I - Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau do đâu?
Hiện nay không hiếm trường hợp bệnh nhân sau khi uống thuốc điều trị đau dạ dày trong thời gian dài mà không thuyên gian. Thậm chí một số đối tượng có xu hướng bệnh trở nặng gây cản trở sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Vậy nên việc dùng thuốc đau dạ dày mà vẫn không khỏi bắt nguồn từ việc:
1. Thuốc chưa đủ thời gian có tác dụng
Thực tế, bệnh dạ dày vốn là căn bệnh mạn tính, lâu lành nên cần kiên trì trong việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vậy nên, việc uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau do các thành phần từ thuốc cần thời gian để phát huy tác dụng.
Lúc này, nếu như bạn chủ quan dừng thuốc đột ngột thì cơ chế tác động của thuốc sẽ bị gián đoạn, khiến cơn đau có thể tái phát trầm trọng hơn. Đó là lý do bệnh nhân bị đau dạ dày cần tuân thủ theo đúng phác đồ thuốc để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Thuốc sử dụng cần thời gian mới phát huy tác dụng trị bệnh
2. Chẩn đoán sai bệnh dạ dày
Dạ dày là cơ quan được cấu tạo từ lớp thanh mạc, niêm mạc, lớp cơ, lớp dưới của niêm mạc hoặc thanh mạc. Vì vậy thuật ngữ "đau dạ dày" để chỉ trạng thái bệnh chung chung chưa nêu chính xác khu vực nhiễm bệnh.
Vậy nên khi chẩn đoán sai bệnh tại khu vực dạ dày dễ khiến việc kê nhầm thuốc. Tất yếu khi người bệnh uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau là điều hiển nhiên. Ngoài ra, các biểu hiện viêm gan, viêm đường tiêu hóa gây nhầm lẫn với bệnh dạ dày làm cho việc kê đơn thuốc khó khăn.
3. Dùng thuốc dạ dày kém chất lượng
Việc sử dụng những sản phẩm phục hồi chức năng cho các vị trí niêm mạc đang bị tổn thương là cách đem tới hiệu quả vượt trội để trị bệnh dạ dày. Thế nhưng, không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng đạt tiêu chuẩn sản xuất, đáp ứng cơ chế trị bệnh.
Nếu người bệnh sử dụng các sản phẩm chữa bệnh dạ dày kém chất lượng sẽ không thuyên giảm cơn đau. Ngoài ra, dùng thuốc dạ dày bào chế không khoa học còn gây tổn thương các cơ quan gan, thận của người bệnh.
4. Dùng thuốc sai cách
Thói quen tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau không có chỉ định để chữa bệnh cấp tốc được nhiều người lựa chọn. Dùng thuốc không có hướng dẫn về thời gian, liều lượng từ bác sĩ là nguyên nhân khiến người bệnh dù uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau.
- Dùng thuốc quá liều: Thói quen lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài mà không đi khám sẽ khiến cơ thể người bệnh dần bị kháng thuốc. Điều này làm cho thuốc sau khi đi vào cơ thể không thể khắc chế được cơn đau mà còn tạo ra nhiều phản ứng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm khác.
- Dùng thuốc sai cách: Uống thuốc khi đói, uống thuốc với các loại nước dễ gây kích thích dạ dày cũng là lý do khiến nhiều người bệnh dù đã uống thuốc nhưng vẫn đau không thuyên giảm.
Người bệnh dùng thuốc sai cách hoặc quá liều gây phản ứng tiêu cực với sức khỏe
II - Cách xử lý khi đau dạ dày uống thuốc không đỡ
Khi uống thuốc đau dạ dày vẫn không thuyên giảm bạn nên tìm đến chuyên gia, để họ phân tích ra lý do gây đau dạ dày kéo dài và tìm hướng giải quyết. Cụ thể, sau đây là 4 hướng xử trí cho bệnh nhân bị đau dạ dày sau khi dùng thuốc không đỡ:
1. Tiến hành thăm khám, chẩn đoán
Khi nhận thấy uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau tốt nhất bạn nên đi khám lại. Việc thăm khám sàng lọc bằng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp người bệnh biết chính xác bệnh.
Dựa trên nhân tố hình thành bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Vì vậy người bệnh nên đến các đơn vị y tế uy tín có bác sĩ giỏi, thiết bị thăm khám hiện đại để được chẩn đoán bệnh cụ thể.
2. Uống thuốc theo chuẩn hướng dẫn của bác sĩ
Muốn xử lý dứt điểm, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh dạ dày, bạn cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Thông thường, đối tượng mắc bệnh dạ dày được kê đơn thuốc thuộc histamin H2, thuốc diệt vi khuẩn HP, thuốc giảm axit...
Tuy nhiên, việc dùng thuốc với liều lượng như thế nào để kiểm soát bệnh dạ dày cần thực hiện nghiêm túc. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc từ bác sĩ. Điều này giúp thuốc chữa trị phát huy tác dụng hiệu quả và tránh tổn hại đến sức khỏe.
Người bệnh cần uống thuốc theo chuẩn hướng dẫn từ bác sĩ
3. Dừng uống thuốc không rõ nguồn gốc
Thống kê cho thấy, có không ít bệnh viện đã phải tiếp nhận các ca bệnh bị sốc phản vệ, dị ứng thuốc do người bệnh sử dụng rõ nguồn gốc. Việc uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau còn bắt nguồn từ nhóm thuốc người bệnh sử dụng. Vậy nên khi dùng thuốc chữa dạ dày bạn nên chú ý:
- Không uống các loại thuốc chưa được kiểm định về chất lượng.
- Không sử dụng thuốc chữa bệnh dạ dày mà thiếu thông tin chi tiết về nguồn gốc, thành phần, đơn vị phân phối.
- Không dùng bài thuốc dân gian do người xung quanh mách, chưa được kiểm chứng hiệu quả.
4. Phối hợp chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh uống đúng thuốc thì chế độ ăn uống cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ bị đau dạ dày như:
- Tránh dùng món ăn được chế biến từ các gia vị cay nóng gồm ớt, hạt tiêu, đồ muối chua, món ăn lên men.
- Duy trì giờ giấc ăn uống, không nên bỏ bữa sáng để tránh axit dịch vị dạ dày gia tăng.
- Người bệnh nên tách nhỏ các bữa ăn đồng thời lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa để không tạo áp lực cho dạ dày.
- Ưu tiên nhóm thực phẩm chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất lớn như: rau xanh, củ quả mọng nước...
Lựa chọn nguyên liệu ăn uống hàng ngày khoa học, an toàn
III - Hướng dẫn uống thuốc đau dạ dày nhanh khỏi
Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau còn bắt nguồn từ việc người bệnh dùng thuốc thế nào. Vậy nên để các dấu hiệu dạ dày nhanh thuyên giảm thì bạn cần chấp hành cách dùng thuốc dưới đây:
1. Lựa chọn thuốc giảm đau dạ dày phù hợp
Tùy theo mức độ đau dạ dày mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp. Thông thường, những loại thuốc giảm đau phổ biến vì an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng là paracetamol, efferalgan…
Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau dạ dày với những cơn đau ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh cần dùng thuốc kháng viêm không steroid. Nhìn chung, để biết bạn cần dùng thuốc giảm đau dạ dày nào phù hợp, hãy gặp bác sĩ để được xác định chính xác.
2. Uống thuốc giảm đau khi cần thiết
Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau còn xuất hiện khi người bệnh lạm dụng thuốc dẫn đến kháng thuốc. Tuy nhiên uống thuốc giảm đau là việc cần thiết để bệnh nhân bị đau dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị đau dạ dày nhẹ, bạn hãy vận dụng các mẹo dân gian dưới đây:
- Chườm ấm: Sử dụng khăn ấm hoặc túi chứa nước ấm đặt lên vùng bụng bị đau từ 7 - 10 phút để tăng lưu thông máu về khu vực này.
- Massage bụng: Người bệnh dùng 2 tay xoa nhẹ nhàng theo vòng quay đồng hồ hoặc kết hợp bấm huyệt đạo để cơn đau nhanh giảm
- Uống nước muối ấm: Muối là nguyên liệu có đặc tính tiêu viêm và loại bỏ khuẩn tốt nên uống nước ấm pha cùng chút muối là cách để giải tỏa cảm giác đau tức, ợ hơi, chướng bụng hiệu quả.
Massage bụng theo vòng xoay của đồng hồ để tăng lưu thông máu
3. Chấp hành liều lượng của thuốc
Cần biết, bất kỳ loại thuốc giảm đau cũng sẽ có liều lượng cơ bản để đáp ứng với từng mức độ đau mà người bệnh đang đối mặt do ảnh hưởng của bệnh. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không lạm dụng và dùng thuốc quá liều lượng hoặc ít hơn liều lượng được chỉ định vì dễ gây nhờn thuốc, kháng thuốc…
4. Ưu tiên dùng thuốc khi đã ăn no
Bạn nên uống thuốc giảm đau dạ dày khi no để giảm nguy cơ kích thích của thuốc lên niêm mạc dạ dày, tránh khiến dạ dày tiết dịch vị và khiến cơn đau trầm trọng hơn. Khi bụng đói thì lượng acid dịch vị có trong dạ dày khá cao, dễ bị kích thích. Vậy nên uống thuốc khi đói khiến cho cơn đau dạ dày không giảm đi mà còn trầm trọng hơn trước.
5. Theo dõi thể trạng cơ thể sau dùng thuốc
Sau khi sử dụng thuốc đau dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, dù tỷ lệ này thường không cao. Vậy nên, tốt nhất bạn hay theo dõi cơ thể sau khi dùng thuốc để ứng phó kịp thời với những triệu chứng bất thường.
Bài viết đã giúp người bệnh chỉ ra các nhân tố dẫn đến hiện trạng uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau. Dựa trên các nguyên nhân tác động thì người bệnh có thể điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp khác nhau để thay đổi thể trạng. Từ đó có biện pháp dùng thuốc khoa học, an toàn để cơn đau ở dạ dày nhanh thuyên giảm và không gây phản ứng phụ.