Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

2023-09-18 11:31:12

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến tại Việt Nam, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi... gây nhiều cản trở cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày với những ai mắc phải. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

I. Viêm mũi dị ứng và dấu hiệu nhận biết 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với các tác nhân dị ứng, dị nguyên, các hạt trong không khí gây tạo ổ viêm nhiễm trong khoang mũi, khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và sưng tấy. Các yếu tố dị nguyên thường gặp gây viêm mũi dị ứng gồm có: phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi, nấm ẩm mốc, lông của động vật, ô nhiễm không khí, hóa chất... 

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng gồm có:

  • Ngứa mũi
  • Ngạt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau đầu
  • Ngứa mắt, đỏ mắt
  • … 

Các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng khá giống với triệu chứng của người bị cảm cúm, tuy nhiên lại không có tính chất lây lan và không sốt. Bên cạnh đó, các phản ứng dị ứng của bệnh cũng khá vô hại, gần như không tác động xấu đến cơ thể, chỉ gây ra nhiều bất tiện rắc rối trong hoạt động sinh hoạt và đời sống thường ngày. 

Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 nhóm: 

  • Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ: Thường xảy ra vào đầu mùa hè hoặc mùa đông, các triệu chứng thường kéo dài vài ngày đến 1 tuần rồi biến mất. Điểm đặc biệt là cứ đúng đến khoảng thời điểm đó thì bệnh tái phát, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây thoái hoá mũi, phù nề niêm mạc...
  • Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ: Bệnh sẽ bùng phát bất chợt, không theo quy luật, thường là khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Vì tần suất tái lại nhiều nên người bệnh dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản. 
viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không

Tác nhân dị ứng gây kích ứng và sưng tấy niêm mạc mũi, tạo ổ viêm nhiễm và gây viêm mũi dị ứng

>>> XEM THÊM: 5 cách phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

II. Bị viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Hiện nay chưa có phương pháp nào khẳng định rằng sẽ chữa được bệnh viêm mũi dị ứng khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có các giải pháp khác tích cực giúp người bệnh giảm đi tần suất tái phát, kìm hãm bệnh tiến triển nặng và làm nhẹ đi triệu chứng bệnh.

1. Viên xoang Ngự y mật phương 34

Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là sản phẩm được nghiên cứu chuyên biệt cho người bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Bằng cơ chế tác động thay đổi cơ địa dị ứng, sản phẩm giúp giảm đi độ quá mẫn của niêm mạc mũi khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: thời tiết, khói bụi, nấm mốc… Cơ địa mũi xoang thay đổi, đồng nghĩa với khả năng kích ứng ở mũi bị giảm xuống, tần suất tái bệnh ít đi và khoảng cách giữa các đợt tái được giãn rộng.

Sau một đợt sử dụng, người bệnh cảm nhận thấy rõ các triệu chứng được làm nhẹ đi rất nhiều. Cùng với đó, nhiều trường hợp sau khi hoàn thành liệu trình đã không thấy viêm mũi dị ứng tái lại trong nhiều năm.

Với trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, người bệnh muốn giảm nhanh các triệu chứng, mang lại cảm giác thoải mái nhanh chóng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc dưới đây. Lưu ý cần nhận tư vấn từ bác sĩ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị mới. 

2. Thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt

Cả 2 loại thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt đều có công dụng giảm ngứa mũi và làm nhẹ bớt đi các triệu chứng khó chịu liên quan đến dị ứng ở khoảng thời gian ngắn. Cũng cần lưu ý tùy từng loại sản phẩm sẽ có khuyến nghị riêng, không nên sử dụng trong thời gian dài. Bạn cũng cần hiểu rõ liều lượng sử dụng và tuân theo chỉ định hướng dẫn từ bác sĩ. 

viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không

Thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt giảm ngứa mũi, ngứa mắt, đỏ mắt...

>>> XEM THÊM: 9+ cách thông xoang mũi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

3. Thuốc kháng histamine

Kháng histamin là các loại thuốc chống dị ứng, hoạt động theo cơ chế ngăn cản cơ thể tạo histamin (cơ thể thường có phản ứng tự vệ bằng cách tiết ra các chất phản ứng khi nhận thấy có sự xâm nhập bất thường).

Đây cũng chính là nhóm thuốc thường xuyên có mặt trong các đơn về viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hay các bệnh lý về đường hô hấp. 

4. Thuốc thông mũi, trị ngạt mũi

Đây là loại thuốc có tác dụng làm thông thoáng đường thở, chữa ngạt mũi hiệu quả. Nhưng loại thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn tối đa là 3 ngày.

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này nếu bạn bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh liên quan đến bàng quang, mắc bệnh rối loạn lo âu, từng trải qua đột quỵ...

5. Liệu pháp miễn dịch (quá mẫn cảm)

Liệu pháp miễn dịch tương đối khác so với các giải pháp trên, thường áp dụng với các trường hợp bị dị ứng nặng. 

Bên cạnh đó, các trường hợp viêm mũi ứng nhẹ hoặc muốn đẩy nhanh kết quả điều trị, người bệnh cũng có thể thực hiện các thao tác đơn giản tại nhà sau giúp hỗ trợ giảm được triệu chứng nhanh chóng: 

  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý: Điều này không chỉ giúp mũi sạch ổ viêm nhiễm, rửa đi dịch nhầy, chất bẩn bám ở niêm mạc mà còn giúp niêm mạc kháng viêm hiệu quả, giảm kích ứng. Sử dụng đúng cách, tránh khi dùng để nước muối kèm dịch bẩn chảy ngược vào trong hoặc xuống họng.
  • Bảo vệ mũi bằng cách đeo khẩu trang, dùng máy xông hoặc giữ ấm cho mũi. 
  • Cố gắng để bản thân được nghỉ ngơi đầy đủ và khoa học, tránh làm việc quá sức. 
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng

III. Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng  

Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị và có xu hướng chuyển sang mạn tính. Vì vậy để ngăn ngừa mắc bệnh hoặc ngăn bệnh tái lại tốt nhất nên học cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh. Bạn có thể tham khảo các cách sau: 

  • Tìm cách tránh xa, hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, sử dụng biện pháp phòng hộ (khẩu trang, quần áo, dụng cụ bảo hộ…) khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất…
  • Lưu ý về chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính hàn lạnh như hải sản.
  • Có chế độ tập luyện thể thao, nghỉ ngơi khoa học để tăng cường đề kháng cho cơ thể. 
  • Giữ vệ sinh bản thân như vệ sinh mũi họng răng miệng hàng ngày, giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ như vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc luôn thoáng mát, tránh ấm mốc...
  • Duy trì thực hiện khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe cơ thể.

Đặc biệt, khi mắc bệnh bạn cùng cần áp dụng đúng liệu trình điều trị bệnh và thực hiện đều đặn các biện pháp phòng ngừa. Có như vậy viêm mũi dị ứng mới giảm nhẹ cả về tần suất, tránh tái lại bệnh lẫn tăng nặng mức độ bệnh. 

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn và gia đình đã tìm được câu đáp án cho câu hỏi: "Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?" Bên cạnh đó cũng có được hướng xử lý đúng đắn điều trị trị và phòng ngừa bệnh lý. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, hãy sống và chăm sóc bản thân một cách thật khoa học, thông minh để cơ thể luôn mạnh khoẻ. 

thông tin tư vấn
 

Viên xoang Nhất Nhất 34
Viên xoang Nhất Nhất 34
Lên đầu trang
Loading