Viêm khớp và giải pháp từ Ngự Y Mật Phương

2022-09-05 11:03:00

Viêm khớp là những tổn thương liên quan đến khớp với các biểu hiện thường gặp là đau, cứng khớp và vận động khó khăn. Tình trạng này thường ảnh hưởng nhiều đến đối tượng là người lớn tuổi, tuy nhiên người trẻ hoặc trẻ em cũng có thể gặp phải.

Hướng điều trị thường là phối hợp nhiều cách gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi chế độ ăn và sử dụng bài thuốc Đông y. Hiện nay, nổi bật là sản phẩm viên khớp được bào chế theo Ngự Y Mật Phương.

1. Tình trạng viêm khớp là gì?

Tình trạng viêm khớp là hiện tượng đau và tổn thương cấu trúc khớp, cụ thể những nơi xương tiếp xúc với nhau và di chuyển, thường gặp nhất ở các vị trí như ở tay, chân, xương sống, đầu gối và hông.

Tình trạng này được chia thành viêm khớp cấp tính và mãn tính. Biểu hiện chính là cứng, đau, sưng tại khớp, dẫn đến giảm khả năng vận động, đồng thời tùy loại viêm khớp có thể kèm theo các triệu chứng khác trên da hoặc toàn thân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp đến nay vẫn chưa được chỉ ra chính xác, nhưng theo các chuyên gia bệnh lý tại xương khớp hầu hết có liên quan đến cơ địa, di truyền cùng với đó là sự tác động của tuổi tác, giới tính và môi trường sống.

Do vậy, để điều trị hoàn toàn cần tác động làm thay đổi cơ địa, các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu có tác dụng kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển, biến chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của Y học cổ truyền, thận chủ xương và can chủ cân (gân). Vậy nên, bổ can thận giúp tăng cường gân cốt, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Viêm khớp là bệnh lý gây đau và tổn thương đến khớp

2. Các loại viêm khớp thường gặp hiện nay

Viêm khớp được hiểu là một thuật ngữ mô tả hơn 100 vấn đề ở khớp khác nhau. Trong đó, viêm khớp có thể khởi phát do quá trình tự miễn, lắng độc tinh thể hoặc nhiễm trùng. Thường gặp gồm có:

2.1 Viêm khớp dạng thấp

Đây là một căn bệnh tự miễn điển hình và liên quan đến yếu tố cơ địa, diễn biến mãn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công màng bao hoạt dịch trong khớp. Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường nghiêm trọng và là trạng thái viêm toàn thân.

Trong đó, thường gặp là cứng, sưng và đau khớp, đặc biệt hiện tượng cứng khớp hay xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, khiến khó khăn khi bắt đầu cử động nên nhiều trường hợp cần xoa bóp, xoay khớp khởi động trước. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng toàn thân là mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, đau ngực...

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý gây ảnh hưởng đến các khớp kiểu đối xứng của hai bên cơ thể như cả hai bên cổ tay, đầu gối... điều này được coi là đặc điểm giúp phân biệt với các loại viêm khớp khác. Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên các bộ phận khác như mắt, tim, phổi, da, mạch máu...

2.2 Viêm khớp vảy nến

Tình trạng được thống kê là xảy ra ở khoảng 30% người bệnh mắc bệnh vảy nến. Bệnh gây ra các triệu chứng trên da và khớp gồm: Da có vảy, khớp ngón tay và chân bị sưng đau, hạn chế vận động... Hiện nay, các chuyên gia chưa chắc chắn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một số yếu tố nguy cơ được xác định là do di truyền và nhiễm trùng làm suy giảm hệ miễn dịch.

Viêm khớp vảy nến có các biểu hiện là da có vảy, đau, sưng tại khớp

2.3 Viêm cột sống dính khớp

Viêm khớp cột sống dính khớp cũng được xác định là viêm khớp có liên quan đến quá trình tự miễn. Tình trạng viêm khớp này là bệnh lý lâu dài với những ảnh hưởng chủ yếu trên xương, cơ và dây chằng của cột sống, đồng thời kèm viêm ở điểm bám gân.

Bệnh có xu hướng tiến triển chậm và gây dính khớp. Triệu chứng xuất hiện sớm thường là đau, viêm ở cột sống vùng thắt lưng và có thể có hiện tượng cứng cột sống.

2.4 Thoái hóa khớp

Là tình trạng đặc trưng bởi sự thoái hóa của quá trình mất sụn tiến triển gây ra tổn thương cho xương. Nguyên nhân được tìm thấy là do u nang dưới sụn, u xương, sự vôi hóa của sụn khớp xung quanh, tuổi già khiến suy giảm chức năng tế bào và làm tăng tính nhạy cảm với sự thoái hóa xương.

Phổ biến là thoái hóa khớp gối, khi đó lớp đệm giữa các sụn của đầu xương ở đầu gối bị mòn gây cọ xát trực tiếp giữa các đầu xương và dịch nhầy khớp giảm. Những biểu hiện thường thấy là sưng đau khớp gối, cứng dẫn đến hạn chế trong đi lại.

2.5 Bệnh gout

Bệnh gout (gút) khởi phát do hiện tượng tăng axit uric trong máu kéo dài, gây lắng đọng tại các khớp và dẫn đến viêm khớp. Phần lớn người bị gout là do bài tiết kém, không thể loại bỏ hết axit uric trong cơ thể và đây là hậu quả của rối loạn chuyển hóa nhân purin.

Ngoài ra, theo thống kê có khoảng 10% trường hợp bị gout là do ảnh hưởng của một số đột biến di truyền. Bệnh gout được báo cáo là tình trạng viêm khớp phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến hơn 8 triệu người và đang có xu hướng tăng.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh được liệt kê bao gồm: Giới tính nam, cao tuổi, nghiện rượu, chế độ ăn uống, mắc bệnh thận mãn tính và một số thuốc như nhóm thuốc lợi tiểu. Do có thể làm tăng axit uric máu.

Tổn thương thường gặp của bệnh gout là biến dạng khớp

3. Những biến chứng có thể gặp do viêm khớp

Không được điều trị sớm hoặc điều trị sai cách, các triệu chứng của bệnh viêm khớp có thể trở nên trầm trọng hơn. Một số biến chứng thông thường, bao gồm:

  • Giảm khả năng vận động: Tình trạng viêm, sưng đau ở khớp khiến việc vận động gặp khó khăn, từ đó gây cản trở đến thói quen hay những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thậm chí nhiều trường hợp khớp bị tổn thương nặng có thể gây mất khả năng vận động.
  • Viêm lây nhiễm đến cơ quan khác: Trường hợp viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra tình trạng viêm lan rộng ảnh hưởng đến da, mắt và mạch máu.
  • Tăng nguy cơ té ngã, chấn thương: Theo thống kê từ Tổ chức Viêm khớp, do ảnh hưởng của việc tổn thương khớp khiến khớp bị yếu, người bệnh rất dễ bị ngã và gặp chấn thương như gãy xương. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu đối tượng bị viêm khớp là người cao tuổi, việc té ngã thường nghiêm trọng.
  • Giảm hiệu quả công việc: Có khoảng 60% người gặp vấn đề về khớp đang trong độ tuổi lao động theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Do vậy, các triệu chứng của viêm khớp có thể ảnh hưởng đến công việc của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Viêm khớp kéo dài có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng và trầm cảm do bị đau liên tục.
Biến chứng nguy hiểm từ viêm khớp bạn nên biết

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp

Khi có các dấu hiệu đau, sưng khớp hoặc gặp khó khăn khi vận động, hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc đánh giá khả năng vận động và phạm vi di chuyển của khớp. Đồng thời, kiểm tra chất lỏng xung quanh khớp bằng cách hút và phân tích dịch khớp.

Ngoài ra, có thể yêu cầu bạn thực hiện làm xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố dạng thấp, kháng thể kháng nhân (ANA - kiểm tra xem kháng thể có tấn công các protein khỏe mạnh, dành kiểm tra các bệnh viêm khớp có liên quan đến quá trình tự miễn)...

Hoặc kiểm tra hình ảnh bằng cách chụp X-quang, MRI và CT để xác định các vấn đề ở xương và sụn như:

  • Gãy xương hoặc bị trật khớp.
  • Có hay không sự phân hủy của sụn.
  • Tổn thương cơ, dây chằng hoặc gân.
  • Viêm ở mô mềm quanh khớp.

5. Các cách điều trị viêm khớp hiệu quả

Các bệnh lý viêm khớp rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, kế hoạch điều trị của mỗi người có thể khác nhau.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia các tốt nhất là kết hợp nhiều phương pháp gồm dùng thuốc, tập luyện và sử dụng bài thuốc Đông y.

5.1 Thuốc trong điều trị tình trạng viêm khớp

Dựa trên các triệu chứng thường gặp trong bệnh lý viêm khớp, thuốc thường được bác sĩ kê đơn mà người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Thuốc giảm đau: Đau là một trong những triệu chứng điển hình của viêm khớp, các loại thuốc giảm đau có thể gặp như hydrocodone (Vicodin), acetaminophen (Tylenol)...
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những thuốc này giúp kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau. Thường gặp có các hoạt chất như ibuprofen và acid salicylic. 
  • Thuốc chứa thành phần steroid: Được dùng nhiều nhất là prednisolone, thuốc có tác dụng giảm viêm và ngăn cản tác dụng của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như suy giảm miễn dịch, chóng mặt, trầm cảm... do vậy, nên thận trọng và không được lạm dụng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định cho trường hợp viêm khớp ở mức độ từ trung bình đến nặng.

5.2 Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu là thực hiện các bài tập có công dụng tăng cường chức năng của cơ xung quanh khớp bị bệnh, tăng khả năng vận động động. Mỗi trường hợp sẽ có những bài tập và lịch trình khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh.

Các bài tập vật lý được giới thiệu và hướng dẫn cụ thể bởi các nhà vật lý trị liệu và có thể được thực hiện tại bệnh viện, trung tâm huấn luyện hoặc ngay tại nhà.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, kiêng rượu và ngừng hút thuốc. Đặc biệt, bệnh gout có thể bùng phát đợt cấp nếu người bệnh bổ sung nhiều nhóm thực phẩm giàu protein (đạm) như hải sản, thịt bò...

Điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu và chế độ nghỉ ngơi hợp lý

5.3 Biện pháp phẫu thuật

Rất nhiều trường hợp tình trạng viêm khớp tiến triển nặng và không đáp ứng điều trị với thuốc hay vật lý trị liệu, khi đó bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật. Tuy nhiên, cách này thường chỉ được chỉ định cho người bệnh ở độ tuổi trẻ, còn người cao tuổi sẽ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi thực hiện.

Các lựa chọn phẫu thuật có thể gồm:

  • Hợp nhất hai hoặc nhiều xương làm bất động khớp và giảm đau khi cử động.
  • Thay khớp với trường hợp khớp gặp hư hỏng nặng. Khớp được thay thế là khớp nhân tạo với mục đích bảo tồn chức năng và khả năng cử động của khớp.

5.4 Viên Khớp Ngự Y Mật Phương

Việc can thiệp điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng nhận được tin tưởng của người bệnh, đặc biệt ở đối tượng bị viêm khớp là những người cao tuổi. Lý do là sử dụng thuốc điều trị lâu dài có hại rất nhiều cho cơ thể và nguy có gặp tác dụng phụ cũng tăng lên. Do vậy giải pháp được đưa ra là  Đông y thế hệ 2 được lấy từ cuốn Cung đình Ngự y mật phương kết hợp với phương pháp bào chế hiện đại tạo ra sản phẩm Viên khớp Ngự Y Mật Phương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Ngự Y Mật Phương với thành phần là các dược liệu quý, tốt cho sức khỏe. Bài thuốc gồm Đương quy, Xuyên khung, Đỗ trọng , Cẩu tích, Độc hoạt, Sinh địa, Đan sâm, Liên nhục, Uy linh tiên, Thông thảo, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ, Khương hoạt, Hà thủ ô đỏ. Đây đều là những dược liệu quen thuộc trong những bài thuốc có công dụng bổ can thận, chủ trị các bệnh về xương khớp.

Trong đó, Đương quy (Radix Angelica sinensis) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) có vị ngọt cay, tính ôn, quy vào kinh can và tỳ, tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh chỉ thống. Bài thuốc này có Đương quy là quân, có tác dụng chủ trị.

Được dùng nhiều trong trường hợp thiếu máu, thống kinh, phong thấp, đau nhức sưng nề,... Ngoài ra, các nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ ra Đương quy có tác dụng chống loãng xương, đồng thời ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi hoạt dịch dạng thấp interleukin-1β (chất trung gian quan trọng của phản ứng viêm) gây ra. Ligustilide là thành phần hoạt chất được tìm thấy trong Đương quy có nhiều dược tính như chống viêm, giảm đau và đặc biệt thúc đẩy quá trình biệt hóa nguyên bào xương, hình thành xương.

Bên cạnh đó, Xuyên khung, Cẩu tích, Độc hoạt, Đỗ trọng, Sinh địa đa có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh can, thận. Công năng là bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, chỉ thống, do đó được dùng điều trị đau nhức cơ khớp, xương cốt, thắt lưng đầu gối suy yếu, tay chân nhức mỏi...

Kết hợp cùng những vị thuốc Đan sâm, Liên nhục, Uy linh tiên, Thông thảo, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ, Khương hoạt, Hà thủ ô đỏ tạo lên bài thuốc có công năng trị các vấn đề liên quan đến xương khớp. Ngoài ra, nhờ những hiện đại về máy móc, bài thuốc này đã được bào chế thành dạng viên nén thuận tiện cho việc sử dụng và mang đi.

Sản phẩm Viên khớp Ngự Y Mật Phương có công dụng hỗ trợ bổ can thận, tăng cường lưu thông khí huyết, làm gia các triệu chứng của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp gây ra đau, cứng khớp và gây khó khăn khi vận động.

Với cơ chế giảm đau, làm chậm tiến trình lão hóa xương khớp, thay đổi cơ địa và ngăn ngừa tái phát. Được chỉ định cho những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống và tê bại chân tay. Bên cạnh đó, một số đối tượng không dùng được nếu là phụ nữ đang mang thai và người đang bị chảy máu vì sẽ làm tăng phản ứng xuất huyết, sản phụ bị sảy thai.

Ưu điểm của sản phẩm Viên khớp Ngự Y Mật Phương

Một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm trên thị thường:

  • Bào chế theo Ngự Y Mật Phương là bài thuốc xương khớp trước chỉ được dùng cho Vua Chúa.
  • Sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO.
  • Giảm nhanh tình trạng đau khớp sau 2-3 ngày sử dụng.
  • Không hại đến gan, thận.
  • Ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
  • Hiệu quả đạt 95% người dùng.

Bệnh viêm khớp là vấn đề sức khỏe phổ biến, đa số là các tổn thương mãn tính, có liên quan đến yếu tố cơ địa và tuổi tác. Do vậy việc điều trị thường kéo dài nhưng vẫn rất khó kiểm soát bệnh hoàn toàn. Lời khuyên từ các chuyên gia là phối hợp nhiều phương pháp điều trị từ dùng thuốc, vật lý trị liệu và trong đó nên ưu tiên dùng viên nén Viên khớp Ngự Y Mật Phương vì đây là sản phẩm bổ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp rất hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài và phù hợp cho đối nhiều đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi. Cuối cùng, nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh viêm khớp hoặc sản phẩm Viên khớp Ngự Y Mật Phương hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ liên lạc và giúp bạn giải đáp!

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading