Viêm mũi họng cấp: Nguyên nhân, cách phòng tránh & điều trị

2023-10-20 16:32:31

Viêm mũi họng cấp là một trong những bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Bệnh lý này nếu không chữa trị tốt có thể tiến triển nặng nề và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta chọn lựa biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Những thông tin quan trọng về viêm mũi họng cấp sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi họng cấp

I. Viêm mũi họng cấp là gì?

Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm tại vị trí mũi và họng, bệnh liên quan đến một số loại vi sinh vật (thường do vi khuẩn hoặc vi rút, một số ít là do nấm...) tấn công vào đường hô hấp trên, từ đó gây tổn thương và viêm nhiễm. Đây là bệnh lý hay gặp ở đường hô hấp, và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ.

Viêm mũi họng cấp có thể chữa khỏi được, tuy nhiên nhiều trường hợp đặc biệt đối với những người có sức đề kháng kém, bệnh có thể diễn biến phức tạp và dễ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, trong quá trình mắc bệnh, cần phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng và sức khỏe tổng thể.

II. Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm mũi họng cấp tính như sau:

1. Vi sinh vật

Vi sinh vật có hại là nguyên nhân chính gây ra viêm mũi họng cấp, theo thống kê có đến hơn 100 loại vi rút khác nhau là “thủ phạm” gây nên bệnh lý này. Trong đó điển hình đó là các loại vi rút như: Adenovirus, vi rút cúm, vi rút coxsakie, vi rút herpes, vi rút zona, epstein barr…

Cùng với đó là nhiều loại vi khuẩn cũng có thể tấn công và gây bệnh viêm mũi họng cấp như: Haemophilus influenzae, liên cầu khuẩn (nhóm A, B, C, G), tụ cầu vàng, các loại vi khuẩn kị khí, phế cầu… Vi khuẩn gây viêm mũi họng cấp cũng rất nguy hiểm, chúng có thể gây ra nhiều hậu quả như viêm nội tâm mạc, viêm thấp khớp cấp tính…

2. Sức đề kháng kém

Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể vô cùng quan trọng, giúp ngăn cản “con đường” xâm nhập và tấn công của nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại. 

Nếu như hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ kéo theo sức đề kháng của cơ thể yếu dần. Các loại mầm bệnh sẽ “tranh thủ” cơ hội này để vượt qua hệ miễn dịch, gây ra nhiều bệnh trong đó có viêm mũi họng cấp. Chính vì thế mà trẻ em, người già hay những đối tượng có sức đề kháng kém nguy cơ mắc viêm mũi họng cấp tính luôn chiếm tỷ lệ rất cao.

3. Thời tiết thay đổi đột ngột

Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại thì các loại vi khuẩn, hoặc vi rút có điều kiện thuận lợi để phát triển, cùng với đó cơ thể cũng có sức đề kháng bị kém đi. Chuyển mùa thay đổi của thời tiết còn có thế khiến vi sinh vật có hại biến đổi trở nên “mạnh mẽ” hơn nhằm vượt qua hàng rào miễn dịch của cơ thể.

4. Vệ sinh mũi họng răng miệng không đúng cách

Mũi họng là những cơ quan thường xuyên “ẩm ướt”, nếu như bạn không vệ sinh mũi họng đúng cách hoặc “lơ là” chuyện làm sạch thì đây sẽ là nơi trú ngụ và phát triển của rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút và dẫn tới gây bệnh viêm mũi họng cấp.

5. Môi trường ô nhiễm, nhiều chất bụi bẩn và hóa chất độc hại

Nếu bạn đang sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất bụi bẩn, hóa chất, nguồn nước có chứa nhiều chất độc hại (kim loại nặng, thủy ngân, asen) thì cũng có nguy cơ cao bị viêm mũi họng cấp. Vì đây là những yếu tố bất lợi khiến cho sức đề kháng cơ thể bị suy giảm và vi sinh vật từ bên ngoài có thể tiến sâu tấn công vào mũi họng và gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây viêm mũi họng cấp

Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây viêm mũi họng cấp

>>> XEM THÊM: Viêm mũi họng xuất tiết: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị

III. Triệu chứng viêm mũi họng cấp

Các triệu chứng của viêm mũi họng cấp thường diễn biến trong 5-7 ngày và sau đó sẽ dần dần được cải thiện. Với những trường hợp bệnh không được chữa trị trị tốt sẽ dẫn tới tiến trình diễn biến nặng nề hơn có thể chuyển sang thành mãn tính hoặc nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Viêm mũi họng cấp sẽ biểu hiện dưới các triệu chứng hay tiến triển bệnh như các bước dưới đây:

  • Ban đầu khi mới mắc bệnh, vi khuân vi sút mới bắt đầu tấn công vào cơ thể thì toàn thân bạn sẽ bắt đầu dần nhức mỏi, người cảm giác uể oải mệt, sức lực giảm sút trông thấy.
  • Sau đó, người bệnh viêm mũi họng cấp sẽ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến mũi họng rõ nét hơn như: chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt, khó nuốt… diễn ra trong từ 4-5 ngày
  • Tiếp theo, các biểu hiện này sẽ đỡ dần không còn nặng nữa, tuy nhiên tình trạng sổ mũi hoặc tắc ngạt mũi có thể diễn ra thêm nhiều ngày hơn. Cơ thể người bệnh sau đó sẽ khỏe hơn. 5-7 ngày kể từ thời điểm mắc bệnh, các triệu chứng giảm hẳn hoặc hết hẳn và khỏi bệnh. 
Với đối tượng trẻ em sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hay khỏe như người trưởng thành cho nên nếu bị mắc viêm mũi họng cấp có thể các triệu chứng sẽ nặng và viêm nhiễm khuẩn có thể lây lan ra nhiều hơn dẫn đến biến chứng vùng lân cận như viêm xoang, viêm phế quản hoặc viêm tai... Chính vì thế mà cha mẹ cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn nếu trẻ bị mắc bệnh tránh để các triệu chứng chuyển biến nặng.

IV. Những biến chứng nguy hiểm của viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời hay có những biện pháp chữa trị hiệu quả.

  • Biến chứng tại vùng mũi họng: Bệnh lý viêm mũi họng cấp có thể để lại di chứng ngay tại vị trí này chẳng hạn như viêm mũi xoang cấp, áp xe thành họng, viêm amidan, viêm tấy hoại tử vùng họng (hiếm gặp)… 
  • Biến chứng ở các cơ quan lân cận: Chứng viêm lan rộng tới các cơ quan gần vùng mũi họng như: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Biến chứng ở các cơ quan khác: Trong trường hợp nặng hơn, viêm có thể lan rất xa và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như viêm màng tim, viêm cầu thận hoặc thậm chí là nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết…

Như vậy có thể thấy được rằng nếu người bệnh quá chủ quan, không điều trị tích cực bệnh chuyển biến nặng thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.  

Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp có thể gây biến chứng tại vùng mũi họng hoặc cơ quan lân cận khác

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng kỹ thuật

V. Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp cần được điều trị đúng cách để bệnh nhanh khỏi, hạn chế nguy cơ biến chứng. Hoặc nếu chưa mắc bệnh thì bạn cũng cần đề phòng từ sớm. 

Dưới đây là các biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm mũi họng cấp mà bạn nên lưu tâm:

1. Điều trị viêm mũi họng cấp

Khi có biểu hiện viêm mũi họng cấp, bạn nên đi thăm khám sớm ở các cơ sở y tế để có thể bác sĩ tìm ra nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Thường thì người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:

  • Kháng sinh: Loại thuốc này được áp dụng cho các trường hợp viêm mũi họng cấp do vi khuẩn, hoặc người bệnh nhiễm vi rút và sau đó bị vi khuẩn tấn công (bội nhiễm vi khuẩn). 
  • Thuốc kháng vi rút: Được dùng cho người bệnh nhiễm viêm mũi họng cấp do vi rút để ngăn chặn sự phát triển của loại vi sinh vật này.
  • Thuốc giảm triệu chứng: Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau trong trường hợp người bệnh sốt cao trên 38.5 độ C, người bệnh đau nhức đầu hoặc đau toàn thân…Hoạt chất làm loãng dịch nhầy như guaifenesin, thuốc trị ho, giảm đau họng, xịt mũi...
  • Thuốc chống viêm: Nếu như người có tình trạng sổ mũi, viêm sưng niêm mạc mũi họng thì có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần chăm sóc sức khỏe thông qua ăn uống, nghỉ ngơi khoa học chẳng hạn như: Uống đủ nước, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh (thịt trắng, rau xanh, trái cây tươi, trứng, sữa…), giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý kết hợp xông hơi, giảm đau họng theo phương pháp dân gian như ngậm chanh muối mật ong...

2. Phòng ngừa viêm mũi họng cấp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, kim chỉ nam này luôn đúng trong mọi trường hợp. Bạn đừng để viêm mũi họng xảy ra rồi thì mới mới quan tâm đến sức khỏe. Ngay từ bây giờ bạn nên phòng tránh nguy cơ mắc viêm mũi họng cấp và ngăn chặn bệnh lý này tiến triển bằng biện pháp như sau:

  • Khi thời tiết chuyển lạnh thì cần luôn giữ ấm cơ thể: Mặc quần áo giữ nhiệt, đeo khẩu trang để đường hô hấp trên tránh bị nhiễm lạnh, uống nước ấm…
  • Chăm chỉ vệ sinh mũi họng đúng cách bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, tránh xa những nơi nhiều bụi bẩn hoặc nếu bắt buộc phải đến những nơi như vậy thì bạn nên đeo khẩu trang.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Đặc biệt là vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng giúp hạn chế mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh viêm mũi họng cấp. Ngoài ra, người bệnh nên tránh xa rượu bia, hoặc các loại đồ ăn không lành mạnh có thể làm suy giảm sức khỏe (đồ tái sống, món ăn ôi thiu đã nhiễm khuẩn, nước ngọt có ga, thịt đỏ…).
  • Cần điều trị triệt để nếu bị mắc các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng (viêm amidan, viêm VA, viêm tai giữa, viêm xoang) tránh biến chứng thành viêm mũi họng cấp tính.
  • Làm sạch tay chân thường xuyên để tránh mầm bệnh từ tay chân dễ đi vào sâu bên trong cơ thể và gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với những người có biểu hiện ho sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng để phòng ngừa lây nhiễm.
  • Khi thấy bản thân hoặc người thân có những biểu hiện viêm mũi họng cấp thì cần phải khẩn trương đi khám và điều trị đúng cách, tránh để kéo dài có thể gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Viêm mũi họng cấp có thể “rình rập” tác động gây bệnh đến bất kỳ ai trong chúng ta, cho dù bạn đang khỏe mạnh thì cũng không nên chủ quan nhất là vào những thời điểm mùa lạnh cận kề. Hy vọng với những biện pháp điều trị và phòng ngừa như bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm góc nhìn tổng quát về bệnh lý mà nhờ đó có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

Lên đầu trang
Loading