nôn nao, đau đầu, dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay… đồng thời có tác dụng hoạt huyết, hỗ trợ chức năng gan… giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả viêm gan do rượu.
NÊN ĐỌC: Cách giải độc gan cho người uống nhiều bia rượu
Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi “Uống rượu bia bị khó thở là bệnh gì”. Tình trạng này không thể coi thường bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Nên cố gắng hạn chế tiêu thụ cồn cũng như rượu bia một cách tối đa, đồng thời có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi đúng lúc để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cơ thể.