Viêm xoang gây sưng mặt, phải làm sao?

2024-06-27 09:25:58

Viêm xoang là căn bệnh đường hô hấp phổ biến, mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi để bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng sưng mặt vô cùng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu về viêm xoang gây sưng mặt và một số phương pháp đơn giản giúp cải thiện tích cực tình trạng này qua bài viết sau đây.

I. Vì sao viêm xoang gây sưng mặt?

Mặt bị sưng là một bên hoặc toàn bộ khuôn mặt sưng to lên, tròn ra. Tình trạng này xảy ra thường là do có một lượng dịch, chất béo tích tụ lại trong mô mặt. Nguyên nhân có thể không nghiêm trọng như do cơ thể và mặt giữ nước khi thức dậy vào sáng sớm, do khóc nhiều khiến mắt và mặt bị sưng to, buổi tối hôm trước ăn quá no, uống nhiều bia rượu... nhưng đôi khi sưng mặt cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn trong đó có viêm xoang. Vậy vì sao viêm xoang gây sưng mặt?

Khi các xoang bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới phù nề xung huyết, kích ứng các lớp niêm mạc lót trong các hốc xoang cạnh mũi. Chính điều này gây bít tắc các lỗ thông xoang, khiến cho dịch nhầy, nước, chất mủ tích tụ lại tăng áp lực đè nén lên các xoang. Từ đó gây phù nề gương mặt, có cảm giác nặng ở mặt, má, trên trán. 

Ngoài lý do viêm nhiễm, dịch nhầy và nước tích tụ làm sưng mặt, một số nguyên nhân khác của viêm xoang cũng dẫn đến tình trạng này, bao gồm: 

  • Dị ứng: Một số trường hợp mắc viêm xoang dị ứng thì dị ứng cũng là tác nhân gây sưng mặt. Khi cơ thể tiếp xúc với những dị nguyên kích ứng, hệ thống nội tiết tiết ra loại hormon để chống lại khiến cho một số bộ phận cơ thể sưng lên, chủ yếu ở vùng mặt. 
  • Rối loạn lưu thông máu: Sưng phù nề viêm xoang cũng chèn ép lên các mạch máu, làm giảm lưu thông máu. Rối loạn lưu thông máu có thể khiến dịch lỏng tích tụ trong mô nhiều hơn và gây ra sưng mặt.
  • Áp xe lợi, sâu răng:  Viêm xoang tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển lan sang các khu vực khác gây viêm nhiễm, áp xe vùng má, răng và lợi... khiến cho mặt sưng phồng lên, đau nhẹ khi sờ vào. 
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh viêm xoang: Đây là phản ứng của cơ thể gây tích nước, sưng mặt sau khi sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như thuốc Corticoid. 

Ngoài sưng phù vùng mặt, bệnh viêm xoang cũng gây ra một số biểu hiện đặc trưng đi kèm khác như sau:

  • Bị đau nhức nhiều ở các khu vực xung quanh trán, gò má, hốc mắt, nhức đầu. 
  • Đau nhức răng hay gặp nhất là những trường hợp viêm xoang hàm. 
  • Chảy nước mũi màu sắc màu xanh, vàng; ngạt tắc mũi khó thở, thở hụt hơi, mệt mỏi. 
  • Ù tai, đau nhức tai thường gặp trong các trường hợp viêm xoang do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. 
  • Cổ họng khô rát vô cùng khó chịu, bị ho nhiều về đêm. Có người có hiện tượng bị sốt, ớn lạnh. 

Nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê cũng cho thấy, sưng mặt do viêm xoang hầu hết gặp ở nhóm viêm xoang sàng trước (viêm xoang trán, xoang sàng, viêm xoang hàm). Còn đối với viêm xoang sàng sau ít gặp phải tình trạng này hơn. 

viêm xoang gây sưng mặt

Xoang bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới phù nề xung huyết, kích ứng các lớp niêm mạc lót xoang gây sưng mặt

>>> XEM THÊM: Viêm xoang gây buồn ngủ, vì sao?

III. Điều trị và phòng ngừa viêm xoang gây sưng mặt

Viêm xoang gây sưng mặt cần được điều trị triệt để, tránh mạn tính tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh cần xử lý đồng thời hai vấn đề: Điều trị triệt để viêm xoang để chấm dứt sưng mặt, đồng thời áp dụng biện pháp can thiệp đơn giản, hữu hiệu giảm nhẹ sưng mặt. 

1. Giảm sưng mặt

Để giảm bớt tình trạng sưng mặt, đau nhức xoang, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau: 

Chườm đá

Chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng bị sưng mang lại hiệu quả tốt. Nhiệt lạnh khiến mạch máu co lại, giảm tuần hoàn lưu thông máu, giảm phản ứng viêm giúp làm cơn đau dịu đi, dịu nhẹ sưng phù nề ở mặt, xung quanh hàm. 

Cách thực hiện đơn giản: Dùng túi đá nhỏ hoặc gói những viên đá vào chiếc khăn mềm, mỏng, sạch sẽ rồi áp lên vùng mặt bị sưng. Chú ý không nên chườm quá lâu, thời gian dưới 10 phút là hợp lý, giúp tan bớt phần bị sưng. 

Xông hơi thư giãn

Xông hơi làm loãng dịch nhầy, nhanh chóng đào thải ra bên ngoài, giảm ứ đọng dịch trong các hốc xoang. Nhiệt độ nóng giải tỏa áp lực xoang, dịu đi gương mặt phù nề, mang lại cảm giác dễ chịu nhẹ nhõm. Ngoài ra giải pháp này còn giúp thư giãn, lưu thông tốt mạch máu ở mặt, giảm sưng tấy, đau nhức. Xông hơi khi kết hợp cùng với một số các thảo dược, tinh dầu giúp tăng cao hiệu quả, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang. Một số nguyên liệu phổ biến chứa tinh dầu, hương thơm dễ chịu như bồ kết, tràm, bạc hà, khuynh diệp, kinh giới… 

Người bệnh bị sưng mặt do viêm xoang có thể thực hiện 2 - 3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. 

Massage giảm sưng mặt

Massage giúp thư giãn, dẫn lưu xoang tốt đồng thời giảm phù nề. Người bệnh có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

Cách thứ nhất:

  • Dùng hai ngón tay giữa ấn nhẹ lên gương mặt. 
  • Tiếp tục di chuyển hai ngón tay theo đường chân mày lên xuống hình chữ V. 
  • Hai hàm răng siết chặt vào với nhau, đồng thời thực hiện động tác cường điệu khi miệng phát âm các chữ cái “ô, i”. 

Cách thứ hai:

  • Rửa sạch sẽ tay và mặt, sau đó nhỏ một vài giọt tinh dầu quế, sả chanh, tràm trà… ra tay. Áp hai lòng bàn tay vào nhau và xoa xoa cho nóng lên. 
  • Hai ngón trỏ đặt vào phần phía bên hốc mũi, mắt và dần dần massage nhẹ nhàng. Ngón tay chuyển động đúng theo chiều kim đồng hồ quay trong khoảng từ 2 -3 phút. 
  • Sau đó dịch chuyển hai ngón tay xuống phía dưới, nhẹ nhàng massage phía ngoài chỗ khu vực hai cánh mũi và vùng má bị sưng lên trong khoảng từ 2 - 3 phút. 
  • Kéo hai ngón tay trở lại phía đầu chân mày, tiếp tục kéo dọc ngón tay từ sống mũi xuống gần chỗ khóe miệng. Cứ như thế thực hiện liên tục trong vòng từ 7 - 10 lần. 
  • Người bệnh thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 3 - 4 lần giúp cải thiện hiệu quả phù nề mặt đồng thời vừa giúp thư giãn, giảm đau xoang. 

Sử dụng thuốc giảm sưng, giảm đau

Dùng thuốc điều trị để hỗ trợ cải thiện phù nề, giảm sự tụ máu đến các mô, cơ quan bị viêm. Lưu ý việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mề đay, phát ban, tiêu chảy. Các loại thuốc chống phù nề được dùng phổ biến như: Nhóm thuốc chứa Alphachymotrypsin, nhóm Non Steroid, Corticoid, Katrypsin… Bên cạnh đó, bác sĩ cân nhắc chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau như Paracetamol. 

Rửa mũi giảm sưng

Người bệnh rửa mũi sạch sẽ hằng ngày sẽ dễ dàng xuất tiết, loại bỏ đi dịch nhầy, làm sạch vi khuẩn trong mũi xoang. Từ đó giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra, cải thiện căng tức vùng mặt. Cần thực hiện đúng kỹ thuật, rửa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng đảm bảo an toàn. Mỗi ngày chỉ rửa 1 - 3 lần, tránh lạm dụng nhiều tổn thương niêm mạc mũi, bệnh nặng hơn. 

Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ, người bệnh cần nâng cao vùng đầu lên giúp dẫn lưu xoang tốt, tránh tình trạng ứ đọng dịch nhầy trong xoang, mặt cũng đỡ sưng hơn nhiều. Ngoài ra tư thế ngủ này cũng giúp mặt đỡ bị tích nước, sưng phù khi thức dậy. Kê cao đầu khi ngủ cũng giúp giấc ngủ tốt hơn; tránh được tình trạng mất ngủ, khó ngủ do nước mũi làm tắc nghẽn đường thở. 

2. Chữa gốc bệnh viêm xoang

Người bệnh không nên áp dụng những phương pháp chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng mà nên lựa chọn các phương pháp bào chế dành riêng cho người bị bệnh viêm xoang, có cơ chế tác động đến tận căn nguyên gây bệnh. 

Theo Ngự y mật phương, bệnh viêm xoang thực chất là do cơ địa. Cơ địa của viêm xoang mỗi người mỗi khác. Trong cùng môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, một gia đình… nhưng có người bị xoang, có người không bị. Mức độ bệnh nặng nhẹ ở mỗi người cũng rất khác nhau. 

Phương pháp khắc phục hiệu quả nhất: Bên cạnh việc cải thiện triệu chứng đẩy lùi bệnh còn phải tác động trực tiếp làm thay đổi cơ địa xoang, khôi phục và duy trì niêm mạc mũi xoang khỏe mạnh, hạn chế tối đa bệnh quay trở lại. 

Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Hiện nay, chỉ duy nhất Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, tác động đến cơ địa đem lại hiệu quả thực sự khác biệt. Rất nhiều trường hợp bệnh nặng mạn tính thất bại trước đủ mọi loại thuốc cũng thấy thuyên giảm rõ ràng. 

Khi kiểm soát hiệu quả viêm xoang, các triệu chứng sưng mặt, đau đầu, nhức mỏi vai gáy… cũng được xử lý dứt điểm. 

3. Phòng ngừa bệnh viêm xoang gây sưng mặt 

Viêm xoang dễ tái phát nên người bệnh cũng cần chú trọng việc phòng ngừa và ngăn tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau: 

  • Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi đi ra ngoài vào những hôm trời lạnh. Mùa mưa cần nhớ luôn mang theo ô, áo mưa dự phòng. 
  • Khi đi tới những khu vực đông người, môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn, hóa chất cần bịt khẩu trang cẩn thận. 
  • Mũi họng cần được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt các nguy cơ gây bệnh, bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, ngừa viêm xoang hình thành. 
  • Khi bị các bệnh viêm mũi, viêm họng cần chữa trị sớm kịp thời, tránh bệnh chuyển biến nặng dẫn đến viêm xoang. 

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng cảnh báo như sưng phù gương mặt, chảy mũi, nghẹt mũi, căng tức và thấy đau các vùng xung quanh mắt, trán, mũi… cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng nhất, tránh tự ý chữa trị khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã mang lại cho người bệnh những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề viêm xoang gây sưng mặt. Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều trị triệt để ngay từ đầu. Càng chữa sớm sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các biểu hiện của viêm xoang gây sưng mặt, đau đầu, vai gáy… 

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ