Tại sao uống thuốc xong bị đắng miệng? Cách xử lý thế nào?

2023-11-01 11:31:45

Cảm giác uống thuốc bị đắng miệng gây ám ảnh đến mức khiến nhiều người sinh ra chứng “sợ uống thuốc”. Vây đâu thực sự là nhân tố gây nên hiện tượng miệng đắng, khô sau khi dùng thuốc. Làm cách nào để loại bỏ nhanh vị đắng ở khoang miệng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu đáp án ở thông tin bài viết dưới đây nhé!

I - Các yếu tố gây ra hiện tượng đắng miệng

Hiện tượng đắng miệng mang đến vị đắng giống như vừa ăn mướp đắng hay uống cà phê khiến bạn buồn nôn vì mang đến cảm giác khó chịu. Khoang miệng có vị đắng đặc trưng bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản dưới đây:

  • Uống thuốc bị đắng miệng: các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị các bệnh về dạ dày, thuốc bệnh về tim hoặc thuốc uống bổ sung khoáng chất vi lượng chứa kẽm, đồng, sắt… gây đắng miệng.
  • Tuyến nước bọt có vấn đề: Người bị viêm tuyến nước bọt, giảm tiết hoặc không tiết tuyến nước bọt là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển mạnh gây khô và đắng miệng. Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu của một vài bệnh lý như cảm sốt, viêm nướu…
  • Mắc trào ngược dạ dày thực quản: Khi cơ vòng đóng - mở thiếu kiểm soát khiến axit đẩy ngược lên thực quản sẽ gây ra biểu hiện khó chịu như ợ nóng, ợ chua… lâu dần dẫn đến khoang miệng có vị đắng, hôi khó chịu.
  • Mắc các bệnh răng miệng: như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… hoặc vệ sinh răng miệng kém khiến các loại vi khuẩn trú ngụ ở khoang miệng phát triển mạnh mẽ gây nên chứng đắng miệng kèm mùi hôi.
  • Hút nhiều thuốc lá: Người hút thuốc trong một khoảng thời gian dài thì vị giác bị thay đổi, miệng đắng do khói thuốc. Trạng thái bệnh diễn ra thời gian dài khiến khoang miệng có mùi, không có hứng thú khi ăn uống.
nguyên nhân gây đắng miệng

Miệng đắng và hôi do người bệnh hút nhiều thuốc lá

II - Tại sao bị đắng miệng sau khi uống thuốc?

Hiện nay các nhóm thuốc trị bệnh đều có vị đắng đặc trưng trừ loại thuốc có phủ đường phía ngoài hay thuốc ngọt. Khi người bệnh dùng thuốc sẽ ngậm ở khoang miệng rồi uống cùng với nước.

Lúc này vỏ ngoài ở thuốc sẽ tan ra, len lỏi vào các khu vực ở khoang miệng gây ra vị đắng. Trường hợp người bệnh nghiền nhỏ thuốc và hòa cùng với nước thì vị đắng sẽ hấp thu nhanh chóng ở miệng. Thông thường, loại thuốc trị bệnh gout, thuốc tiêu viêm dễ phát sinh hiện tượng miệng đắng chát.|

Ngoài ra, uống thuốc bị đắng miệng còn xảy ra do phản ứng phụ từ thuốc gây nên chứng rối loạn vị giác. Các thành phần có trong thuốc thực hiện các cơ chế điều trị bệnh nhưng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến vị giác người bệnh.

Chẳng hạn người bệnh dùng thuốc với cường độ liên tục, mức độ nhiều sẽ gây nhiễu loạn vi khuẩn ở khoang miệng. Mặt khác, lượng lợi khuẩn và hại khuẩn thiếu cân đối ở cơ quan tiêu hóa dẫn đến bệnh về ruột, dạ dày. Các triệu chứng của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sẽ tác động lớn tới vị giác ở khoang miệng.

uống thuốc bị đắng miệng

Uống thuốc làm rối loạn vị giác tạo ra vị đắng ở khoang miệng

III - Một số vị khác sau khi uống thuốc

Bên cạnh hiện tượng uống thuốc bị đắng miệng thì người bệnh sau khi dùng thuốc còn xuất hiện các vị khác. Trong đó phải kể đến những vị tiêu biểu dưới đây:

1. Vị kim loại hoặc vị chua

Các loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ sau khi uống như việc bên trong khoang miệng có mùi vị kim loại hoặc vị chua. Phần lớn các loại thuốc thuốc kháng sinh trị bệnh dạ dày, điều trị các bệnh về viêm xoang, nhiễm trùng sẽ tạo ra mùi kim loại.

Trong đó phải kể đến thuốc Allopurinol, Baclofen, Cephalosporin, Penicillin, Flurazepam... Vậy nên dùng nhiều nước lọc hoặc sinh tố sẽ át đi vị chua hoặc vị kim loại bên trong miệng để cân bằng vị giác.

2. Mất vị chua

Trường hợp bị mất vị chua sau khi uống thuốc thường xuất hiện ở những người bệnh đang sử dụng các loại thuốc điều trị mụn trứng cá nặng, có chứa thành phần Isotretinoin. Khi thưởng thức các món ăn có vị chua bạn sẽ không cảm nhận được hoặc vị chua bị giảm mức độ.

uống thuốc mất vị chua

Dùng thuốc điều trị trứng cá nặng thì miệng không cảm nhận được vị chua

3. Mất vị giác

Ngoài vấn đề sau khi uống thuốc bị đắng miệng thì nhiều đối tượng sau thời gian dùng thuốc bị mất vị giác. Theo đó, các thành phần từ các loại thuốc dưới đây khiến người bệnh giảm khả năng vị giác hoặc mất hoàn toàn vị giác gồm:

  • Các loại thuốc điều trị bệnh tim Diltiazem, Hydrochlorothiazide, Spironolactone.
  • Thuốc chống co giật, rối loạn lưỡng cực Carbamazepine.
  • Thuốc điều trị cường giáp Methimazole.
  • Thuốc giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) Dicyclomine, Hyoscyamine.
  • Thuốc trị nấm móng tay Terbinafine.
  • Thuốc trị bệnh Parkinson Levodopa.

IV - Cách làm hết đắng miệng khi uống thuốc?

Khắc phục hiện tượng uống thuốc bị đắng miệng không phải là vấn đề khó khăn. Mọi người có thể cải thiện vị đắng ở khoang miệng  bằng những cách đơn giản, an toàn, hiệu quả như dưới đây:

  • Uống nhiều nước hơn sau mỗi lần uống thuốc để thuốc còn ở cổ họng hoặc tan trong khoang miệng được di chuyển nhanh chóng. Sau 5 - 10 phút ngọt sau khi dùng thuốc có thể ăn kẹo ngọt hoặc nhai kẹo cao su.
  • Không dùng các loại nước như cà phê, đồ uống có ga, trà để tránh tương tác với các nguyên liệu có trong thuốc. Không nên ăn các món ăn được chế biến nhiều dầu mỡ hoặc kết hợp với các gia vị cay nóng.
  • Gia tăng các loại trái cây tươi có nhiều vitamin C như quýt, cam, bưởi, ổi, dâu tây… giúp kích thích tiết nước bọt, giảm đắng miệng.
  • Uống một cốc nước pha với đinh hương hoặc vớ quế sau khi uống thuốc.
  • Hằng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách để loại bỏ cao răng, mảng bám. Khi có bệnh về răng miệng cần thăm khám và thực hiện các liệu pháp chữa trị phù hợp nhất,
  • Tránh dùng thuốc bừa bãi, sai liều lượng hay lạm dụng thuốc mà nên thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Không tự ý uống thuốc khi người bệnh chưa xác định chính xác căn nguyên hoặc mức độ mắc bệnh như thế nào.
  • Cất trữ thuốc đúng cách ở môi trường thích hợp, hạn chế để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì làm biến đổi thành phần.
uống thuốc bị đắng miệng phải làm sao

Để giảm đắng miệng sau khi dùng thuốc nên gia tăng hoa quả giàu vitamin C

"Uống thuốc bị đắng miệng" hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng, nhanh chóng nếu thực hiện đúng cách. Điều quan trọng là hiểu rõ nguyên nhân gây ra chứng đắng miệng khi dùng thuốc để vận dụng biện pháp phù hợp. Đừng quên sử dụng thuốc an toàn, khoa học để không tạo ra tổn hại đến sức khỏe và biến đổi vị giác ở khoang miệng.

Lên đầu trang
Loading