Bệnh gì là nguyên nhân đau bụng kinh?

2022-09-05 11:04:00

Đau bụng kinh là tình trạng đau âm ỉ hay dữ dội vùng bụng dưới của chị em phụ nữ trước hay trong kỳ kinh nguyệt. Nhiều người còn gặp các cơn đau ở vùng thắt lưng, xuống đùi, hai chân và kèm theo nôn, chóng mặt… Các cơn đau bụng đến tháng khiến không ít chị em khổ sở và nhiều người hoang mang không biết nguyên nhân đau bụng kinh của mình là gì? liệu mình có mắc bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nào không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Theo các bác sĩ, đau bụng kinh chia làm hai loại:

1. Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng kinh cơ năng)

Các cơn đau dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, đổ mồ hôi, da xanh, niêm mạc nhợt, có thể kèm theo chóng mặt, nôn.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát:

  • Tử cung co thắt quá mức: trong kỳ kinh nguyệt, tử cung bị co thắt nhằm tống đẩy các tế bào niêm mạc ra ngoài, có nhiều người bị co thắt quá mức nên gặp các cơn đau dữ dội nhiều khi đau bụng kinh còn kèm theo buồn nôn, huyết áp cao là một trong những nhân tố gây nên sự co thắt này.
  • Hàm lượng chất Prostaglandin (PG): trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao bất thường gây nên các cơn co thắt dữ dội vùng tử cung khiến chị em đau đớn mỗi kỳ “đèn đỏ”.
  • Hẹp ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng bị hẹp khiến cho việc tống đẩy máu kinh ra ngoài gặp khó khăn dẫn đến các cơn đau bụng kinh quặn thắt.
dau-bung-kinh-nguyen-phat
Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát

2. Đau bụng kinh thứ phát

Sau quá trình dậy thì từ 2-3 năm, chu kỳ kinh nguyệt của chị em đã vào giai đoạn ổn định nhưng mỗi lần đến kỳ kinh vẫn xảy ra các cơn đau thì có thể chị em đã mắc một số bệnh lý phụ khoa như:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: tình trạng lớp nội mạc tử cung không nằm bên trong tử cung mà đi lạc đến ống dẫn trứng hay buồng trứng, lạc vào bên trong lớp cơ tử cung… gây ra các cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • U xơ tử cung: một số tế bào tử cung bị xơ hóa thành các khối u, nếu khối u lớn chúng gây cản trở việc thụ thai, rong kinh, đau bụng kinh, thậm chí nếu có thai chúng có thể gây sảy thai, đau cùng kinh còn gây vô sinh.
  • Bệnh viêm vùng chậu: Các loại vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục làm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm nhiễm dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội mỗi kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, rong kinh.

Những người dưới đây có thể có nguy cơ cao gặp đau bụng kinh hơn các nhóm khác:

  • Nữ giới dưới 30 tuổi.
  • Người dậy thì sớm (11 tuổi trở xuống).
  • Người có lượng máu kinh nhiều.
  • Nữ giới chưa sinh con.
  • Người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, trễ kinh, kinh đến sớm.
  • Người hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, cà phê… quá nhiều.
dau-bung-kinh-thu-phat
Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát

3. Phòng tránh đau bụng kinh bằng cách nào?

Để hạn chế gặp phải các cơn đau bụng kinh, mỗi chu kỳ kinh không còn là “ác mộng”, chị em cần thực hiện những lời khuyên sau:

  • Trước kỳ kinh 3-5 ngày, nên ăn những thực phẩm dễ hấp thu như rau xanh, hoa quả, sữa chua, không nên ăn thức ăn cay nóng, hành tỏi, gia vị; không ăn thịt sống, nem chua, gỏi…
  • Trước mỗi ngày hành kinh 1-2 ngày nên đi bộ nhiều để cơ thể thoải mái hơn, ăn hoặc sắc uống ích mẫu, hương phụ để giảm đau bụng kinh.
  • Nên ăn những thức ăn có vị chua nhẹ như canh chua, nộm, bắp cải muối chua để giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Trong ngày hành kinh, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, tắm nước ấm, massage vùng bụng, uống nhiều nước và bổ sung các vitamin… để cơ thể khỏe mạnh, các cơn đau qua đi nhanh chóng.
  • Chăm sóc cơ thể và vùng kín đúng cách, quan hệ tình dục lành mạnh để hạn chế các bệnh phụ khoa và đau bụng kinh.
  • Tránh mang thai ngoài ý muốn: nếu chưa muốn sinh con, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tránh nạo phá thai khiến tử cung bị tổn thương.
phong-tranh-dau-bung-kinh
Trước ngày kinh 1-2 ngày nên đi bộ nhiều để cơ thể thoải mái hơn, giảm đau bụng kinh

Bên cạnh những hướng dẫn trên, chị em cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dành cho người bị đau bụng kinh.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading