I - Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt có hiệu quả không?
Lá lốt (tất bát) là loài thực vật có màu xanh đậm thường mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc dưới tán cây. Tất cả bộ phận của cây lá lốt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống con người.
Theo quan điểm của Đông y, lá lốt có tính cay và ấm, có khả năng hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc. Nhờ đặc tính như vậy mà lá lốt đã được ứng dụng trong việc điều trị bệnh lý như: Tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa…
Lá lốt với sức mạnh thanh lọc và loại bỏ độc tố trong cơ thể nhanh hiệu quả cao. Vậy nên nhiều người bệnh sử dụng lá lốt chữa mồ hôi trộm, ra mồ hôi tay chân mà không gây tác dụng phụ. Khi kiên trì thực hiện giúp người bệnh điều hòa thân nhiệt từ đó kiểm soát việc bài tiết mồ hôi.
Lá lốt được sử dụng để điều trị chứng đồ mồ hôi trộm
II - Cách trị mồ hôi trộm, mồ hôi tay chân bằng lá lốt tại nhà
Sử dụng lá lốt chữa mồ hôi trộm cần tuân thủ các bước khoa học để tránh gây ra tổn thương lớn. Vì thế dựa trên thể trạng của bản thân mà hãy chọn 1 trong 4 cách trị bệnh dưới đây:
1. Ngâm chân tay với lá lốt
Ngâm chân tay bằng lá lốt cũng là giải pháp chữa mồ hôi trộm hiệu quả, giúp tăng cường lưu thông khí huyết và ổn định thân nhiệt của cơ thể tốt hơn. Từ đó, hiện tượng ra mồ hôi trộm, mồ hôi tay chân vào ban đêm được cải thiện.
Cách ngâm chân bằng lá lốt như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30 gam lá lốt tươi, 1 thìa cà phê muối hạt.
- Rửa sạch lá lốt và thái nhỏ.
- Chuẩn bị nồi nước lớn rồi cho lá lốt, muối vào nồi nước đun sôi đến khi nước đổi sang màu xanh.
- Tắt bếp, đổ nước vừa đun ra chậu và theo dõi đến khi nước có độ ấm vừa đủ thì bỏ muối vào.
- Sau đó đặt chân tay vào chậu từ từ và ngâm trong khoảng 15 phút.
Ngoài ra, người bệnh có thể chữa chứng ra mồ hôi trộm, mồ hôi chân tay bằng dùng nước tắm từ lá lốt. Tùy theo điều kiện và tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể chọn cách dùng lá lốt phù hợp nhất.
Ngâm chân với nước lá lốt để chữa mồ hôi trộm
2. Uống nước lá lốt chữa mồ hôi trộm
Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt thông qua việc uống nước lá lốt được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo cách nấu nước lá lốt như sau:
- Chuẩn bị 150 gam lá lốt, đem lá lốt rửa sạch và phơi khô.
- Cho lá lốt vào nồi đun sôi, rót ra bát hoặc cốc để uống.
Uống nước lá lốt hàng ngày sẽ cho hiệu quả cải thiện đổ mồ hôi trộm rõ rệt hơn.
NÊN BIẾT: Con trùng trục trị mồ hôi trộm
3. Xông hơi bằng cây lá lốt
Xông hơi bằng lá lốt có tác dụng tốt trong việc tăng cường thải độc của cơ thể. Mặt khác xông lá lốt làm giãn nở mạch máu nên có tác dụng tăng lưu thông mạch máu và kiểm soát sự bài tiết mồ hôi tốt hơn.
Cách dùng lá lốt để xông hơi như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8 - 10 lá lốt, 1 thìa cà phê muối tinh.
- Cho khoảng 500ml lên bếp đun, khi nước sôi cho phần lá lốt đã chuẩn bị vài nồi nấu chung 2 - 3 phút.
- Sau đó tắt bếp, đổ nước ra chậu và bỏ thêm 1 thìa muối.
- Đợi cho nước lá lốt nguội bớt thì tiến hành xông hơi (lấy khăn mềm trùm lên đầu) trong khoảng 15 phút.
Khi xông hơi cần chùm khăn ở đâu và đảm bảo khoảng cách giữa mặt với chậu nước là 20cm. Việc này giúp nhiệt độ tiếp cận với da mặt vừa đủ nhằm tránh tình trạng bỏng rát.
4. Sử dụng lá lốt trong các món ăn
Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt được thực hiện bằng cách kết hợp với các nguyên liệu để tạo ra món ăn hằng ngày. Thêm lá lốt vào một số món ăn sẽ tạo ra hương vị độc đáo, khác lạ giúp tăng hương vị món ăn. Lá lốt có thể dùng để chế biến các món ăn như: thịt bò xào, canh cá, cà tím xào lá lốt, lá lốt xào thịt bò…
Lá lốt được kết hợp với các nguyên liệu để có món ăn ngon
XEM THÊM: Lá dâu chữa mồ hôi trộm
III - Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh ra mồ hôi trộm
Việc sử dụng lá lốt để chữa bệnh ra mồ hôi trộm nhưng cần đảm bảo các yếu tố để đem lại hiệu quả tốt. Hãy chú ý tới một số vấn đề sau để việc sử dụng lá lốt đem lại kết quả tốt nhất:
- Chọn loại lá lốt tươi, có chất lượng đảm bảo: Lá lốt được chọn không chứa thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, nên lựa chọn lá lốt tươi, không sâu bệnh để bảo vệ sức khỏe người bệnh.
- Kiên trì thực hiện: Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt có tác dụng chậm, do đó cần phải duy trì trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả.
- Không nên lạm dụng lá lốt mỗi ngày: Nên ăn dưới 100 gam/ngày nếu tiêu thụ quá nhiều lá lốt có thể dẫn tới khó tiêu, ợ hơi hoặc đầy bụng.
- Đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ đang cho con bú nên tránh uống nước lá lốt để trị mồ hôi trộm. Theo nhận định, các chất từ lá lốt dễ bị mất sữa hoặc tác động đến chất lượng sữa mẹ.
Bệnh đổ mồ hôi trộm hoàn toàn có thể cải thiện bằng một số mẹo dân gian như sử dụng lá lốt. Tuy nhiên, nếu sau khi áp dụng cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt mà bệnh không đỡ thì bạn cần đi khám để điều trị. Có thể chứng đổ mồ hôi trộm liên tục, kéo dài là dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy nhược cơ thể, rối loạn hệ thần kinh...
DS. Ly
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/4-meo-tri-mo-hoi-trom-bang-la-lot-cho-tre-tai-nha-hieu-qua-n22308.html