I - Ốc có tác dụng gì với sức khỏe?
Ốc có tên gọi khác là ốc đồng, ốc vàng là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thịt ốc thường có vị ngọt, dai giòn và cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng như: sắt, canxi, protein, lipid, vitamin B2… Đây đều là những dưỡng chất tốt cho người có sức đề kháng yếu, phụ nữ đang mang thai.
Y học cổ truyền sử dụng ốc để chữa một số bệnh như: nhiễm trùng nhiễm khuẩn, thủy đậu, bệnh trĩ, bệnh về gan mật. Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, ốc đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người như:
- Giải nhiệt cơ thể: Thịt ốc có tính mát, có thể dùng để hạ sốt cho người bị cảm cúm.
- Giúp xương chắc khỏe: Thịt ốc rất giàu canxi, đặc biệt tốt cho hệ xương và giúp xương chắc khỏe hơn, tăng mật độ xương.
- Phòng ngừa thiếu máu: Loại thực phẩm này cung cấp một hàm lượng lớn sắt, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Do vậy, việc bổ sung thịt ốc vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp phòng ngừa thiếu máu.
- Cải thiện thị lực: Ốc là nguyên liệu tăng cường vitamin A ấn tượng, có khả năng nâng cao thị lực tốt, hiệu quả nhất. Ngoài ra, ốc còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ giác mạc và kết mạc.
- Phòng ngừa ung thư: Thịt ốc rất giàu kẽm và sắt, đây là những hợp chất có tính chống oxy hóa cao, có thể ức chế sự hình thành và sinh sôi tế bào ung thư.
Ốc là nguyên liệu bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể
XEM THÊM: Bị cảm cúm có nên ăn cam không?
II - Bị cảm cúm có nên ăn ốc không?
Người bị cảm đặc biệt có các biểu hiện cảm cúm nặng thì không nên ăn ốc. Vì đây là thực rất giàu cholesterol nên có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Ốc có tính hàn và vị tanh nên khiến hệ miễn dịch của người bệnh khó quay về trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, môi trường sinh sống của ốc chủ yếu ở đồng ruộng, sông suối nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và nhiễm khuẩn. Do đó nếu không được chế biến sạch sẽ và kỹ càng sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn).
Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra, người bị cảm lạnh nhưng có sức khỏe tổng thể tốt thì có thể ăn ốc với lượng vừa phải (không ăn quá nhiều). Trong thời gian sử dụng ốc người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Ốc phải được ngâm rửa sạch, để ốc nhả ra hết bụi bẩn hoặc bùn đất.
- Ốc phải được nấu chín kỹ trong khoảng thời gian vừa đủ để tiêu diệt mầm bệnh, hoặc các loại ký sinh trùng tồn tại trong thịt ốc.
- Hãy phối hợp ốc với các nguyên liệu an toàn, giàu dưỡng chất để bổ sung các chất quan trọng cho cơ thể trong thời gian bị cảm.
Người bị cảm cúm không nên ăn ốc kẻo rước họa vào thân
ĐỌC NGAY: Sản phẩm hỗ trợ điều trị cảm cúm Nhất Nhất 25
III - Ngoài ốc, bị cảm không nên ăn gì?
Sau khi đã tìm ra đáp án cho băn khoăn người bị cảm ăn ốc được không. Từ đó người có các biểu hiện bệnh khác nhau sẽ lựa chọn thực đơn dinh dưỡng cân đối nhất. Bên cạnh món từ ốc thì đối tượng bị bệnh cảm nói trung nên tránh một số thực phẩm sau:
1. Các loại sò, hến
Các loại sò hến thường có chứa hàm lượng cholesterol khá cao, nếu người bệnh ăn quá nhiều loại thực phẩm sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và rối loạn hệ tiêu hóa.
Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém đi sẽ làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng, các chất cặn bã không được thải ra ngoài sẽ ngấm ngược trở lại và làm suy giảm sức khỏe tổng thể.
Hoạt động đường tiêu hóa kém hiệu quả khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy người bệnh cần tránh tiêu thụ loại thực phẩm này, hãy lựa chọn các nguyên liệu khác lành mạnh hơn (thịt lợn, rau xanh, trái cây tươi).
Có dấu hiệu cảm nên tránh các loại sò, hến, ngao,...
2. Rượu, bia và cà phê
Rượu, bia, cà phê thuộc nhóm đồ uống chứa chất kích thích gây tổn hại sức khỏe đặc biệt người đang mắc cảm cúm.
Không những vậy, người bệnh uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, cảm lạnh. Và khi đó làm nặng thêm tình trạng bệnh và rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, uống nhiều cà phê còn gây kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho người bệnh bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thiếu ngủ). Từ đó, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cho bệnh lâu khỏi hơn.
3. Thực phẩm nhiều protein
Bạn hãy tránh xa các loại thực phẩm giàu protein khi bị cảm, bởi bổ sung vào cơ thể quá nhiều protein làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải. Khi đó sẽ làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh.
4. Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
Đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp luôn có sức hút lớn với tất cả mọi người, và trong đó có người đang bị cảm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, các loại đồ ăn này không hề tốt cho sức khỏe bởi chúng có chứa nhiều chất bảo quản và nhiều dầu mỡ.
Những hợp chất này có thể làm cho sức đề kháng của người bệnh suy giảm, gây đầy bụng khó tiêu và từ đó khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Người bị cảm không nên dùng đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp
5. Tránh xa sữa và phô mai
Người bị cảm có triệu chứng ho, cổ họng có đờm thì cần hạn chế tiêu thụ sữa hoặc các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua). Lý do là loại thực phẩm này có thể gây kích thích quá trình tăng sinh đờm ở cổ họng và làm cho tình trạng ho ngày càng nặng hơn.
Khi bị cúm sức đề kháng của người bệnh kém hơn vì vậy cần nạp các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại nhân tố gây bệnh cho cơ thể. Do vậy, bạn cần sáng suốt lựa chọn những loại thực phẩm tốt và giàu dưỡng chất để hồi phục thể trạng nhé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Bị cảm ăn ốc được không và những thực phẩm khác nên tránh xa trong lúc đang bị cảm. Mặt khác, căn cứ vào hiện trạng bệnh mọi người có thể dây dựng thực đơn dinh dưỡng để các triệu chứng nhanh thuyên giảm.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-thac-mac-nguoi-bi-cam-co-an-oc-duoc-khong-n22212.html