I - Tại sao không nên pha nước ngọt với rượu để uống
Trong các buổi tiệc, nước ngọt pha với rượu một phần để làm dịu vị rượu, tạo hương vị mới… phần còn lại vì rượu pha nước ngọt có ga khiến người uống cảm thấy tỉnh táo hơn bình thường và lầm tưởng là uống hỗn hợp này có thể chống say.
Tuy nhiên việc pha lẫn nước ngọt với rượu sẽ càng khiến tốc độ di chuyển trong cơ thể và tốc độ ngấm vào máu của cồn trở nên nhanh chóng hơn.
Đồng thời, lượng ga trong nước ngọt hòa cùng cồn trong rượu sẽ sản sinh nhiều khí CO2 gây hại, ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày…
Ngoài ra, lượng cafein trong nước ngọt có ga có thể che giấu tác dụng gây ức chế của rượu, làm cho người uống tỉnh táo hơn bình thường. Điều này gây nhầm lẫn khiến người uống tưởng rằng uống hỗn hợp này có thể chống say và uống nhiều rượu hơn. Việc uống nhiều rượu hơn bình thường sẽ làm tăng hàm lượng methanol tiêu thụ, tăng nguy cơ mắc các bệnh do bia rượu, thậm chí còn có trường hợp tử vong.
II - Những tác hại khi uống rượu pha với nước ngọt
Như đã đề cập, việc uống rượu pha với nước ngọt không giúp cơ thể chống say hay giảm tác động của rượu mà ngược lại, còn khiến người uống dễ say hơn 4 lần và nhân đôi mức độ nguy hại của rượu bia đối với cơ thể.
Không thể không kể đến những tác hại khi uống rượu pha với nước ngọt như:
- Dễ say và tăng nguy cơ ngộ độc rượu: Trong nước ngọt có CO2, khiến cơ thể hấp thu bia nhanh hơn khiến cơ thể say nhanh hơn, đồng thời gây chóng mặt, quay cuồng, mệt mỏi, tăng nguy cơ ngộ độc rượu vì hấp thụ quá nhiều cồn.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Uống rượu pha nước ngọt ngoài gây tăng nhịp tim, còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Sự kết hợp 2 loại đồ uống này có thể khiến mạch máu co lại đến mức nguy hiểm, tăng nguy cơ suy giảm chức năng mạch máu, huyết áp tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đau tim, đột quỵ…
- Gây mất nước: Sự kết hợp giữa rượu và cafein có trong nước ngọt có ga khiến cơ thể mất nước nhanh chóng vì cả 2 thức uống này đểu có tác dụng lợi tiểu. Tình trạng mất nước trầm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác như khô miệng, chóng mặt, đau đầu…
- Hấp thụ nhiều calo hơn gây tiểu đường, béo phì: Sử dụng hỗn hợp rượu và nước ngọt có ga khiến lượng đường và calo hấp thụ tăng đáng kể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, những người bị rối loạn chuyển hóa đường, tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2.
- Ảnh hưởng đến dạ dày: Đồ uống có ga có tính acid, uống rượu pha nước ngọt khiến hàm lượng acid trong dạ dày tăng cao, dẫn tới trào ngược, thậm chí là viêm loét dạ dày.
- Khó kiểm soát hành vi: Vị ngọt dễ uống khi pha nước ngọt với rượu sẽ dễ khiến người nhậu uống nhiều hơn, từ đó dễ rơi vào trạng thái say quá đà nên lúc này cũng dễ gây mất kiểm soát hành vi. Người nhậu có thể gặp nguy hiểm khi di chuyển, lái xe hoặc dễ va chạm với người khác vô cớ.
- Tăng nguy cơ nghiện: Với việc uống nhiều hơn bình thường nhờ cảm giác tỉnh táo do cafein mang lại, rất dễ tăng khả năng mắc nghiện rượu hoặc các tình trạng bị phụ thuộc vào rượu.
Với những tác hại từ việc uống rượu pha với nước ngọt, chắc chắn bạn đã nhận thức được những sự nguy hiểm từ việc pha trộn và uống hỗn hợp này mang tới. Để đảm bảo sức khỏe, nên biết kiểm soát lượng cồn tiêu thụ và không uống kết hợp rượu, bia với bất cứ đồ uống nào.