Uống rượu mặt trắng bệch, tái xanh có nguy hiểm không?

2024-08-09 09:45:27

Khi uống rượu, có người mặt sẽ đỏ bừng nhưng cũng có người mặt lại trắng bệch tái xanh. Nhiều người cho rằng những người dễ đỏ mặt khi uống rượu tửu lượng sẽ thấp hơn người mặt trắng bệch. Vậy tại sao lại có những khác biệt như thế, uống rượu mặt trắng bệch, tái xanh có nguy hiểm không? Tất cả những thắc mắc về các trạng thái khi uống rượu đó sẽ được giải đáp ngay sau đây.

I - Vì sao mặt tái nhợt, trắng bệch khi uống rượu?

Nguyên nhân những người uống rượu mặt tái nhợt, trắng bệch nhưng có tửu lượng cao hơn những người mặt đỏ bừng khi uống rượu là do khả năng chuyển hóa acetaldehyde thành acetat tốt hơn. Tuy nhiên, những người uống rượu mặt trắng bệch có nhóm gen ADH yếu cùng với ALDH2 GL hoặc LL thường có khả năng chuyển hóa acetaldehyde tốt nhưng tốc độ phân giải ethanol trong rượu lại chậm.

Lý do người uống rượu mặt tái nhợt chuyển hóa ethanol chậm là vì cơ thể không có gen phân giải mạnh như ADH và ALDH2 nhóm GG. Chính vì tốc độ phân giải ethanol chậm nên ethanol sẽ ngấm trực tiếp vào máu khi uống rượu, từ đó khiến nồng độ ethanol trong máu tăng dần. Nồng độ ethanol trong máu tăng còn được gọi là ngộ độc ethanol, gọi chung là ngộ độc rượu.

mặt tái trắng sau khi uống rượu

II - Uống rượu mặt trắng & tái nhợt đi có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nồng độ ethanol trong huyết thanh, mỗi mức độ lại có những triệu chứng khác nhau:

  • Nồng độ ethanol từ 20 - 50 (mg/dl) khiến cho người uống hưng phấn dẫn đến nói nhiều và có những cảm xúc thất thường.
  • Nồng độ từ 50 - 100 (mg/dl) bắt đầu xuất hiện chứng loạn ngôn ngữ, thiếu tỉnh táo, mất khả năng phân tích dẫn đến phản ứng chậm.
  • Từ 100 - 200 (mg/dl) sẽ kích thích bạo lực, mất cảm xúc.
  • Nồng độ ethanol từ 200 (mg/dl) trở lên khiên thân nhiệt giảm mạnh, huyết áp cũng tụt theo dẫn đến hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.

Những người uống rượu mặt đỏ nóng bừng là do cơ thể không chuyển hóa acetaldehyde tốt, bị ức chế thần kinh dẫn đến các triệu chứng say nhanh và buồn ngủ. Ngược lại, những người uống rượu mà mặt trắng bệch, tái nhợt thường lâu say hơn dẫn đến lượng rượu tiêu thụ nhiều hơn làm cho cơ thể dễ bị ngộ độc ethanol, kích thích thần kinh mạnh, không buồn ngủ, từ đó nói lảm nhảm nhiều, dễ bị kích động, thậm chí còn có những hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.

III - Cách xử lý khi uống rượu mặt trở nên tái nhợt, trắng bệch

Cho dù uống rượu mặt đỏ, nóng bừng hay mặt trở nên tái nhợt, trắng bệch thì đều là những biểu hiện của ngộ độc rượu. Vì thế, cách xử lý duy nhất chính là người bị ngộ độc cần được giải rượu ngay. Có thể áp dụng những cách sau để giải rượu:

  • Uống trà gừng với chanh: Chỉ cần một ly trà thái thêm khoảng 60g gừng tươi thành lát, kèm thêm 1 lát chanh có thể giải rượu nhanh nhờ khả năng hỗ trợ mạch máu lưu thông, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đào thải các chất độc trong rượu.
  • Uống nước chanh hoặc nước cam tươi: cách thực hiện đơn giản là vắt lấy nước cốt chanh (hoặc cam) sau đó pha với chút nước ấm, thêm đường và uống. Đây là một trong những phương pháp giải rượu phổ biến được nhiều người sử dụng.
  • Uống nước ép cà chua: Nước ép cà chua giúp cơ thể bổ sung các loại kháng chất như Kali, Canxi, Natri… tăng cường sức khỏe và khả năng thải độc rượu của cơ thể.
  • Uống nước dừa: Nước dừa được coi là một loại nước điện giải, vừa bù nước, vừa bù khoáng cho cơ thể. Từ đó sẽ giúp cho cơ thể hồi phục nhanh chóng sau những cơn say.

Uống rượu mặt trắng bệch, tái xanh hay mặt đỏ, nóng bừng đều là những biểu hiện của ngộ độc rượu. Người có hiện tượng mặt tái xanh, trắng bệch khi uống rượu là hiện tượng ngộ độc ethanol, nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Vì thế, chúng ta nên chú ý tiêu thụ rượu ở mức vừa phải, uống rượu có trách nhiệm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ