Vì sao sau 30 tuổi vẫn bị mụn?

2023-12-13 15:55:47

Sau 30 tuổi vẫn bị mụn, thậm chí mụn còn mọc thường xuyên và khó xử lý hơn, là tình trạng mà nhiều người đang phải chịu đựng. Muốn xử lý được hiệu quả những nốt mụn khó chịu này, bạn cần phải nắm rõ được nguyên nhân gây ra mụn sau tuổi 30, từ đó xác định được phương pháp điều trị phù hợp.

I. Nguyên nhân sau 30 tuổi vẫn bị mụn

Mụn thường được mọi người nghĩ đến gắn với lứa tuổi dậy thì vị thành niên. Tuy nhiên, không ít các trường hợp sau 30 tuổi vẫn bị mụn và đôi khi có trường hợp 40 tuổi vẫn bị mọc nhiều mụn trứng cá. Phần lớn nội tiết tố sụt giảm là căn nguyên chính khiến nhiều chị em vẫn bị mụn sau tuổi 30. Bên cạnh đó, các tác nhân như căng thẳng quá độ, chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ cũng có thể làm mụn tấn công cơ thể phái nữ.

1. Nội tiết tố

Sự biến động thay đổi nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi tuyến bã nhờn càng hoạt động bất thường thì tình trạng bị mụn sau tuổi 30 càng diễn biến phức tạp. Mặt khác, từ nhiều nghiên cứu cho thấy sự hình thành của mụn nội tiết còn liên quan tới sự nhạy cảm của tuyến dầu đối với hormone androgen. Khi lượng hormone này tăng lên sẽ làm cho dầu nhờn xuất hiện nhiều hơn, gây ra tình trạng mụn trứng cá.

Giai đoạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm trước và sau khi sinh hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh cơ thể phụ nữ cũng dễ xuất hiện mụn do đây là những khoảng thời gian có sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố mạnh mẽ bên trong cơ thể.

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đáng nói bên cạnh sự rối loạn nội tiết gây mụn sau tuổi 30, thì thói quen ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi không khoa học cũng là tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy mụn nội tiết mọc nhiều hơn. Những ai hay ăn nhiều đồ dầu mỡ, hay những thực phẩm giàu đường hoặc đồ ăn quá cay nóng, hay thức khuya, lười vận động đều dễ bị mụn hơn.

3. Căng thẳng, stress áp lực cuộc sống

Ngưỡng tuổi 30 là độ tuổi nhạy cảm với phái nữ. Ở thời điểm này, họ thường phải gồng gánh trên vai nhiều vấn đề, từ áp lực công việc, cho tới nỗi lo về tài chính, gia đình… khiến không ít chị em rơi vào khủng hoảng tâm lý.

Việc tâm lý bị bức bối trong thời gian dài cũng là lý do khiến cơ thể bị quá tải, rối loạn chức năng, khiến nhiều chị em bị mọc mụn triền miên.

Rối loạn nội tiết, ăn uống không khoa học... khiến sau 30 tuổi vẫn bị mọc mụn

Rối loạn nội tiết, ăn uống không khoa học... khiến sau 30 tuổi vẫn bị mụn mọc

>>> XEM THÊM: Vì sao mọc mụn ở ngực và lưng? Cách chữa trị 

II. Đặc điểm của mụn ở phụ nữ trưởng thành

Sau tuổi 30, những nốt mụn thường mọc chủ yếu ở những khu vực như là má và cằm dưới dạng mụn nhân comedone, mụn mủ, mụn nang. Ngoài ra mụn nội tiết cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như cổ, ngực và lưng. Những nốt mụn này thường có xu thế mọc lên nhiều lần tại cùng một vị trí, làm cho cấu trúc da tại khu vực đó bị tổn thương khiến da ngày càng suy yếu và dễ lão hóa sớm.

Thêm vào đó sau tuổi 30 - 40 đây cũng chính là độ tuổi cơ thể phái nữ bắt đầu giảm sản sinh collagen, elastin. Điều này khiến cho các vết mụn sau tuổi 30 càng khó lành hơn, độ phục hồi của làn da sau mụn cũng ngày càng yếu đi.

Đi kèm với tình trạng mụn nội tiết tố mọc sau tuổi 30 có thể xuất hiện cùng các biểu hiện như lông trên cơ thể mọc rậm hơn, tăng tiết bã nhờn trên da, chu kỳ kinh nguyệt không đều...

sau 30 tuổi vẫn bị mụn

Mụn nội tiết sau tuổi 30 thường có xu hướng mọc lên nhiều lần tại cùng một vị trí khiến da bị tổn thương nhiều ngày càng suy yếu và dễ lão hóa sớm

>>> XEM THÊM: 6 dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết và cách chữa trị

III. Cách phòng ngừa và điều trị mụn mọc sau 30 tuổi

Có nhiều cách giúp phòng ngừa và điều trị mụn mọc sau 30 tuổi bao gồm các phương pháp chăm sóc cải thiện làn da mụn, sử dụng thuốc không kê đơn, phương pháp giảm mụn cơ học...

Làm sạch da vẫn luôn là nền tảng cơ bản để giảm mụn ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, sau tuổi 30 thì chị em cần kết hợp chú ý dùng các chế phẩm kem dưỡng ẩm, kem chống nắng phù hợp với làn da của mình, kèm theo các giải pháp sau để giảm mụn nội tiết:

1. Chăm sóc làm sạch nhẹ nhàng

Việc rửa mặt mỗi ngày 2 lần để gạt bỏ đi những cặn bẩn ẩn sâu trong da, cùng lượng dầu thừa hay lớp trang điểm đang bám lại trên da chính là cách để phòng ngừa và trị mụn mọc sau tuổi 30.

Thêm vào đó, chị em cần chú ý tẩy trang mỗi ngày, dùng thêm toner chứa BHA khi vệ sinh da, giúp cho lỗ chân lông được làm sạch một cách tối đa.

2. Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm vốn cần thiết, lại càng quan trọng hơn với những người bị mụn. Chế phẩm này giúp giảm sự hình thành mụn, hay kích ứng da do mụn. 

3. Sữa rửa mặt

Ai bị mụn sau tuổi 30 hãy ưu tiên những sữa rửa mặt dịu nhẹ, không nhiều bọt, được nhà sản xuất giới thiệu là có tác dụng kháng khuẩn, chống sừng hóa nang lông, cho lỗ chân lông thông thoáng, giúp phần nào phòng ngừa mụn.

sau 30 tuổi vẫn bị mụn

Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ có tác dụng kháng khuẩn, lỗ chân lông thông thoáng, giúp phòng ngừa sau 30 tuổi vẫn bị mụn mọc

4. Kem chống nắng

Khi chọn kem chống nắng, bạn cần chú ý có nhiều sản phẩm không kê đơn có thể giúp giảm sự hình thành mụn. Thông thường, người bị mụn sau tuổi 30 nên lựa chọn các loại kem chống nắng không cồn, chỉ số SPF dao động từ 35-50, PA+++. Chị em cũng nên ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý hoặc là sinh học.

5. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt

Tăng cường ăn uống các loại sữa hạt, thực phẩm giàu chất xơ... Hạn chế dùng các loại thực phẩm khiến gia tăng chỉ số đường huyết thúc đẩy tăng tiết bã nhờn mọc mụn như mì ống, bánh mỳ trắng...; giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Tránh căng thẳng, giảm stress thông qua những bài tập thư giãn nhẹ nhàng như yoga, thiền, tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp máu lưu thông, lỗ chân lông thông thoáng không bị bít tắc, thải độc qua da diễn ra thuận lợi giúp ngừa giảm mụn hiệu quả. 

Chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm mụn mọc

Chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm mụn mọc

6. Sản phẩm không kê đơn điều trị mụn

Thực tế có nhiều sản phẩm dưới dạng không kê đơn có thể giúp người bị mụn sau tuổi 30 kiểm soát mụn nội tiết (mụn trứng cá) tốt hơn, bao gồm:

  • Trị liệu tại chỗ: 
    • Phác đồ trị liệu sẽ được tinh chỉnh tùy theo từng ca bệnh nặng hoặc nhẹ, giúp kiểm soát mụn nội tiết tốt nhất. Thuốc trị mụn tại chỗ thường chứa các thành phần hoạt chất như benzoyl peroxide; adapalene, gel Differin… 
    • Chú ý: Các chế phẩm này có thể được dùng một mình, hoặc kết hợp cùng nhau để tác động tại vị trí gây mụn và thường chỉ có tác dụng tại khu vực nó được thoa lên. Đó là lý do, trong nhiều trường hợp, chị em sẽ được yêu cầu dùng thêm thuốc qua đường uống để tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Phương pháp cơ học: Bao gồm việc sử dụng những chế phẩm như khăn lau, thiết bị tạo nhiệt dưỡng da, miếng dán mụn.. để điều trị giảm mụn.
  • Các loại vitamin như retinol, vitamin B3, Kẽm có trong những chế phẩm chăm sóc da không kê đơn cũng có thể được dùng cho những ai bị mụn sau tuổi 30.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: như tinh dầu tràm trà dùng bôi ngoài cũng là một cách cải thiện hiệu quả tình trạng mụn mọc sau tuổi 30. 

Song song với những liệu pháp dưỡng da bên ngoài, chị em vẫn cần can thiệp từ bên trong mới có thể khắc chế và ngăn chặn mụn nội tiết sau tuổi 30. Bởi căn nguyên sâu xa khiến mụn nội tiết “bành trướng” vẫn liên quan lớn tới sự mất cân bằng nội tiết.

Lúc này, để cơ thể sản sinh nội tiết tố ổn định hơn, hãy chọn những giải pháp đem tới hiệu quả thực sự như viên uống nội tiết Ngự y mật phương.

viên uống nội tiết Ngự y mật phương

Tại sao chế phẩm này lại được chuyên gia đánh giá cao? Vì viên uống được bào chế từ “quốc bảo” Ngự y mật phương - tuyển tập gồm những phương thuốc quý chỉ dành cho Hoàng hậu, cung phi thời Nguyễn.

Đáng nói, dựa trên phương thuốc quý giá này, các dược sĩ đầu ngành ở Nhất Nhất đã tinh chỉnh lại để phù hợp với cơ địa người hiện đại, giúp thay đổi cơ địa người sản sinh nội tiết tố kém, thúc đẩy cơ thể sản sinh nội tiết ổn định, giải quyết những triệu chứng bất thường do nội tiết kém gây ra.

Lên đầu trang
Loading