I. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng chỉ tình trạng xảy ra những vết loét - vết thương hở trên niêm mạc của dạ dày và tá tràng do những nguyên nhân như bị bào mòn bởi axit dạ dày, men tiêu hóa hoặc vi khuẩn HP phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc... Về vị trí loét dạ dày thường xuất hiện ở đoạn dưới cùng của dạ dày trong khi vết loét tá tràng thường ở đoạn đầu tiên của ruột non (tá tràng).
II. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Biểu hiện mắc viêm loét dạ dày - tá tràng rất đa dạng với những triệu chứng đặc trưng sau đây:
1. Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu điển hình phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị xuất hiện ở khoảng trên 90% người bệnh. Có những người bị đau thượng vị triền miên hằng mấy tháng, mấy năm.
Vùng thượng vị nằm trên rốn, người bệnh luôn cảm thấy đau nhiều, nóng rát tại vùng đó. Những cơn đau có biểu hiện rõ ràng, âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn nhất là khi bụng đói, diễn ra trong khoảng thời gian vài phút cho tới vài giờ. Cũng có một số ít trường hợp người bệnh thấy hơi khó chịu, tức nặng vùng thượng vị.
Cơn đau có xu hướng tăng nặng khi về đêm khiến nhiều người thức giấc. Thường thì người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn uống hoặc sau khi dùng thuốc trung hòa axit. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ đồng hồ sau, khi thức ăn và dịch vị tiêu hóa đi vào tá tràng thì cơn đau lại xuất hiện.
2. Thường xuyên đầy bụng, khó tiêu
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, tình trạng đầy bụng, khó tiêu diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân do khi dạ dày bị tổn thương kéo theo nhiều vấn đề như: Loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng đến việc tiết axit ở dạ dày khiến hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm lại, dạ dày co bóp chậm hơn và thức ăn không được tiêu hóa hết gây cảm giác bụng căng tức khó chịu, ăn uống khó tiêu hóa.
Cảm giác đầy chướng bụng, khó tiêu hay xuất hiện vào ban đêm về sáng hay bị đói gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
3. Có cảm giác buồn nôn khó chịu
Người bệnh thường buồn nôn, có thể nôn trước khi ăn hoặc nôn ra nhiều ngay sau khi ăn xong. Thường thì sau khi đã nôn xong những cơn đau bụng sẽ dịu dần đi, nhưng chỉ một lát sau lại xuất hiện trở lại. Nhiều trường hợp bị nặng nôn thốc tháo, nôn nhiều gây mất nước, người ủ rũ cạn kiệt sức lực phải đi cấp cứu.
4. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Một số trường hợp người bệnh bị loét dạ dày tá tràng có thể gặp phải tình trạng bị ợ chua, nóng rát cổ, trong miệng luôn cảm thấy có vị chua, mùi khó chịu. Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi có thể đi kèm bụng căng tức khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày hoặc tâm lý xấu hổ, e ngại với những người xung quanh vì ợ hơi phát ra tiếng động.
Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện một số điều sau: Hạn chế đồ uống có gas, chất kích thích, luyện thói quen ăn uống từ tốn và có thể đi bộ hằng ngày.
5. Rối loạn tiêu hóa
Một biểu hiện nữa của căn bệnh này đó là hệ tiêu hóa không ổn định, bị táo bón hoặc đôi khi đi ngoài liên miên gây sụt cân. Do hệ tiêu hóa không ổn định mà những người bị viêm loét dạ dày - tá tràng gầy rộc đi trông thấy. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp khi đau bụng bị đói nhiều nên có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường để bù đắp lại dinh dưỡng thiếu hụt khiến cân nặng tăng thêm. Nếu không can thiệp chữa trị kịp thời nguy cơ cao bệnh tiến triển mạn tính, các vết loét nặng hơn và lan rộng nguy hiểm đến sức khỏe.
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có các biểu hiện như đầy bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
III. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Các lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa có vai trò sản xuất lớp nhầy bao phủ niêm mạc để bảo vệ chính nó khỏi tác động của axit và enzyme tiêu hóa. Khi các tác nhân gây hại làm suy yếu của lớp bảo vệ này bao gồm chất nhầy và tế bào biểu mô sẽ dẫn đến bào mòn, tổn thương niêm mạc dẫn đến xuất hiện các vết loét ở dạ dày và tá tràng. Các tác nhân gây hại phổ biến là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:
1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bị loại vi khuẩn này tấn công, H. pylori (HP) sẽ xâm nhập vào lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, tiết ra các chất độc tố làm giảm khả năng sản xuất chất nhầy của niêm mạc, tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công và gây viêm loét.
Chính vì thế mà những người sống tại môi trường tiềm ẩn vi khuẩn HP như những nơi tiếp xúc nhiều hoặc vệ sinh kém ẩn chứa nhiều vi khuẩn này sẽ bị nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid
Người thường xuyên sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn, kháng viêm không steroid, phổ biến bao gồm aspirin và ibuprofen đều có chứa những hoạt chất tác động tới niêm mạc dạ dày - tá tràng. Việc sử dụng những loại thuốc này trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ức chế, cản trở quá trình sản sinh ra prostaglandin (nhóm các chất hóa học có vai trò quan trọng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng khỏi những yếu tố tấn công từ bên ngoài).
Khi prostaglandin bị ức chế hoạt động đồng nghĩa với việc giảm sản xuất chất nhầy, làm suy yếu khả năng bảo vệ niêm mạc, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và hình thành lên vết loét, đồng thời các vết loét này cũng khó lành hơn.
3. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Những thói quen ăn uống, dùng nhiều các loại thực phẩm sau cũng gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
- Thói quen ăn uống thiếu khoa như ăn uống không đúng giờ, hay bỏ bữa, ăn vội vàng, vừa ăn vừa xem phim hay làm việc, nhai không kĩ, ăn đồ ăn còn nóng, gia vị có tính chất kích thích ớt, tiêu thường xuyên.
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm hun khói, đồ ăn chế biến sẵn, ăn quá mặn, thức ăn ôi thiu đều làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Uống nhiều bia rượu, thường xuyên dùng đồ uống có cồn, cà phê, nước trà đặc rất có hại khiến lớp màng bao bọc niêm mạc dạ dày dần dần bị bào mòn đi dẫn tới viêm loét. Đồng thời dịch vị acid tăng lên tăng nguy cơ tổn thương các vết loét sẵn có.
Các chất có trong đồ ăn có thể bị một số chủng loại vi khuẩn chuyển đổi thành những phức hợp gây ra bệnh về dạ dày. Đây cũng là những tác nhân nguy hiểm tạo ra sự bất ổn về điều tiết dịch vị acid bên trong dạ dày. Khi acid tiết ra mà bụng lại rỗng sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày càng dễ dàng bị tổn thương hơn.
4. Căng thẳng kéo dài
Suy nghĩ nhiều, tâm trạng hay lo toan, phiền muộn góp phần kích hoạt phản ứng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở hệ tiêu hóa, nhất là nguy cơ nhiễm khuẩn HP chiếm tỷ lệ cao. Lưu ý không phải mọi trường hợp căng thẳng đều dẫn đến bệnh dạ dày, gây vết loét dạ dày hay tá tràng nhưng nhìn chung, căng thẳng ít nhiều tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Nhất là khi stress diễn ra trong một thời gian dài thì chắc chắn nguy cơ rất cao sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy não bộ và dạ dày có những ảnh hưởng qua lại với nhau. Khi con người ta ở trong trạng thái có sự căng thẳng, xúc động, suy nghĩ nhiều thì dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị axit hơn. Lượng axit dư thừa này làm tăng nguy cơ hình thành nên các vết loét. Stress cũng kích thích hệ thần kinh, làm giảm đi lượng máu đến bộ phận tiêu hóa, trong đó có dạ dày từ đó gây ra các cơn co thắt, giảm đi lượng bài tiết dịch khiến hoạt động tiêu hóa bị gián đoạn. Người bệnh có thể bị đau dạ dày, xuất hiện buồn nôn, ảnh hưởng đến đại tràng.
5. Yếu tố di truyền
Bệnh loét dạ dày - tá tràng cũng có ít nhiều liên quan đến tính chất di truyền hay yếu tố gen. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị viêm loét dạ dày - tá tràng thì nguy cơ cao có thể bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
Vi khuẩn Helicobacter pylori một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày - tá tràng khá phổ biến, cả người trưởng thành hay trẻ em đều có thể bị bệnh. Số liệu thống kê thực tế cho thấy bệnh có thể phát triển ở mọi độ tuổi, nhưng thường hay gặp từ tuổi 60 trở lên, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
IV. Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ trải qua những triệu chứng vô cùng khó chịu mà phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng thường gặp chiếm khoảng 15% trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Người bệnh thường bị nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc phân đen, dạ dày bị chảy máu rất khó cầm. Khi cơ thể mất máu thường kèm theo triệu chứng chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, tụt huyết áp.
- Thủng dạ dày: Biến chứng này hiếm gặp, các triệu chứng trở nên trầm trọng. Lúc này các ổ viêm loét ăn sâu vào trong phía thành dạ dày khiến cho người bệnh bị đau rất dữ dội và đột ngột ở vùng thượng vị (vùng trên rốn). Kèm theo đó là nôn ói dữ dội, mồ hôi vã ra, tay chân lạnh.
- Hẹp môn vị: Hẹp môn vị cản trở quá trình vận chuyển thức ăn, dịch tiết dạ dày xuống tá tràng bị ngưng trệ. Người bệnh đau bụng vùng thượng vị liên tục, đau bụng nhiều sau khi ăn, nôn nhiều ra thức ăn của ngày hôm trước, tâm trạng cũng thay đổi thất thường.
- Viêm tụy cấp: Nguyên nhân do mặt sau của hành tá tràng bị thủng nên dò vào phần tủy. Cơn đau trở nên trầm trọng liên tục và lan ra phía sau lưng, buồn nôn, nôn mửa, không thiết tha gì chuyện ăn uống.
- Ung thư dạ dày: Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh liên quan đến các yếu tố như vi khuẩn HP, môi trường, ăn uống… Người bệnh nhận ra một số triệu chứng cảnh báo bao gồm đau bên trên vùng bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, người sụt cân nhanh chóng, nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra máu, người mệt mỏi suy yếu. Cần chú ý, những triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rầm rộ, tiến triển âm thầm khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh khi ở giai đoạn muộn mới phát hiện ra.
V. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
Trước tiên để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh án, thăm khám lâm sàng tổng quan sức khỏe và có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sau đây:
1. Nội soi
Phương pháp này cho phép đi sâu vào bên trong hệ thống tiêu hóa bằng một chiếc camera nhỏ gắn ở đầu của một chiếc ống dài. Nội soi giúp xác định được vị trí cũng như kích thước của các ổ viêm loét cũng như những tổn thương bất thường trên niêm mạc dạ dày, tá tràng. Dựa vào kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trong quá trình nội soi cũng có thể lấy sinh thiết dạ dày để xét nghiệm vi khuẩn HP - một trong những yếu tố dẫn tới ung thư dạ dày, mang lại hiệu quả trong việc điều trị dự phòng. Trong trường hợp vết loét của bạn cần điều trị để cầm máu thì các bác sĩ có thể tiến hành ngay lập tức. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp CT, chụp X quang.
2. Chụp X quang ống tiêu hóa
Nhờ chất cản quang hình ảnh dạ dày, tá tràng sẽ nổi rõ trên phim X quang từ đó:
- Kiểm tra được ổ bụng xem có gì bất thường hay không, xem độ co bóp và lưu thông của dạ dày.
- Tìm được nguyên nhân gây ra các triệu chứng nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, khó tiêu.
- Phát hiện ra những bất thường ở đường ruột, các khối u, ổ viêm loét xuất hiện nơi niêm mạc dạ dày hay tá tràng.
3. Chụp cắt lớp vi tính CT
Chụp cắt lớp CT chủ yếu dựa vào hình ảnh 2D hoặc 3D để đánh giá vị trí, kích thước hay mức độ của viêm loét, sự xâm lấn, lan rộng của những tổn thương này.
4. Các xét nghiệm xác định nhiễm H. pylori
Xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn HP bao gồm các xét nghiệm ure trong hơi thở, xét nghiệm phân, mẫu máu hoặc từ mẫu sinh thiết được lấy ra trong quá trình nội soi. Làm xét nghiệm xong sẽ mang mẫu đi để kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn hay không.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
VI. Cách chữa trị viêm dạ dày - tá tràng hiệu quả nhất
Thời kỳ đầu được coi là giai đoạn vàng để điều trị bệnh. Trong giai đoạn đầu khi mới mắc bệnh, các vết loét có kích thước nhỏ nếu có can thiệp điều trị kịp thời cùng điều chỉnh lại thói quen ăn uống sinh hoạt thì có thể khỏi được hoàn toàn. Song nếu không can thiệp chữa trị có thể dẫn đến các vết loét có kích thước lớn đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu hoặc gây biến chứng nguy hiểm. Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
1. Điều trị bằng thuốc
Trước tiên nếu người bệnh đang dùng thuốc kháng viêm, giảm đau thì dừng lại để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Trường hợp cần thiết phải dùng thuốc giảm đau thì nên lựa chọn các loại thuốc an toàn, lành tính.
1.1. Điều trị bằng thuốc Tây
Đối với Tây y, phác đồ điều trị thường gồm có các loại thuốc kháng sinh, giảm cơn đau, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP: Bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau diệt trừ hiệu quả khuẩn HP, khôi phục niêm mạc giúp nhanh lành các tổn thương. Một số loại thuốc phổ biến được dùng như Amoxicillin, Metronidazole và Tinidazole, Bismuth… Khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như người mệt mỏi, uể oải, ngứa ngáy, tiêu chảy, buồn nôn.
- Thuốc chẹn H2: Một số loại thuốc phổ biến kể đến như famotidine, ranitidine, ranitidine… được dùng khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc có tác dụng giảm thiểu quá trình tiết dịch vị acid trong dạ dày giúp giảm đau, phục hồi tổn thương các vết loét dạ dày, tá tràng. Người bệnh uống thuốc trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất. Dùng đúng đủ liều lượng giúp ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn, hạn chế tái phát. Khi dùng có khả năng gặp phải các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt quay cuồng.
- Thuốc trung hòa và kháng acid dạ dày: Uống thuốc giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, cảm giác đầy chướng bụng khó tiêu, cơn đau nóng rát vùng thượng vị. Người bệnh cần dùng đúng cách, an toàn, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, hạn chế tác dụng phụ. Một số loại thuốc tiêu biểu như prostaglandins, phosphalugel, yumangel F, các thuốc chứa magie, chứa nhôm.
- Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng: Sucralfate, bismuth mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng tăng tiết dịch nhầy giúp diệt trừ hiệu quả khuẩn HP.
Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả nhanh trong việc cải thiện các triệu chứng tuy nhiên do thuốc không tác động sâu tới nguyên nhân gốc rễ gây bệnh nên có thể khiến bệnh không khỏi được dứt điểm, tái đi tái lại nếu không kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
1.2. Điều trị bằng Đông y
Ưu điểm vượt trội khi chữa theo y học cổ truyền là đi sâu vào gốc rễ gây bệnh, vừa xử lý triệu chứng bệnh để phục hồi toàn diện. Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh có tính chất mạn tính sẽ thường xuyên tái phát.
Việc điều trị không đúng cách sẽ khiến quá trình chữa bệnh khó khăn và kéo dài. Nguy hiểm hơn là dẫn đến biến chứng ảnh hưởng tính mạng như ung thư, xuất huyết dạ dày. Bệnh có thể bị tấn công bởi nhiều yếu tố nguy cơ như căng thẳng, vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc… nhưng căn nguyên thực sự là do cơ địa. Vậy nên muốn trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng tận gốc, triệt để thì cần phải thay đổi cơ địa của người bệnh trở về bình thường, khỏe mạnh.
Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 tác động đúng vào nguyên nhân chủ yếu, khôi phục niêm mạc dạ dày - tá tràng trở về như người bình thường, khỏe mạnh. Hướng chữa trị này là đúng nhất, hiệu quả nhất vừa loại bỏ triệu chứng lại ngăn chặn tái phát trong thời gian dài. Những người bị nặng, mạn tính từng chữa nhiều cách nhưng không khỏi khi dùng sản phẩm thấy hiệu quả vượt trội.
Viên dạ dày Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
2. Sử dụng các mẹo dân gian tại nhà
Trong trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát thì bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh có thể kết hợp dùng thêm một số bài thuốc dân gian như sau:
- Củ nghệ vàng và mật ong: Đây đều là những vị dược liệu rất “nhạy” giúp giảm nhanh cơn đau, chống viêm loét dạ dày - tá tràng, giảm thiểu tiết dịch vị acid. Hoạt chất curcumin, ginerols, turmeric trong nghệ có đặc tính chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn trong khi đó mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn.
- Nha đam: Nước ép từ phần thịt nha đam cung cấp emodin và aloin cải thiện các mô bị hư hỏng, hỗ trợ làm lành các viêm loét. Đặc biệt có hoạt chất giảm tăng tiết dịch vị dạ dày, đẩy lùi đầy hơi, ợ nóng.
- Cây lược vàng: Dịch ép từ cây lược vàng mang lại công dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa, giảm nhanh các cơn đau bụng, nóng bỏng thượng vị. Đồng thời hợp chất oxy mạnh Quercetin từ loại cây này ức chế hiệu quả sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Nghệ đen: Trong nghệ đen có chứa lượng lớn curcumin ngăn sản xuất acid dạ dày, diệt trừ các tác nhân gây hại, phục hồi vết loét.
- Gừng: Theo Đông y, gừng có vị cay, ấm dạ dày giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả. Đồng thời chứa gingerol và shogaol chống viêm nhiễm và oxy hóa. Nhờ đó người bệnh dịu đi được các triệu chứng nóng bỏng, đau rát vùng thượng vị.
Trên thực tế việc dùng các mẹo thảo dược trong dân gian cần phải mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng, đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì. Thêm nữa, những mẹo này cũng chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh đang ở trong giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ.
3. Phẫu thuật viêm loét dạ dày
Phẫu thuật viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Xuất hiện các khối u ác tính hoặc không ác tính, can thiệp phẫu thuật nhằm ngăn chặn các khối u ác tính lan rộng, di căn.
-
Bệnh gây biến chứng nặng hẹp môn vị, chảy máu dạ dày… đã dùng thuốc điều trị nhưng thất bại.
-
Chảy máu hoặc bị thủng dạ dày cần cấp cứu kịp thời, khẩn cấp.
-
Một số triệu chứng cảnh báo cần lưu ý: Đau nóng rát bụng vùng thượng vị nhiều ngày liền ( kể cả khi đã dùng thuốc), chán ăn, sụt cân nhanh, người gầy rộc.
Các phương pháp phẫu thuật căn cứ vào kỹ thuật và vị trí phẫu thuật.
-
Kỹ thuật phẫu thuật: Bao gồm phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Trong đó phẫu thuật nội soi ít sang chấn hơn, ít đau hơn so với mổ mở, người bệnh phục hồi nhanh chóng.
-
Vị trí phẫu thuật: Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ chỉ định sẽ phẫu thuật một phần hay toàn bộ dạ dày.
Phẫu thuật viêm loét dạ dày - tá tràng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ dễ gây biến chứng. Một số biến chứng nặng sau phẫu thuật có thể kể đến như: hẹp tá tràng, áp xe dạ dày, thủng dạ dày... Người bệnh cần cân nhắc thật kĩ giữa mặt lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn để đưa ra quyết định có nên thực hiện phẫu thuật hay không. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật, bao gồm: bệnh nhân có bệnh lý nền về tim mạch, suy gan thận, mắc bệnh hô hấp nặng...
VII. Mẹo phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh bằng các phương pháp sau đây:
1. Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hợp lý
- Để phòng ngừa các loại ký sinh, vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào đường ruột thì cần nhớ phải ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi ăn cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.
- Tạo thói quen ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không nên ăn quá no để tránh tạo áp lực cho dạ dày. Tốt nhất nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, giảm gánh nặng cho dạ dày, hạn chế căng tức khó chịu.
- Không nên có thói quen vừa làm vừa ăn uống, sử dụng các thiết bị điện tử sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Chuyên gia cho rằng nếu liên tục làm như vậy trong thời gian dài sẽ gây ra đau bụng, khó tiêu, giảm hấp thụ, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Tránh thức khuya. Nếu cảm thấy đói trước khi đi ngủ, không nên ăn nhiều thay vào đó có thể uống một ly sữa ấm để xoa dịu dạ dày.
- Trong vòng nửa tiếng sau khi ăn xong tuyệt đối không nên chạy nhảy hay hoạt động thể lực mạnh hay làm công việc quá sức vì như vậy sẽ gây hại cho dạ dày. Sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng rồi mới quay trở lại công việc.
- Nên hạn chế ăn ngoài hàng quán vì đây là những môi trường tồn tại nhiều vi khuẩn HP, tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
2. Duy trì cân nặng ổn định
Khi bị béo phì, thừa cân lượng dịch vị acid trong dạ dày sản xuất quá nhiều dẫn đến dư thừa tràn vào thực quản gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng tăng nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng. Vậy nên cần ăn uống điều độ khoa học để giữ cân nặng ở mức ổn định là tốt nhất.
3. Hạn chế một số loại thực phẩm, đồ uống không tốt cho dạ dày
- Cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit cao như một số loại hoa quả chua xoài, cóc, chanh… nhất là khi đói bởi có thể gây kích ứng dạ dày gây ra những tổn thương.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và cay nóng như một số gia vị ớt, tiêu, tỏi, hành… Khi ăn quá nhiều chúng sẽ kích thích dạ dày sản xuất ra nhiều dịch vị, axit. Nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Đồ uống có cồn như bia, rượu, nước ngọt có ga, hút thuốc lá có thể gây kích thích và bào mòn dần đi lớp chất nhầy - hàng rào phòng thủ bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ gây các vết viêm loét và làm chậm quá trình lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng.
4. Không lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Đây là nhóm thuốc phổ biến được dùng với mục đích giảm đau hoặc chống viêm. Đặc biệt mang lại hiệu quả tốt đối với những người bị bệnh xương khớp, rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lạm dụng, dùng quá liều nhóm thuốc này sẽ ức chế quá trình sinh ra prostaglandin (một chất bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi nhân tố xấu tác động, tấn công). Điều đó khiến cho tình trạng viêm loét diễn tiến nặng hơn.
Vì vậy khi sử dụng thuốc người bệnh cần dùng đúng cách, đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều. Nếu thấy có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày - tá tràng thì cần ngưng ngay tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang loại thuốc khác.
5. Tránh căng thẳng, stress
Trong đường ruột có chứa rất nhiều dây thần kinh bởi vậy mà các trạng thái cảm xúc tâm lý tiêu cực sẽ góp phần gây nên các bệnh về hệ tiêu hóa. Những người suy nghĩ, lo âu phiền muộn, gặp nhiều áp lực trong cuộc sống thường hay bị đau dạ dày hơn.
Vậy nên mỗi người chúng ta cần biết cách kiểm soát căng thẳng thật tốt để giảm thiểu mọi tác động lên hệ thống tiêu hóa. Hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, chia sẻ nỗi buồn với bạn bè, người thân xung quanh và giải quyết êm đẹp những khó khăn trong cuộc sống thật tốt.
6. Không nên thức khuya
Ngủ là khoảng thời gian hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi phục hồi, các tế bào niêm mạc được tái tạo xây dựng lại. Ngược lại thiếu ngủ sẽ làm giảm thiểu lượng lợi khuẩn trong ruột. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nặng thêm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đại tràng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, nếu để tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng không điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc nâng cao kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh là vô cùng quan trọng. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây đã cung cấp tới bạn những kiến thức hữu ích về bệnh loét dạ dày tá tràng. Bạn cũng đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn.