I - Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu có hiệu quả không?
Trong Y học Cổ truyền dân tộc, lá dâu (tên gọi khác là tang diệp) vốn là một loại dược liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó có tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
Lá dâu được sử dụng trong điều trị bệnh thường là loại bánh tẻ (lá cho tằm ăn), đã được loại bỏ lá vàng úa và tạp chất, được phơi hoặc sấy khô.
Theo Đông y, lá dâu thuộc nhóm thực phẩm tính lạnh, vị ngọt thanh nên có công dụng giải nhiệt, tán phong và bổ mắt. Từ tác dụng tuyệt vời đó mà gia đình sử dụng lá dâu chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ đồng thời điều hòa thân nhiệt, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, lá dâu còn có tác dụng chữa cảm mạo, phong nhiệt, khắc phục tình trạng sốt ho, viêm họng, đau răng, nhức đầu, đau mắt đỏ, phát ban và mất ngủ.
Lá dâu được sử dụng để chữa chứng mồ hôi trộm hiệu quả
II - Cách sử dụng lá dâu tằm chữa mồ hôi trộm cho bé
Sử dụng lá dâu làm nguyên liệu để làm giảm chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ được nhiều gia đình áp dụng. Căn cứ vào độ tuổi và hiện trạng bệnh mà gia đình hãy áp dụng 1 trong những cách thực hiện dưới đây:1. Tắm lá dâu trị mồ hôi trộm
Tắm nước lá dâu là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và thích hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc tắm bằng lá dâu sẽ giúp trẻ nhỏ kiểm soát ổn định thân nhiệt của trẻ, loại bỏ chất bẩn và rửa trôi vi khuẩn bám trên bề mặt da của trẻ.
Cách dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm cho trẻ được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: lá dâu tằm, nước sạch.
- Lá dâu mang đi loại bỏ sạch bụi bẩn sau đó dùng tay vò nhuyễn.
- Cho lá dâu tằm vào nồi và đổ nước vào nấu chín.
- Tắt bếp, dùng nước lá dâu tằm để tắm cho bé.
Thực hiện biện pháp này liên tục trong vài tháng liên tục, tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ thuyên giảm.
KHÁM PHÁ NGAY: Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt
2. Canh lá dâu nấu thịt
Lá dâu nấu cùng với thịt là món ăn rất hấp dẫn, có tác dụng thanh nhiệt giúp cân bằng thân nhiệt ổn định cho trẻ nhỏ. Đồng thời, canh lá dâu nấu thịt cũng hỗ trợ bổ sung năng lượng, giúp cơ thể của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.
Cách chế biến món canh lá dâu nấu thịt như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Thịt nạc, lá dâu tươi và gia vị.
- Rửa sạch thịt nạc và băm nhuyễn, đem tẩm ướp thịt cùng gia vị.
- Cho dầu ăn, hành vào chảo phi thơm sau đó đổ phần thịt xay vào đảo săn lại.
- Từ từ đổ nước vào hỗn hợp xào cho đến khi nước sôi đều.
- Sau đó, thêm lá dâu cùng gia vị cho hợp khẩu vị.
Lá dâu nấu cùng với thịt để chữa bệnh ra mồ hôi trộm
3. Sử dụng lá dâu với chân gà
Lá dâu chữa mồ hôi trộm bằng cách chế biến cùng với chân gà được nhiều trẻ em yêu thích. Mẹ có thể đưa món ăn này vào trong thực đơn ăn hàng tuần của bé, mỗi tuần cho bé ăn khoảng 1 - 2 lần.
Dưới đây là cách chế biến món lá dâu nấu với chân gà, mẹ có thể tham khảo như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Chân gà 2 cái, lá dâu tằm và gia vị.
- Lá dâu tằm rửa từng lá còn chân gà rửa với rượu và gừng để khử mùi hôi.
- Lần lượng cho chân gà, lá dâu vào nồi nước và đun với lửa vừa.
- Tắt bếp sau đó đợi hỗn hợp nguôi bớt rồi chuẩn bị để cho bé ăn.
Kiên trì cho bé ăn món này trong khoảng 3 - 4 tuần, trẻ sẽ giảm hiện tượng ra nhiều mồ hôi trộm nhanh chóng.
4. Lá dâu phơi khô làm gối
Buổi tối, mẹ có thể cho trẻ nằm gối của lá dâu đã phơi khô. Nằm ngủ trên chiếc gối từ lá dau tạo cảm giác êm ái đồng thời tránh tiết mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.
Mẹ có thể dùng lá dâu làm gối như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: lá dâu phơi khô, kim chỉ, vải gối.
- Vệ sinh lá dâu cẩn thận sau đó phơi khô.
- Trộn ruột gối với lá dâu đã được phơi khô, sau đó dùng chỉ khâu may lại để tạo thành gối hoàn chỉnh.
Lá dâu phơi khô luồn trong vỏ gối để chữa mồ hôi trộm
XEM THÊM: Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng
5. Lá dâu hấp cách thủy với tim heo
Để tạo thực đơn phong phú trong bữa ăn và giải quyết triệt để chứng mồ hôi trộm mẹ có thể kết hợp lá dâu và tim heo. Gia đình nên sơ chế 2 nguyên liệu này và đưa lên hấp cách thủy để món ăn giữ được hương vị và dưỡng chất.
Cách chế biến món tim heo, hạt sen và lá dâu chữa mồ hôi trộm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá dâu non (30g) tim heo, hạt sen (20g) và gia vị.
- Tim heo rửa sạch sẽ để bớt mùi rồi thái thành từng lát mỏng vừa ăn.
- Lá dâu vệ sinh cẩn thận sau đó thái thành từng đoạn nhỏ.
- Hạt sen loại bỏ nhân rồi ngâm nước từ 3 - 5 tiếng.
- Làm nóng chảo sau đó cho tim vào xào với dầu ăn, hành với độ chín khoảng 80% thì tắt bếp.
- Xếp tim heo vào bát rồi bỏ thêm hạt sen, lá dâu tằm vào để hấp cách thủy khoảng 10 - 15 phút.
Cho bé ăn hàng ngày để nhanh chóng vượt qua tình trạng đổ mồ hôi trộm.
6. Uống nước lá dâu
Uống nước lá dâu chữa mồ hôi trộm đồng thời nâng cao sức khỏe toàn diện ở trẻ nhỏ. Nước lá dâu thanh mát, dễ uống nên thích hợp để đẩy lùi chứng bệnh nhanh chóng.
Cách chế biến nước lá dâu như sau:
- Chuẩn bị khoảng 10 -15g lá dâu, 5g rau má.
- Lá dâu và lá má nhặt sạch bụi bẩn sau đó vệ sinh cẩn thận dưới vòi nước lớn.
- Cho khoảng 200ml nước vào nồi rồi đun sôi đều.
- Lấy phần lá dâu cùng lá má đã làm sạch cho vào nồi nước sôi nấu khoảng 3 - 5 phút.
- Sau đó tắt bếp và rót nước dâu vào cốc cho trẻ uống.
Cho trẻ sử dụng liên tiếp trong 7 - 10 ngày thì hiện tượng đổ mồ hôi trộm thuyên giảm nhanh chóng.
Đun nước lá dâu để uống để giảm hiện tượng đổ mồ hôi trộm
7. Cháo lá dâu thịt nạc
Dùng lá dâu chữa mồ hôi trộm bằng cách nấu cùng với thịt nạc tạo nên món canh thanh mát, giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn giải nhiệt tuyệt vời trong ngày nóng nực giúp bé cải thiện bệnh lý và kích thích cơn thèm ăn hiệu quả.
Cách chế biến cháo lá dâu thịt nạc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: thịt nạc đã được xay nhỏ, lá dâu tằm tươi, gạo tẻ.
- Gạo sau khi ngâm nước 2 - 3 tiếng thì vo sạch sẽ rồi đổ vào nổi đun.
- Tiếp theo, mẹ thêm tiếp lá dâu tằm cùng thịt nạc vào nồi cháo nấu khoảng 10 phút.
- Cuối cùng cân đối gia vị cho phù hợp rồi múc ra tô để bé thưởng thức.
III - Chú ý khi sử dụng lá dâu điều trị mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, khi sử dụng lá dâu chữa mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ thì mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Lựa chọn lá dâu: Nên ưu tiên sử dụng loại lá đảm bảo chất lượng, không chứa hóa chất nguy hiểm (thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật, hàm lượng phân bón vượt quá mức cho phép). Lá dâu phải tươi, không úa héo và kiểm soát nguồn gốc để tránh gây hại cho trẻ.
- Sử dụng các phương pháp từ lá dâu đúng cách: Khi cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá dâu thì cần thực hiện đúng theo như hướng dẫn. Tuyệt đối không lạm dụng quá mức việc dùng lá dâu vì có thể gây hại cho cơ thể.
- Tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện: Không phải trẻ nhỏ nào cũng phù hợp sử dụng lá dâu để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm. Vì thế trước khi cho trẻ sử dụng lá dâu trị mồ hôi trộm thì mẹ nên tìm hiểu cẩn thận và nghe ý kiến từ bác sĩ.
- Theo dõi cơ thể sau khi dùng lá dâu: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ khi sử dụng mẹo chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu. Chẳng hạn xem tình trạng của trẻ có thuyên giảm hay không hay trẻ có bị dị ứng, có dấu hiệu bất thường không… Nếu thấy bất thường, mẹ cần ngay lập tức tạm dừng việc sử dụng lá dâu và đưa trẻ đến ngay bệnh viện để xử lý đúng cách.
Lá dâu chữa mồ hôi trộm là cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm giảm triệu chứng bệnh ở trẻ nhanh chóng. Mẹ có thể áp dụng các cách sử dụng lá dâu như đã nêu trên và chú ý những vấn đề trong quá trình dùng lá dâu để phát huy tối đa tác dụng của thảo dược này, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ nhé.
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/7-cach-dung-la-dau-tam-chua-mo-hoi-trom-mo-hoi-tay-chan-o-tre-hieu-qua-n22185.html