Thiểu năng tuần hoàn não - Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

2023-04-18 10:48:07

Thiểu năng tuần hoàn não có thể để lại nhiều di chứng lâu dài cho sức khỏe, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt. Do vậy, việc nắm rõ về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não là rất quan trọng, giúp chúng ta có thể đối phó với bệnh lý này dễ dàng hơn.

I - Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi là thiếu máu não) là sự suy giảm lưu lượng máu đến não bộ, từ đó xảy ra tình trạng cung cấp không đủ oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này có thể khiến nhiều vùng thuộc não bộ bị tổn thương do thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến chức năng của não bộ và toàn bộ cơ thể.

Thiểu năng tuần hoàn não đang có xu hướng trẻ hóa (dưới 40 tuổi) bởi hiện nay, có thể là do lối sống chưa khoa học hoặc giới trẻ đang ngày càng chịu áp lực từ công việc và cuộc sống. Do vậy, dù ở độ tuổi nào chúng ta cũng không thể chủ quan trước bệnh lý này.

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

II - Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

1. Huyết hư, ứ trệ 

Theo Đông Y, lưu thông khí huyết kém, huyết hư, ứ trệ tại lòng mạch máu là nguyên nhân chính dẫn tới thiếu máu não. Khi đó, lưu lượng máu tới não bị giảm, chất lượng máu cũng không được đảm bảo, tuần hoàn máu kém khiến cho não bộ không được cung cấp đủ lượng dưỡng chất và oxy cần thiết cho hoạt động.

2. Xơ vữa động mạch não

Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch máu não làm hẹp kích thước lòng mạch vận chuyển máu tới não. Các mảng xơ vữa này bao gồm các thành phần như: tế bào viêm, tế bào cơ trơn, lipit. Nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch là: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, tiền sử gia đình…

Nguyên nhân thứ nhất: Sơ vữa động mạch não

3. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép các mạch máu dẫn lên não, làm các mạch máu này bị co nhỏ lại. Đây là lý do những người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ hay bị thiểu năng tuần hoàn máu não.

4. Huyết áp thấp

Ở những người bị huyết áp thấp, do áp lực đẩy máu vào thành mạch bị suy giảm dẫn đến lưu lượng máu đẩy từ tim đi tới não cũng hạn chế. Điều này làm cho những người bị huyết áp thấp dễ bị thiếu máu não và thường có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

5. Do các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh

Một số bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh như: u dây thần kinh số 8, u não, u tiểu não cũng là thủ phạm gây ra chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Các bệnh lý làm thường làm cho tế bào thần kinh não bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não bộ và làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục huyết khối làm tắc mạch mão. Từ đó, khiến cho người bệnh dễ bị thiểu năng tuần hoàn não.

III - Triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Một số trường hợp thiếu máu não diễn biến âm thầm và người bệnh hầu như không có triệu chứng. Một số người bệnh khác có thể có một số biểu hiện như sau:

1. Triệu chứng về não bộ

Một trong những dấu hiệu điển hình của người bị thiểu năng tuần hoàn não đó là xuất hiện các cơn đau đầu, chúng có thể diễn ra âm ỉ hoặc đột ngột, dữ dội. Thông thường khu vực hay bị đau nhất là trán và gáy.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, nôn mửa. Điều này là khi bị thiếu máu, vùng kiểm soát sự cân bằng của cơ thể (tiền đình nằm trong sọ não) bị hạn chế hoạt động hoặc bị tổn thương dẫn đến việc người bệnh khó giữ thăng bằng, hay bị chóng mặt.

Đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống, hoặc khi thay đổi tư thế, người bệnh hay bị chóng mặt, mặt mũi tối sầm lại, rất dễ bị ngã hoặc gặp phải các chấn thương và tai nạn.

Không những vậy, nhiều người bị thiếu máu não còn gặp phải chứng hay quên (suy giảm trí nhớ), khó tập trung. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm hiệu suất trong công việc và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, một số trường hợp bị thiếu máu não nặng còn có dấu hiệu như: nói ngọng, ù tai, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng về não bộ là dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não

2. Triệu chứng ở chân

Nhiều người bệnh thiếu máu não còn có rối loạn liên quan đến vận động ở tay chân như:

  • Đau nhức xương khớp, vận động khó khăn. Người bệnh chỉ đi bộ được một quãng đường ngắn thì phải ngồi nghỉ do cơn đau ở chân.
  • Chân tay bị tê bì, nhức mỏi.
  • Lạnh và đau ở bàn chân. Đau dữ dội ở chân ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Chân xuất hiện các vết loét.

Ngoài ra, người bị thiểu năng tuần hoàn máu não còn gặp phải các biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.

Thiểu năng tuần hoàn não gây đau nhức tê bì ở chân

IV - Chẩn đoán chứng thiểu năng tuần hoàn não thế nào?

Để xác định chính xác người bệnh có bị thiểu năng tuần hoàn máu não hay không, bác sĩ có thể dựa trên các triệu chứng như đã nêu trên và các xét nghiệm. Cụ thể như sau:

1. Xét nghiệm dịch não tủy

Với những bệnh nhân bị nhồi máu não cục bộ (các triệu chứng thiếu máu não chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ và khỏi trong 24 giờ), xét nghiệm dịch não tủy có màu trong suốt, không màu, các thành phần dịch não tủy không thay đổi.

2. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)

Với những bệnh nhân bị thiếu máu não nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng nhồi máu não và có nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) để xác định tổn thương và mức độ thiếu máu não.

Khi chụp cắt lớp vi tính ở những bệnh nhân nhồi máu não thấy xuất hiện hình ảnh tổn thương là một vùng giảm tỷ trọng trên não tương ứng với vùng tắc mạch.

Chẩn đoán chứng thiểu năng tuần hoàn não bằng cách chụp CT

3. Các xét nghiệm chẩn đoán khác

Ngoài những xét nghiệm kể trên, để đánh giá mức độ thiểu năng tuần hoàn máu não và tình trạng sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành thêm các phương pháp khác như: Điện não đồ, chụp động mạch não, siêu âm doppler, công thức máu, ure máu, máu lắng, cholesterol máu, xét nghiệm hô hấp tuần hoàn…

V - Điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng đầu tiên trong việc điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ thiếu máu não, mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho từng người bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho người bị thiểu năng tuần hoàn não đó là:

1.1. Thuốc Đông Y

Nguyên nhân chính gây ra thiểu năng tuần hoàn máu não là do huyết hư, ứ trệ. Chỉ khi giảm sự ứ trệ và tăng cường lưu thông máu tới não mới khắc phục được tình trạng này.

Và phương pháp hàng đầu được ưu tiên trong cải thiện tình trạng thiếu máu não đó chính là Đông Y.

Đông Y mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Phá ứ trệ tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu lên não.
  • Bồi dưỡng chất lượng máu, tăng cường dưỡng chất cho máu lên não.
  • Nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
  • Đem lại hiệu quả bền vững trong thời gian dài, mà không lo tác dụng phụ như thuốc tây.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm đông y không đảm bảo chất lượng, trà trộn nhiều loại tân dược gây nguy hại lớn cho sức khỏe người dùng.

Chỉ có Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương - Chuẩn Đông Y thế hệ 2 mới là sản phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng. Sản phẩm mang lại hiệu quả vượt trội cho người bị thiểu năng tuần hoàn máu não, thậm chí cạnh tranh với nhiều loại tân dược trong nhiều trường hợp mà không gây tác dụng phụ như nhiều loại tân dược.

Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương được sản xuất từ 100% dược liệu sạch, được trồng trọt, thu hái và bảo quản theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

1.2. Thuốc Tây Y

- Thuốc giảm đau: 

Thuốc giảm đau được sử dụng trong bệnh nhân thiếu máu não bị đau nhức đầu dữ dội, cơn đau khiến người bệnh mất ngủ, tâm trạng căng thẳng, cáu gắt. Một số loại thuốc giảm đau có thể dùng là: Paracetamol.

Sử dụng thuốc giảm đau điều trị thiểu năng tuần hoàn não

- Thuốc tăng cường lưu thông tuần hoàn não

Các thuốc tăng cường lưu thông tuần hoàn máu não được sử dụng để cải thiện tuần hoàn não kém, thuốc có thể tác động theo nhiều cơ chế khác nhau:

  • Thuốc làm giãn mạch não như: Stugeron.
  • Thuốc tăng cường cung cấp oxy lên não như: Duxil.
  • Thuốc tăng cường lưu thông mạch máu như: Piracetam.

- Thuốc tăng cường xung động thần kinh

Được chỉ định trong các trường hợp tổn thương hệ thần kinh do thiểu năng tuần hoàn máu não gây ra. Nhờ đó làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh và não bộ ở người bệnh, ngăn ngừa thoái hóa hệ thần kinh.

Thuốc thường dùng: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12 kết hợp).

Các loại Vitamin nhóm B hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não

2. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được thực hiện ở những người bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não xuất hiện biến chứng tai biến mạch máu não. Trường hợp được chỉ định phẫu thuật là các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do hình thành các mảng bám trong động mạch cảnh, khi đó bác sĩ sẽ tiến hành thông động mạch này để khai thông dòng chảy dẫn máu lên não.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh để quyết định xem họ có cần phẫu thuật hay không.

VI - Những lưu ý để phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thiểu năng tuần hoàn máu não cần được phòng ngừa từ sớm bởi chúng có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là đối với các đối tượng mắc nhiều bệnh lý nền (huyết áp cao, tiểu đường, xơ vữa động mạch…).

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bạn cần lưu ý những điều như sau:

1. Duy trì chế độ ăn uống khoa học

  • Bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm tăng cường lưu thông máu lên não (rau xanh, súp lơ, thịt gà, hoa quả mọng nước, cá béo).
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ ăn nhanh.
Phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não bằng chế độ ăn uống

2. Nghỉ ngơi hoặc vận động một cách hợp lý

  • Nếu bạn là người làm việc văn phòng hoặc các công việc trí não thì nên dành thời gian vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu.
  • Hạn chế căng thẳng kéo dài, nên dành thời gian mỗi ngày để nghỉ ngơi.
  • Không sử dụng liên tục điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não.

Lên đầu trang
Loading