I - Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng (ruột già) là vị trí nằm ở gần cuối của hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng xuất hiện các ổ viêm, sưng, đỏ gây đau hoặc có thể xuất hiện các vết loét.
Viêm đại tràng chia thành 2 mức độ là đau đại tràng cấp và đau đại tràng mạn tính. Bệnh đại tràng khiến người bệnh có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, phân không thành khuôn, đầy hơi, chướng bụng. Đau đại tràng tùy theo trạng thái và cấp độ được chia thành 5 loại gồm:
- Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (IC): Do lưu lượng máu đến đại tràng đột nhiên bị gián đoạn hoặc hạn chế. Các yếu tsố và bệnh lý dẫn đến tình trạng này gồm: Mất máu, suy tim, ung thư ruột kết, tác dụng phụ của thuốc...
- Bệnh viêm ruột (IBD): Gồm viêm loét đại trực tràng - tình trạng tổn thương không rõ nguồn gốc từ đại tràng đến trực tràng và bệnh Crohn - chứng viêm mạn tính không rõ nguyên nhân với múc độ tổn thương phân bố không liên tục.
- Bệnh đại tràng vi thể: Xác định bệnh dựa trên kết quả mô học, triệu chứng bệnh gồm các cơn đau đại tràng kéo theo tiêu chảy nước kéo dài. Bệnh được phân thành 2 loại chính là viêm đại tràng collagen và viêm lympho.
- Bệnh viêm đại tràng giả mạc (PC): Hình thành do vi khuẩn Clostridium difficile phát triển vượt mức
- Bệnh đại tràng dị ứng (xuất hiện ở trẻ sơ sinh): Xuất hiện chủ yếu vào thời gian 2 tháng đầu sau sinh với triệu chứng trào ngược, nôn, phân có máu... Bệnh xảy ra do trẻ quá mẫn cảm với thành phần trong sữa mẹ hoặc do ký sinh trùng, vi rút...
Viêm đại tràng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
II - Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng
Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng là bước quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh đau đại tràng xuất hiện do các nguyên nhân dưới đây:
- Do cơ địa: Những người có cơ địa yếu khả năng chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như: Thực phẩm, nguồn nước, vi sinh vật, hóa chất độc hại... sẽ kém đi, khiến chúng dễ dàng tấn công vào niêm mạc đại tràng gây viêm.
- Viêm đại tràng do bị dị ứng hoặc ngộ độc với các loại thực phẩm.
- Viêm đại tràng do môi trường nước và nguồn thực phẩm mất vệ sinh:
- Ký sinh trùng: Giun đũa, giun tóc, giun kim, lỵ amip.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ (Shigella).
- Virus: Rotavirus thường gặp ở trẻ em.
- Nấm: Thường gặp nhất là nấm Candida.
- Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ ở ruột gây viêm.
- Viêm đại tràng do phóng xạ: Các trường hợp điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị.
- Viêm đại tràng do tự miễn: Nghĩa là hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào trong cơ thể gây ra viêm mạn tính ở đại tràng. Các bệnh tự miễn do di truyền và được kích hoạt bởi yếu tố môi trường.
- Viêm đại tràng do chế độ sinh hoạt: Căng thẳng, táo bón, khó tiêu kéo dài, dùng thuốc kháng sinh dài ngày gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột…
Ngoài ra, một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính không xác định được nguyên nhân, số còn lại là do viêm đại tràng cấp tiến triển thành.
Bệnh viêm đại tràng hình thành do thiếu máu cục bộ
III - Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng được chia thành 2 nhóm bệnh là viêm đại tràng cấp tính và mãn tính. Mọi người có thể theo dõi triệu chứng bệnh lý để biết tình trạng mắc bệnh. Dưới đây là biểu hiện khi mắc viêm đại tràng cấp tính:
- Đau quặn bụng dưới từng cơn.
- Đi ngoài, phân lỏng, có thể dính máu, nhầy.
- Tiêu chảy liên tục gây mất nước, điện giải.
- Cơ thể mệt mỏi, có trường hợp buồn nôn, nôn, sốt.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính với tình tràng đau quặn từng cơn
Các triệu dấu hiệu, chứng viêm đại tràng mạn tính:
- Đau bụng kéo dài, cơn đau giảm sau khi đi đại tiện.
- Phân lỏng, không thành khuôn. Cũng có trường hợp táo bón, phân cứng có kèm máu, chất nhầy.
- Bụng thường đầy hơi, ọc ạch.
- Mệt mỏi, hấp thu kém, thiếu máu, sụt cân.
IV - Những biến chứng có thể gặp của bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng mạn tính không được điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Những tổn thương dễ gặp khi bị đau đại tràng kéo dài gồm:
- Thủng đại tràng: Tình trạng viêm kéo dài làm thành ruột kết bị suy yếu và dễ dàng bị vỡ, thủng. Khi ruột kết bị thủng, các vị khuẩn có thể từ đó xâm nhập vào khoang bụng gây nhiễm trùng, có thể gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
- Đại tràng giãn rộng: Viêm đại tràng lâu ngày khiến thành đại tràng giãn rộng ra có thể làm cản trở quá trình nhu động ruột, điều đó có thể làm tắc ruột già, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ vỡ ruột.
- Tăng nguy cơ ung thư ruột kết: Viêm đại tràng kéo dài có thể làm biến đổi một số tế bào ở ruột kết. Các tế bào bị biến đổi đó có nguy cơ gây ung thư rất cao.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm cho các bộ phận khác: Tình trạng viêm có thể lây lan sang khác bộ phận khác như viêm khớp, viêm gan, viêm ống mật.
V - Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng thế nào?
Căn cứ vào biểu hiện và triệu chứng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng của người bệnh. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể có thể thực hiện một hoặc một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân liên quan đến miễn dịch.
- Xét nghiệm phân: Khi xét nghiệm phân nếu tìm thấy hồng cầu, bạch cầu và ký sinh trùng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, hiệu quả.
- Nội soi: Thực hiện 1 trong 2 dịch vụ nội soi đại tràng và nội soi đại tràng sigma. Dựa vào hình ảnh nội soi các bác sĩ có thể xác định được các tổn thương tại đại tràng như các vết loét, khối u, polyp…
- Chụp X - quang: Nếu các triệu chứng của người bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ có thể tiến hành chụp x-quang vùng bụng để loại bỏ các biến chứng nghiêm trọng như tắc ruột, thủng ruột…
- Chụp CT cắt lớp: Các bác sĩ có thể chỉ định chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu nếu nghi ngờ biến chứng viêm đại tràng. Chụp CT cũng cho biết mức độ viêm của đại tràng.
Mô phỏng phương pháp nội soi đại tràng
VI - Điều trị bệnh viêm đại tràng ra sao?
Việc điều trị viêm đại tràng còn tùy thuộc tình trạng bệnh lý và nguyên nhân hình thành. Dưới đây là 3 phương án trị đau đại tràng được khách hàng lựa chọn:
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc kháng sinh dùng trong các trường hợp viêm do nhiễm trùng.
- Các thuốc chống viêm corticoid được dùng trong trường hợp viêm từ trung bình đến nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng đối với trường hợp viêm do yếu tố miễn dịch.
- Điều trị bằng thuốc Đông y: Đông y nếu chọn đúng sản phẩm thì hiệu quả mang lại thực sự rất tốt và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay thị trường Đông y tràn lan các sản phẩm thật giả lẫn lộn, hiệu quả không được kiểm chứng. Duy chỉ có sản phẩm Đông y thế hệ 2 được bào chế theo phương thức Ngự y mật phương mới mang lại hiệu quả thật sự, không những giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà còn tác động làm thay đổi từ từ cơ địa đại tràng hạn chế tối đa bệnh tái phát.
Điều trị ngoại khoa: Thực hiện đối với những trường hợp không đáp ứng với các thuốc điều trị, hoặc những ca nặng, xuất hiện biến chứng.
Điều trị thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích gây tổn thương đường ruột.
- Thức ăn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, đồ ăn dễ tiêu có lợi cho người bệnh viêm đại tràng.
- Hạn chế sử dụng sữa hoặc các sản phẩm được làm từ sữa vì đường và chất đạm trong sữa có thể gây khó tiêu, ở một số người sữa còn gây dị ứng.
- Thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm nhóm NSAID.
- Có chế độ tập luyện, tập thể dục hợp lý, hạn chế thức khuya, căng thẳng.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-dai-trang-nguyen-nhan-dau-hieu-trieu-chung-cach-dieu-tri-n20683.html