Dấu hiệu vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng & Cách trị hiệu quả

2023-10-13 17:16:25

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là trạng thái người bệnh phái đối diện với 2 căn bệnh cùng thời điểm. Thực tế đây là 2 căn bệnh riêng biệt liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa khiến việc ăn uống, sinh hoạt trở nên khó khăn. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh này và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhé!

I - Cách nhận biết cơn đau dạ dày và đau đại tràng

Cơn đau dạ dày dạ dày và đại tràng có nhiều điểm tương đồng khiến người bệnh lầm tưởng. Vậy nên căn cứ vào vị trí và hình thái của cơn đau mà các chuyên gia chỉ ra điểm nhận diện dưới đây:

1. Cơn đau dạ dày

Đau dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày phải chịu tổn thương hoặc khi các vết loét tại dạ dày trở nên nghiêm trọng. Cơn đau diễn ra dai dẳng đặc biệt xuất hiện về đêm kèm chứng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi chướng bụng.

Cơn đau dạ dày thường xuất hiện tại 3 vị trí là:

  • Vùng thượng vị: Nằm bên trên rốn, dưới xương ức, gây đau dữ dội, vô cùng khó chịu. Cơn đau tại khu vực thượng vị có lúc âm ỉ, lúc dữ dội ở phía trên rốn sau đó lan về phía ngực hoặc sau lưng.
  • Vùng bụng dưới bên trái: Cơn đau dạ dày tại vị trí này xảy ra khi bạn nhịn đói quá lâu kèm theo biểu hiện như đầy hơi, tức bụng…
  • Vùng bụng giữa (quanh rốn): khu vực này xảy ra cơn đau quặn kéo dài âm ỉ đồng thời lan sang khu vực trái hoặc phải kèm chứng buồn nôn, đầy bụng, hệ tiêu hóa hoạt động kém.
dấu hiệu đau dạ dày

Các biểu hiện điển hình của cơn đau dạ dày

2. Cơn đau đại tràng

Đau đại tràng xảy ra khi khu vực đại tràng bị tổn thương và xuất hiện tình trạng viêm loét. Cơn đau đại tràng xảy ra tại nhiều vị trí nhưng chủ yếu ở vùng xung quanh bụng hoặc vài điểm bên dưới rốn.

Cơn đau đại tràng sẽ thuyên giảm sau khi người bệnh đi đại tiện và gia tăng mức độ trong trường hợp mắc táo bón. Ngoài ra người bệnh luôn trong trạng thái muốn đi ngoài, mót rặn hoặc phân có dính chất nhầy.

Trên thực tế, người xuất hiện trạng thái đau dạ dày và đại tràng cùng lúc khiến sức khỏe bị sụt giảm nghiêm trọng. Bạn nên có hướng khắc phục nhanh chóng để bệnh nhanh giảm và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

II - Nguyên nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Cơn đau dạ dày và đại tràng diễn ra cùng thời điểm khiến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn. Việc này bắt nguồn từ thói quen ăn uống không tốt và các vấn đề tiêu hóa không kiểm soát phù hợp.

Cần biết, bình thường axit được bài tiết ra tại dạ dày để nghiền thức ăn và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Quá trình tiết dịch vị đảm bảo phần thức ăn khi di chuyển xuống ruột non không chứa hại khuẩn.

Tuy nhiên khi cơn đau đại tràng phát tác, người bệnh phải dùng thuốc ức chế triệu chứng bệnh. Việc uống thuốc liên tục làm hại khuẩn lọt xuống ruột non làm hệ vi sinh vật thiếu cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, bùng phát cơn đau dạ dày.

Ngoài ra, bệnh nhân đau dạ dày được chỉ định dùng các dòng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở niêm mạc. Nếu dùng kháng sinh trong thời gian dài làm cho các lợi khuẩn tại dạ dày bị loại bỏ tạo sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn..

Khi lượng lợi khuẩn ít hơn hại khuẩn làm cho cơ quan đại tràng bị rối loạn chức năng. Hiện tượng mất cân đối giữa lợi khuẩn và hại khuẩn kéo dài sẽ gây nên chứng đau hoặc viêm đại tràng.

nguyên nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn

III - Cách điều trị khi vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Đau dạ dày và đau đại tràng cùng lúc cần điều chỉnh nhanh để hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Vậy nên dựa trên mức độ và trạng thái sức khỏe thì người bệnh không được chủ quan để tranh gây ra biến chứng nguy hiểm.

1. Giảm đau dạ dày và đại tràng bằng dân gian

Khi vừa đau dạ dày vừa đau dại tràng cùng thời điểm nhưng với mức độ nhẹ thì người bệnh nên điều chỉnh bằng các mẹo dân gian dưới đây:

  • Uống trà mật ong: trong mật ong sở hữu chất kháng viêm glucose oxidase, hydroperoxide với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại đến hệ tiêu hóa. Bạn nên uống mật ong cùng với nước ấm lúc sáng sớm để ngừa bệnh nhanh.
  • Uống tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ làm từ nghệ tươi với hàm lượng curcumin được bảo toàn nên giúp hỗ trợ lành vết thương, ổn định chức năng tiêu hóa. Người vừa đau dạ dày vừa đau dạ dày hãy dùng tinh bột nghệ với mật ong để thuyên giảm bệnh.
  • Dùng dừa và nghệ: Dừa chứa axit lauric khi xâm nhập vào cơ thể sẽ biến đổi thành monolaurin giúp loại bỏ nhân tố tổn hại đến dạ dày. Vì vậy nước dừa tươi pha cùng nghệ là gợi ý tốt cho người mắc dạ dày và đại tràng.
chữa vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

Cách cải thiện cơn đau dạ dày và đại tràng với dừa - nghệ

2. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Khi người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng thì bác sĩ có liệu trình chữa bệnh phù hợp nhất. Các dòng thuốc trị bệnh bắt nguồn từ Đông y và Tây y được ứng dụng linh hoạt giúp người bệnh cải thiện triệu chứng nhanh chóng

2.1 Thuốc điều trị bệnh đau dạ dày

Các dòng thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn dịch vị axit, giảm đau được bác sĩ kê đơn trên thị trường. Trong đó phải nhắc đến dòng thuốc Tân dược như:

  • Thuốc trị axit dạ dày: cân bằng nồng độ dịch vị axit ở dạ dày gồm esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole...
  • Thuốc kháng axit: giảm hoạt động của pepsin và chữa lành các vết loét, ổ viêm như: nhôm hydroxit.
  • Thuốc ức chế bơm proton: ức chế bơm những tế bào axit tác động đến dạ dày và giảm lượng axit tồn đọng.
  • Thuốc giúp ức chế histamin H2: Thuốc được chỉ định khi thuốc kháng axit không đạt hiệu quả với nhóm kháng sinh romethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin.
  • Thuốc có mục đích ức chế sự phát triển, tấn công của vi khuẩn Hp: Những loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton có thể được chỉ định cho bệnh nhân để tiêu diệt được vi khuẩn Hp…

Đặc biệt, muốn chữa khỏi bệnh dạ dày, hãy lựa chọn những sản phẩm có thể giải quyết được căn nguyên gốc rễ gây bệnh, phòng bệnh tái phát hiệu quả như Viên Dạ dày Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.

Sản phẩm đem đến tác dụng vượt trội và bền vững trong khắc chế các biểu hiện của bệnh dạ dày, giúp giảm hẳn chứng ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị hay khó chịu tại khu vực dạ dày… Hiện tượng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng được cải thiện nhanh chóng.

Viên Dạ dày Ngự Y Mật Phương phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương, ổn định chức năng của dạ dày, thay đổi cơ địa tỳ vị yếu (căn nguyên sâu xa gây bệnh dạ dày). Sản phẩm được đánh giá có tính tính ưu việt so với thuốc Đông y thông thường vì thuộc dòng Đông y thế hệ 2.

viên dạ dày Ngự Y Mật Phương

Viên dạ dày giúp điều chỉnh cơ địa nhanh chóng

2.2 Thuốc giúp trị bệnh đau đại tràng

Các bác sĩ thường kê những loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc chống loạn khuẩn… tùy theo các triệu chứng bệnh khác nhau.

Người có cơ địa đại tràng yếu thường phải chịu đựng những cơn đau đại tràng với các mức độ từ âm ỉ cho đến nặng nề và có thể phát triển thành bệnh mạn tính. Lúc này, muốn giải quyết được bệnh đại tràng, cần phải tác động trực tiếp vào căn nguyên gốc rễ gây bệnh, thay đổi cơ địa đại tràng yếu, giúp phòng nguy cơ tái phát các cơn đau đại tràng.

Đó cũng chính là cơ chế đặc biệt mà Viên uống Đại tràng Ngự y mật phương của Dược phẩm Nhất NHất sở hữu. Viên uống được bào chế theo "quốc bảo" Ngự y mật phương, - ổng hợp từ các thành phần thảo dược, dược chất quý hiếm. Viên uống giúp phục hồi vùng đại tràng đang bị tổn thương giúp cơn đau giảm dần, phục hồi chức năng cho đại tràng và phòng tái phát hiệu quả.

viên đại tràng thay đổi cơ địa

Viên đại tràng Ngự Y Mật Phương giúp hồi phục vùng đại tràng bị tổn thương

3. Điều trị ngoại khoa

Các đối tượng bị đau đại tràng hoặc đau dạ dày nặng thường sẽ được yêu cầu điều trị ngoại khoa. Tùy theo những biến chứng mà người bệnh đang phải đối mặt thì bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp y khoa để kiểm soát bệnh và ngừa biến chứng đang tiềm ẩn.

Khi đại tràng cùng dạ dày hình thành các ổ loét không có khả năng hồi phục thì cần can thiệp phẫu tnuật để tránh rủi ro. Căn cứ vào các tổn thương thì bác sĩ tiến hành mổ nội soi, cắt bỏ các cơ quan với định mức phù hợp sau đó khâu cố định lại để ổn định sức khỏe.

4. Thực hiện ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Ngoài các mẹo dân gian và áp dụng biện pháp nội khoa, ngoại khoa cải thiện bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng thì người bệnh nên vận dụng:

  • Duy trì các thói quen ăn uống tích cực như ăn chín, tăng cường bổ sung những thực phẩm như ngũ cốc, đậu, khoai lang… Người bệnh nên thực hiện hấp, luộc các món ăn để giảm trọng tải lên khu vực dạ dày.
  • Hàng ngày bên nên sử dụng từ 1 - 2 lít nước để nâng cao khả năng chuyển hóa và ổn định chức năng trong dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn tái, sống cùng với nhóm thực phẩm có vị chua, cay. Tránh xa các loại đồ ăn nhanh hoặc nhóm thực phẩm sử dụng nhiều chất bảo quản.
  • Sau khi đã ăn no nên tránh các hoạt động mạnh để không gây tổn hại đến chức năng của dạ dày.
  • Không dùng những chất chứa hoạt chất gây hại dạ dày như bia rượu, thuốc lá…
  • Cuối cùng, duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh gây ra tác động xấu tới sức khỏe trong thời gian điều trị.

Hy vọng các thông tin về giải pháp cho người vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng ở trên sẽ giúp bệnh nhân tìm ra cách kiểm soát chứng bệnh về tiêu hóa này. Căn cứ vào diễn biến bệnh thì mọi người có thể khôi phục lại những chức năng cần thiết của cơ quan tiêu hóa này.

Bài viết liên quan

  • Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?
    Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

    Nhiều người nhận thấy sau khi uống thuốc trị HP nhưng vẫn bị đau bụng mà không biết nguyên nhân do đâu. Hãy đọc ngay thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

  • Thức khuya có gây đau dạ dày không?
    Thức khuya có gây đau dạ dày không?

    Thức khuya gây hại dạ dày làm giấc ngủ gián đoạn và hàng loạt tác động xấu tới sức khỏe như miễn dịch suy yếu, kém tập trung, nguy cơ bệnh tật cao... Vậy nên ai có thói quen không tốt này hã...

  • Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?
    Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?

    Thông thường bạn sẽ thấy chân tay bị lạnh khi thời tiết thay đổi như vào mùa đông. Tuy nhiên nếu bàn chân lạnh thường xuyên hay bạn cảm thấy mình dễ bị lạnh hơn mọi người ở xung quanh thì đâ...

  • Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?
    Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Vì sao?

    Nhiều người gặp phải tình trạng sau khi dùng bữa xong bị đau bụng trên rốn. Một số quan điểm cho rằng đây là triệu chứng của bệnh lý dạ dày. Nhận định này có chính xác không hay bị đau bụng...

  • Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP
    Cách giảm bớt đắng miệng khi uống thuốc trị HP

    Rất nhiều người bệnh than thở rằng sau khi uống thuốc diệt trừ vi khuẩn hp, họ bị đắng miệng, người mệt mỏi. Vậy vì sao uống vào lại có cảm giác này và cần làm gì để giảm bớt những khó chịu...

  • Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
    Đau dạ dày có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

    Nhiều trường hợp các thành viên trong một gia đình đều bị đau dạ dày. Vì vậy nhiều người lo lắng băn khoăn liệu bệnh đau dạ dày có di truyền hay không và làm cách nào để phòng ngừa tốt nhất...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ