Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

2022-09-05 11:03:00

Bệnh gout (gút) vốn được mệnh danh là căn “bệnh nhà giàu” nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở người trẻ.

1. Tìm hiểu bệnh Gout (gút) là bệnh gì?

tinh-the-urat
Axit uric tích tụ gây viêm sưng đau đớn cho người bệnh

Gout (Gút) là một loại bệnh viêm khớp. Tên bệnh có nguồn gốc từ tiếng Pháp là Goutte, hay trong tiếng Việt gọi là bệnh gút hoặc thống phong.

Gút (bệnh gout) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Hầu hết chúng ta đều hiểu lầm rằng nguyên nhân bệnh Gout là do acid uric máu cao. Nhưng thực ra chỉ 10% những người có acid uric máu cao kéo dài bị gout, 90% còn lại thì không. Bởi các acid uric không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, mà nguyên nhân chính thực sự là do cơ địa. Chỉ có những người có cơ địa bị gout thì acid uric trong máu mới có thể kết tủa và gây ra bệnh.

Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Trong các loại viêm khớp thì Gout gây đau đớn nhất.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh Gout được được chia ra thành 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân nguyên phát:

  • Theo thống kế thì có đến 95% các trường hợp mắc bệnh Gout là ở nam giới và  độ tuổi thường gặp  nhất là từ 30 đến 60 tuổi.
  • Một số mắc bệnh mà chưa rõ nguyên nhân.
  • Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: nội tạng động vật, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… những thực phẩm này được xem là làm nặng thêm bệnh.
thuc-an-nhieu-axit-uric
Ăn nhiều chất đạm gây nguy cơ mắc bệnh gút cao

Nguyên nhân thứ phát:

  1. Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): Trường hợp này khá hiếm gặp
  2. Do tăng sản xuất acid uric, giảm đào thải acid uric hoặc cả 2 trường hợp trên:
  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamide, …
  • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
  • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamide, …

3. Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng của Gout thông thường sẽ xảy ra vào ban đêm một cách đột ngột. Một số trường hợp, người mắc bệnh sẽ không có dấu hiệu bệnh ban đầu. Các biểu hiện của Gout thường sẽ rõ ràng khi người bệnh đến giai đoạn Gout cấp tính hoặc Gout mãn tính.

benh-gut-la-benh-gi
Vị trí khớp có dấu hiệu sưng đỏ, viêm

Các triệu chứng chính của bệnh thường gặp:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Nếu người bệnh không dùng thuốc trị thường xuyên, các triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, gây ra 1 số các bệnh liên quan như:

  • U cục tophi
  • Tổn thương khớp
  • Sỏi thận

4. Phân biệt gout cấp tính và mãn tính

Bệnh gout được chia thành thành 2 loại là bệnh gout cấp tính và bệnh gút mãn tính.

4.1. Bệnh gout cấp

gout-o-co-tay
Ngoài ngón chân cái, khớp gối, Gout có thể xảy ra ở các vị trí Ngón tay cái, cổ tay

Gout cấp tính thường tấn công người bệnh đột ngột vào nửa đêm, có thể tự phát hoặc sau các bữa ăn chứa nhiều đạm, uống rượu, bia,…

Các cơn đau gút cấp tính có đặc điểm như sau:

  • Chủ yếu diễn ra ở chi dưới như khớp ngón chân cái, khớp gối.
  • Mức độ đau dữ dội, đau nhiều hơn khi về đêm, kèm theo hiện tượng sưng, nóng, nổi đỏ, hạn chế vận động các khớp.
  • Người bệnh cảm giác mệt mỏi và có thể sốt đến 38 - 38,5 độ C.
  • Các đợt viêm khớp có thể kéo dài 1 - 2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng dễ tái phát.

4.2. Bệnh gút mãn tính

hat-to-phi-duoi-da-gout-man-tinh
Biến chứng của bệnh gout xuất hiện các cục tophi dưới da

Sau khi các đợt Gout cấp tính kết thúc, nhiều người cho rằng bệnh đã khỏi hẳn nhưng thực tế các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Sau 1 khoảng thời gian dài kể từ đợt Gout cấp diễn ra (có thể từ 10 - 20 năm), bệnh Gout sẽ tính triển nhanh hơn nếu không được điều trị và chuyển sang mãn tính.

Bệnh Gout mãn tính có đặc điểm như sau:

  • Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn
  • Tần suất các cơn đau dày đặc hơn, mức độ đau dữ dội hơn.
  • Các hạt tophi xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở khớp xương, biến dạng khớp sụn.
  • Lượng acid uric dư thừa làm chức năng thận suy giảm, dẫn đến suy thận,…

5. Đối tượng dễ mắc bệnh gout?

  • Nam giới sau 40 tuổi: Theo thống kê, trong tổng số người nhiễm bệnh thì có tới 80% là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi. Đây là độ tuổi dễ dàng tích mỡ nhưng lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên khả năng mắc bệnh thường cao hơn.
  • Nữ giới tuổi mãn kinh: Đây là giải đoạn ở phụ nữ diễn ra một loạt sự thay đổi trong cơ thể trong đó có cả rối loạn chuyển hóa acid uric, suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen – hormone chính giúp thận bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể. 
  • Người thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị béo phì có khả năng mắc Gout cao hơn gấp năm lần những người bình thường. Lý do là bởi cơ thể của những người này quá nhiều mỡ, khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn nhiều so với việc tích tụ chúng trong máu.
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc Gout: Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Vì vậy, nếu gia đình bạn có một người bị mắc gút, đặc biệt là ông bà, bố mẹ thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.
  • Người ăn uống thiếu khoa học: Gout không còn là căn bệnh của nhà giàu nữa mà tất cả mọi tầng lớp xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Những người ăn uống thiếu khoa học là một trong những đối tượng dễ bị bệnh Gout. Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm, nội tạng động vật hay ít vận động, sử dụng các chất kích thích…là nguyên nhân chính gây bệnh Gout ở mọi độ tuổi.

6. Phương pháp điều trị bệnh Gout

Điều trị gout cấp tính bằng thuốc.

6.1. Điều trị bằng Thuốc tây

Để phòng ngừa gout cấp tính tái phát thì cần sử dụng thuốc làm hạ nồng độ axit uric trong máu, đồng thời hạn chế sự lắng đọng urat tại các khớp. Các thuốc thường được sử dụng là:

  • Colchicin: Có tác dụng phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không phòng được sự lắng đọng urat và hình thành các hạt tophi.
  • Thuốc giảm axit uric trong máu: Có nhiều thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu khác nhau, nhưng nhìn chung phân thành 3 nhóm chính là: nhóm ức chế tổng hợp axit uric, nhóm tăng sự đào thải và nhóm làm tiêu giảm axit uric.

6.2. Điều trị bằng Thuốc Đông Y

Những bài thuốc Đông Y và những thành phần Đông dược có thể chữa bệnh Gout hiệu quả như:

  • Bồ Công Anh giúp giảm nhanh cơn đau, giảm sưng nóng tại các ổ khớp.
  • Cỏ Nhọ Nồi giúp bồi bổ, tăng cường chức năng thận và giúp thận khỏe.
  • Tăng cường thải độc cơ thể, lợi tiểu và thanh nhiệt với Vỏ Đậu Xanh
  • Nghệ Vàng giúp kháng viêm và chống nhiễm trùng tại các ổ khớp.
  • Kích thích tăng sinh tế bào sụn và làm cho sụn trơn láng hơn với Ngải Cứu.

Hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm Đông y trong điều trị bệnh gout, đặc biệt là các trường hợp Gout mạn tính lâu năm kéo dài đang dần trở nên phổ biến bởi tính an toàn, ít gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các sản phẩm Đông y trị gout truyền thống đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, tuân thủ điều trị trong một khoảng thời gian rất dài mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm Đông y không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nguồn dược liệu đầu vào… thậm chí không có tác dụng vì vậy người bệnh sử dụng không cho hiệu quả, “tiền mất tật mang”.

Do đó, không phải cứ sản phẩm Đông y là sẽ cho tác dụng, hiệu quả ngăn ngừa bệnh gout tái phát, chỉ có những sản phẩm chuẩn mực Đông y thế hệ 2, được bắt nguồn từ bài thuốc Ngự y mật phương bí truyền, có nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả và được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới giúp kiểm soát và ngăn ngừa tái phát bệnh gout vượt trội ngay cả khi so sánh với các thuốc tân dược.

7. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc bệnh gout

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể coi là điều quan trọng nhất đối với người bị bệnh Gout. Một số gợi ý về chế độ ăn uống sau đây mà bệnh nhân Gout có thể tham khảo:

Chế độ ăn uống an toàn:

  • Các thực phẩm chứa protein tốt như đậu phụ, sữa ít chất béo, đậu phộng.
  • Các thức ăn giàu vitamin B và vitamin C, đồng thời là thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả.
  • Nên ưu tiên các món ăn hấp, luộc.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
bo-sung-vitamin-c-cho-nguoi-gut
Bổ sung 500-100mg vitamin C mỗi ngày để hỗ trợ đào thải axit uric

Chế độ ăn uống cần tránh:

  • Hạn chế các loại đồ ăn giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, dầu cá…
  • Tránh các đồ ăn chua như hoa quả có vị chua, dưa muối, măng chua... vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Hạn chế chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Tránh hoặc kiêng không uống rượu và các loại đường từ mía và củ cải.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading