Ưu điểm vượt trội của Đông y thế hệ 2 trong điều trị bệnh mạn tính

2021-11-28 14:48:09

Hiện nay, điều trị các bệnh mạn tính bằng Tây y đang gặp phải nhiều vấn đề như: chi phí tốn kém, bệnh không được điều trị dứt điểm, thường xuyên bị tái phát…

Chính vì vậy các thuốc Đông y thế hệ 2 đang nổi lên như là xu hướng mới để điều trị các bệnh mạn tính nhờ hiệu quả vượt trội trong điều trị triệu chứng cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

1. Bệnh mạn tính là gì?

Bệnh mạn tính được định nghĩa theo Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ là căn bệnh tồn tại trong thời gian dài, khoảng từ 3 tháng đến hơn 1 năm.

Các bệnh mạn tính thường không thể phòng ngừa được bằng vaccine, không có loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn và cũng không thể tự khỏi. Các bệnh mạn tính có xu hướng phổ biến hơn ở nhóm đối tượng người cao tuổi.

dau-nhuc-xuong-khop
Viêm khớp là một bệnh mạn tính gây sưng đau khớp và có thể gây biến dạng khớp

Khác với bệnh cấp tính, bệnh mạn tính không thể khỏi hoàn toàn mà rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi bệnh tái phát trở lại, lại đòi hỏi các đợt điều trị mới, người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc.

Cuộc sống của người mắc bệnh mạn tính là chuỗi xen kẽ các khoảng thời gian bệnh khỏi và thời gian bệnh tái phát, phải điều trị.

Lâu ngày, khoảng thời gian bệnh khỏi ngày càng ngắn, khoảng thời gian bệnh tái phát ngày càng dài, các triệu chứng ngày càng khó chịu. Hơn nữa, dùng nhiều thuốc sẽ dẫn đến nhờn, khó chữa bệnh, tăng thêm chi phí điều trị.

2. Các bệnh mạn tính thường gặp

  • Viêm khớp: Viêm khớp gây sưng đau khớp, giảm và mất khả năng vận động. Các bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, loãng xương…
  • Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Các bệnh tim mạch phổ biến gồm tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim…
  • Ung thư: Ung thư có thể được kiểm soát thông qua phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị tích cực. Để giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và cải thiện môi trường sống.
  • Tiểu đường (đái tháo đường): Tiểu đường là một bệnh mạn tính nghiêm trọng, gây nhiều biến chứng trên toàn thân do lượng đường huyết tăng cao.
  • Động kinh và co giật: Động kinh và co giật ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.
  • Hen suyễn: Hen suyễn gây sưng, hẹp đường thở khiến người bệnh hít thở khó khăn. Đây cũng là một bệnh mạn tính thường gặp.

3. Nguyên nhân gây bệnh mạn tính

Theo phân tích của các chuyên gia, các bệnh mạn tính là hệ quả của việc cơ thể đối mặt với các yếu tố bất lợi (các độc tố từ môi trường, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý…) trong thời gian dài, từ đó gây nên tình trạng thoái hóa, suy giảm… thậm chí rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn tới tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người gặp phải các yếu tố bất lợi trên đều mắc phải bệnh mạn tính. Đó là bởi các bệnh mạn tính có bản chất là bệnh cơ địa, có nghĩa cơ địa mới là yếu tố quyết định xem một người có bị mắc bệnh mạn tính hay không?

Chẳng hạn, cùng làm việc trong một môi trường ô nhiễm, khói bụi, vi khuẩn, độc tố như nhau nhưng có những người bị viêm xoang mạn tính thường xuyên tái phát gây đau đớn, khó chịu trong khi những người khác lại không có vấn đề gì.

Như vậy, cùng tiếp xúc với yếu tố bất lợi từ môi trường nhưng cơ địa mới là yếu tố quyết định xem bạn có bị viêm xoang mạn tính hay không.

viem-xoang-man-tinh
Cơ địa mới là yếu tố quyết định xem bạn có bị viêm xoang mạn tính hay không

Ở một ví dụ khác, cùng sinh sống trong một gia đình nhưng người thì bị viêm khớp dạng thấp gây sưng đau, thậm chí biến dạng khớp, người thì không gặp vấn đề gì về xướng khớp. Tác động của môi trường sống, thực phẩm ăn uống hằng ngày là như nhau nhưng do cơ địa nên có người bị viêm khớp dạng thấp, người thì không.

4. Nguyên lý điều trị bệnh mạn tính

Bệnh mạn tính là những bệnh đã diễn ra trong thời gian tương đối dài, khiến cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn và suy yếu dần.

Vì vậy điều trị bệnh mạn tính không chỉ chú trọng mỗi vào việc cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn phải tác động bồi bổ, phục hồi các cơ quan, thay đổi cơ địa trở về giống như không bị bệnh để các chức năng của cơ thể dần trở về trạng thái bình thường như trước khi bị bệnh.

Các thuốc Đông y, nhất là Đông y đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 cho hiệu quả không thua kém so với Tân dược lại cho hiệu quả lâu dài, hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh, rất phù hợp để điều trị các bệnh mạn tính nên ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

vi-sao-dong-y-the-he-2-duoc-ua-chuong

Khác với Đông y thế hệ 1 (thường gọi là Đông y truyền thống) chưa được giới y khoa đánh giá cao do thiếu nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, thuốc Đông y thế hệ 2 đã được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ. Các nghiên cứu lâm sàng chính là bằng chứng khoa học thực tế trên các bệnh nhân tình nguyện, chứng minh hiệu quả thực sự của thuốc Đông y thế hệ 2.

Không giống như thuốc Tây y chỉ chú trọng điều trị triệu chứng bệnh, các thuốc Đông thế hệ 2 còn có tác dụng thay đổi dần dần cơ địa, nhờ vậy sẽ ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Ví dụ với bệnh viêm xương khớp mạn tính, sản phẩm Xương Khớp Ngự Y Mật Phương có cơ chế tác động kép: vừa giảm đau, giảm sưng viêm, vừa bổ can thận, thông kinh lạc, tăng cường khí huyết nên giúp xương khớp chắc khỏe hơn, ngăn ngừa và hạn chế viêm khớp tái phát.

Với bệnh dạ dày, Dạ Dày Ngự Y Mật Phương giúp từ từ thay đổi cơ địa, bình can, kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ dưỡng khí vừa điều trị vừa ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading