Chóng mặt vào chiều tối là bị bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

2022-10-06 09:02:00

Chóng mặt vào chiều tối nếu xảy ra thường xuyên thì rất có thể, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như các cách khắc phục hiệu quả nhất.

I - Chóng mặt vào chiều tối có phải là bệnh không?

Chóng mặt là cảm giác quay cuồng, choáng váng, bồng bềnh, mọi vật quay tròn xung quanh hoặc người bệnh có cảm giác tự quay kèm theo, mất thăng bằng, đứng không vững, té ngã.

Chóng mặt vào chiều tối là tình trạng chóng mặt xảy ra đa phần vào buổi chiều. Có thể chia thành 2 trường hợp, nếu tình trạng chóng mặt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tự hết khi không còn các hoạt động gây mất thăng bằng nữa thì đây thường được coi là phản ứng bình thường của cơ thể dưới sự tác động của môi trường xung quanh, là tình trạng chóng mặt kịch phát lành tính.

Ngược lại, nếu chóng mặt diễn ra thường xuyên, liên tục thì đây rất có thể là một dấu hiệu bệnh lý và cần phải có phương pháp điều trị phù hợp và đúng với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

chóng mặt buổi chiêu tối có nguy hiểm không

II - Nguyên nhân hay chóng mặt về chiều tối

1. Thiếu máu não, rối loạn tiền đình

Nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% các trường hợp chóng mặt là do thiếu máu lên não, cụ thể hơn là thiếu máu lên hệ tiền đình gây rối loạn tiền đình.

Tiền đình là hệ thống giúp cơ thể cảm nhận thăng bằng, khi lưu lượng máu lên não bị suy giảm, hệ thống tiền đình không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn tới hoạt động không ổn định, gây ra hàng loạt các triệu chứng trong đó nổi bật nhất là chóng mặt.

Khi đó, không chỉ xuất hiện vào chiều tối, chóng mặt còn có thể xảy ra đột ngột nhất là khi thay đổi tư thế ngồi dậy, đứng lên hoặc từ từ với các cơn chóng mặt nhẹ dai dẳng, kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, nặng đầu, đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất ngủ… nhất là với người trung, cao tuổi.

chóng mặt buổi chiều tối do thiếu máu não

2. Mất nước

Cơ thể bị mất nước cũng là nguyên nhân gây ra chóng mặt vào chiều tối. Khi đó, ngoài chóng mặt, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như khô miệng, ít đi tiểu, nước tiểu có màu đậm.

3. Căng thẳng, Stress

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài do áp lực công việc, gia đình hoặc phải làm việc trên máy tính lâu cũng có thể gây ra chóng, kèm theo đó là cảm giác đau đầu, nặng đầu, khó tập trung.

ĐỌC KỸ: Toát mồ hôi lạnh, chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

chóng mặt buổi chiều tối do stress

4. Ảnh hưởng của thuốc

Chóng mặt vào chiều tối cũng có thể chính là tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị Tây y các bệnh như huyết áp, tim mạch, tiểu đường…Khi này, tốt hơn hết người bệnh nên thông báo với bác sĩ để tìm ra cách khắc phục phù hợp.

5. Tụt huyết áp

Huyết áp ổn định khi thể tích tuần hoàn trong cơ thể được lưu thông tốt, máu đều đặn được tim bơm đến cho các cơ quan. Chính vì thế, khi bị tụt đường huyết (lực bơm máu và thể tích máu bị suy giảm) có thể gây ra tình trạng chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu, mất ý thức.

6. Viêm tai trong

Khi bị viêm tai trong, khả năng thăng bằng cũng sẽ bị ảnh hưởng (vì tai là bộ phận giúp cân bằng cơ thể), dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, kèm theo buồn nôn, nôn, đau tai, nghe kém…

III - Hay chóng mặt buổi chiều tối điều trị thế nào?

1. Massage nhẹ nhàng

Khi bị chóng mặt, người bệnh có thể khắc phục bằng cách massage vùng đầu, hai bên thái dương một cách nhẹ nhàng, dùng tay day ấn nhẹ, thực hiện trong khoảng 20 phút sẽ có thể giúp đẩy lùi hiệu quả cơn chóng mặt.

2. Châm cứu

Nếu tình trạng chóng mặt kèm đau đầu dai dẳng, massage nhẹ nhàng cũng không cải thiện được, người bệnh có thể chọn giải pháp châm cứu.

3. Điều tiết lối sống

Để đẩy lùi hiệu quả hơn chứng chóng mặt vào chiều tối, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý. Cụ thể:

  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein như trứng, cá, thịt nạc, rau xanh, trái cây…
  • Hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nói không với thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích…
  • Tránh tình trạng ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, lo âu.
  • Không thức khuya.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
chóng mặt buổi chiều tối phải làm sao

4. Dùng thuốc đặc trị

Trong trường hợp chóng mặt do mắc các bệnh lý về thiếu máu não, thiếu máu tới hệ thống tiền đình, cần phải dùng tới thuốc điều trị (Tây y hoặc Đông y) để có thể giúp khắc phục triệt để tình trạng bệnh.

Điều trị chóng mặt bằng thuốc Đông y và thuốc Tây rất khác biệt. Thuốc Tây giúp giảm chóng nhanh nhưng không tác động vào nguyên nhân chính là thiếu máu não, thiếu máu đến hệ tiền đình nên hiệu quả hạn chế, bệnh hay tái phát phải dùng thuốc thường xuyên, rất tốn kém và độc hại cho gan thận, cơ thể.

Trong khi đó, Đông y giúp khắc phục và đẩy lùi hiệu quả bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát nhờ cơ chế tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh, giúp tăng cường mạnh mẽ máu lên não, hệ thống tiền đình, từ đó làm hết rối loạn tiền đình, chóng mặt.

Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là điều trị, ngăn ngừa hiệu quả được rối loạn tiền đình, chóng mặt tái phát. Thị trường thuốc Đông y tràn lan các sản phẩm “vô thưởng vô phạt”, tác dụng không rõ rệt. Duy chỉ sản phẩm chóng mặt Ngự y mật phương -  Đông y thế hệ 2 mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp lại an toàn, không gây tác dụng phụ, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

XEM THÊM: Chóng mặt nên uống thuốc gì?

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading