Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì? 5 cách trị đổ mồ hôi tay chân hiệu quả
Việc đổ mồ hôi khi thời tiết nóng nực hay vừa vận động thể lực xong là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi tay chân ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc không làm gì nên thăm khám cẩn thận. Để biết được ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị như nào? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
I - Dấu hiệu nhận biết bệnh đổ mồ hôi tay chân
Hiện tượng ra mồ hôi tay chân xuất hiện ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Người bệnh chảy mồ hôi chân tay gây cản trở đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Bạn dễ dàng nhận biết chứng đổ mồ hôi tay chân từ các dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Lòng bàn tay, bàn chân luôn xuất hiện trạng thái ẩm ướt kèm hơi lạnh và bết dính.
- Mồ hôi chảy thành giọt lớn ở chân kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
- Vùng da tay, da chân bị tróc vảy thành từng mảng lớn, sắc tố da nhợt nhạt cùng với mùi hôi khó chịu.
- Mồ hôi ra nhiều liên tục ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc trở lạnh, mồ hôi chân tay tạo thành từng giọt nhỏ.
- Mồ hôi tay chân tiết ra nhiều khi bạn gặp xúc động hoặc có trạng thái giận dữ, căng thẳng.
Khu vực lòng bàn tay ẩm ướt, nhớp nháp khó chịu
II - Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân nhiều
Toát mồ hôi tay chân nhiều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và sinh lý. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nhân tố khởi phát bệnh để có phác đồ chữa trị tương ứng:
1. Rối loạn hệ thần kinh thực vật
Hiện tượng đổ mồ hôi tay chân nhiều thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật dẫn đến chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Một số trường hợp khác do ảnh hưởng của bệnh lý như cường giáp, cơ thể nhiễm độc, rối loạn nội tiết…
Hệ thần kinh thực vật giữ vai trò cốt lõi trong việc điều hòa chức năng cơ bản của cơ thể như: lọc máu và bài tiết các độc tố của cơ thể ra ngoài theo đường tiểu, quá trình chuyển hóa thức ăn.
Ngoài ra, hệ thần kinh thực vật cũng tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt. Khi bị rối loạn dù cơ thể không có nhu cầu làm mát nhưng tín hiệu từ não vẫn được gửi đi khiến các tuyến mồ hôi tiết ra để làm mát thân nhiệt.
Đa số các trường hợp đổ mồ hôi chân tay không tìm ra nguyên nhân cụ thể, những người này thường có hệ thần kinh thực vật hoạt động quá mức. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp là do cơ thể đang gặp bệnh lý nào đó dẫn tới việc tăng tiết mồ hôi nhiều ở một số vị trí cụ thể như tay, chân, nách…
Người bị ra mồ hôi tay chân liên tục do mắc chứng tăng tiết mồ hôi
2. Cơ thể bị nhiễm độc
Khi bạn phải làm việc hoặc sinh sống ở những nơi có nhiều hóa chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước hoặc không khí. Ngoài ra, việc sử dụng những thực phẩm chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật đều khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc.
Khi cơ thể bị nhiễm độc sẽ tìm cách loại bỏ, một trong những cách đó là tăng tiết mồ hôi để tăng đào thải độc tố ra ngoài.
3. Do mắc bệnh cường giáp
Người bệnh cường giáp có quá trình trao đổi chất tăng lên làm nhiệt độ cơ thể tăng theo. Vì vậy người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bức bối khó chịu và đổ mồ hôi tay chân nhiều, liên tục.
Ngoài bị toát mồ hôi tay chân, người bị bệnh cường giáp có các biểu hiện khác như: Run tay chân lồi mắt, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực…
Bị đổ mồ hôi tay chân nhiều vì mắc bệnh cường giáp
4. Thiếu vitamin và chất khoáng
Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn với nồng độ chất bảo quản cao khiến cơ thể thiếu hụt vitamin và chất khoáng quan trọng. Khi cơ thể thiếu những chất này sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo và một trong số đó là hiện tượng ra mồ hôi tay chân điều này xảy ra ngay cả khi trời lạnh.
Lúc này cần tích cực bổ sung hoa quả và rau xanh, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng cần thiết để tình trạng đổ mồ hôi nhiều sẽ được cải thiện.
Cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng khiến tăng tiết mồ hôi
5. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nhân tố nguyên phát làm gia tăng toát mồ hôi tay chân ở cơ thể thì chứng bệnh còn bắt nguồn do yếu tố sau:
- Người bệnh trong trạng thái căng thẳng, lo âu khiến tuyến mồ hôi hoạt động năng suất.
- Tiết mồ hôi nhiều do phản ứng phụ sau khi dùng thuốc tăng nhịp tim, thuốc chống trầm cảm.
- Phụ nữ có nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang bầu hoặc tiền mãn kinh.
- Người nghiện rượu hoặc các loại đồ uống có cồn, chứa chất kích thích.
III - Bị đổ mồ hôi tay chân nhiều ảnh hưởng gì không?
Có thể khẳng định bệnh chảy mồ hôi tay chân dù không tổn hại sức khỏe nhưng tác động lớn đến đời sống vật chất cùng tinh thần người bệnh. Việc tay chân ẩm ướt mang đến cảm giác khó chịu và lâu ngày sẽ chi phối đến tâm lý người bệnh.
Mắc bệnh lý trên da
Người ra mồ hôi tay chân có vùng da nhớp nháp, ẩm ướt trong thời gian dài. Khi bề mặt da ẩm mốc là cơ hôi tốt để hình thành mụn cóc thô ráp, nhọt sưng tấy đỏ da, chàm da nặng.
Dễ bị nhiễm nấm
Những người bị toát mồ hôi tay chân lúc nào cũng có cảm giác ẩm ướt và bề mặt da bị bong tróc. Môi trường ẩm ướt ở chân, tay là cơ hội tốt để các loại nấm mốc phát triển, tổn thương da.
Người bị toát mồ hôi tay chân nhiều có thể bị nấm da
Gây mùi cơ thể khó chịu
Mồ hôi chảy liên tục đi kèm với việc không vệ sinh đúng cách và dùng đồ vải không tốt dễ tạo ra mùi cho cơ thể. Khi chất liệu vải thấm hút mồ hôi nhưng không được vệ sinh cẩn thận gây mùi khó chịu.
Cảm xúc bị chi phối
Không hiếm trường hợp tay chân đổ nhiều mồ hôi khiến tinh thần bị tác động dẫn đến trầm cảm. Người bệnh luôn trong trạng thái chán nản, ngại giao tiếp với mọi người mà chỉ quan tâm đến việc mồ hôi ra nhiều. Khi tinh thần không được cải thiện và khả năng giao tiếp bị hạn chế dễ khiến tâm trạng sa sút.
Ngoài ra chứng toát mồ hôi tay chân không kiểm soát khiến người luôn có tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Mồ hôi chảy ra nhiều dễ khiến cơ thể mất nước và rơi vào cảm giác mệt mỏi, suy nhược kéo dài.IV - Bị ra mồ hôi tay chân có lây không?
Đổ mồ hôi tay chân sẽ không lây dù bạn có bắt tay, có tiếp xúc cơ thể hoặc đi chung giày dép. Tuy nhiên đây là tình trạng xảy ra có liên quan đến hệ thần kinh thực vật nên quá trình điều trị rất khó khăn.
Chứng đổ mồ hôi chân tay có thể xuất hiện do tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong gia đình có bố mẹ hoặc ông bà bị ra mồ hôi tay chân thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị. Một số nghiên cứu còn chỉ khẳng định bệnh chảy mồ hôi quá mức còn di truyền từ nhiều thế hệ khác nhau.
Vấn đề lây bệnh đổ mồ hôi thuộc hệ thống gen của các thành viên cùng chung huyết thống. Vì vậy bạn không thể tránh khỏi mà cần tìm các biện pháp khắc phục và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học nhất.
V - Cách chữa trị đổ mồ hôi tay chân hiệu quả
Hiện nay, điều trị bệnh chảy mồ hôi tay chân nhiều được triển khai theo hướng Đông Y và Tây y. Bên cạnh đó, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng góp phần giúp hiện tượng đổ mồ hôi nhiều thuyên giảm. Dưới đây là các biện pháp cải thiện chứng đổ mồ hôi nhiều được áp dụng:
1. Trị mồ hôi tay chân nhiều bằng điện di ion
Điện di ion sử dụng một dòng điện yếu chạy trong chậu nước tác động đến vùng chân và tay của khách hàng. Người được điều trị sẽ ngâm tay và chân trong chậu nước để dòng điện làm hạn chế các tuyến mồ hôi hoạt động.
Phương pháp trị ra mồ hôi tay chân này tốn yêu cầu thời gian thực hiện lâu hơn. Bạn cần ngâm chân tay của mình trong nước từ 20 - 30 phút, thực hiện mỗi tuần 2 - 4 lần và trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tuần để có hiệu quả mong muốn.
Phương pháp trị toát mồ hôi tay chân sử dụng dòng điện tác động đến da nên trong quá trình thực hiện có thể bạn sẽ thấy có cảm giác đau, ngứa, cảm giác như kim chích…
Chữa trị chứng đổ mồ hôi tay chân nhiều bằng điện di ion
2. Cân đối dinh dưỡng, lối sống
Hiện tượng ra mồ hôi tay chân liên tục do chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Cơ thể thiếu hụt lượng vitamin, khoáng chất lớn có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy nên thay đổi thói quen ăn uống là cách giảm mồ hôi tay chân an toàn, hiệu quả.
- Người bệnh hạn chế ăn đồ ăn chua cay, đồ uống có cồn như rượu bia.
- Hạn chế mặc đồ quá chật, bó sát vào cơ thể, thay vào đó nên mặc đồ thoải mái, chất vải mát mẻ.
- Chọn những đôi tất được làm bằng sợi vải tự nhiên, có khả năng hút ẩm tốt và thay tất thường xuyên.
- Đi giày có đế lót chống thẩm, khả năng hút ẩm cao.
3. Tiêm botox chữa toát mồ hôi tay chân
Tiêm botox là cách thức đưa trực tiếp Botulinum toxin thông qua kim chuyên dụng vào khu vực lòng bàn tay hoặc chân. Khi xâm nhập vào cơ thể botox có tác dụng ngăn cản hệ thần kinh tiết ra các chất dẫn truyền làm tăng tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, tiêm botox điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân chỉ kéo dài từ 3 - 6 tháng và cần tiêm duy trì sau thời gian trên. Mặt khác, thời gian duy trì của botox còn phụ thuộc vào cơ địa, kỹ thuật tiêm và dòng botox sử dụng.
Nếu không kiểm soát chất lượng botox dễ gây ra tác dụng phụ như:
- Vết tiêm bị đau, vùng da xung quanh bị nổi mẩn đỏ.
- Sau khi tiêm có thể có cảm giác buồn nôn, nôn, nhức đầu.
- Có hiện tượng đổ mồ hôi bù trừ, tức là các vùng khác trên cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi.
- Xảy ra hiện tượng yếu cơ tại vùng tiêm.
Tiêm chất botox vào vùng tay chân để giảm tiết mồ hôi
4. Dùng thuốc điều trị mồ hôi tay chân
Thuốc điều trị chứng đổ mồ hôi tay chân có cả thuốc có tác dụng tại chỗ và thuốc tác dụng toàn thân.
- Thuốc có tác dụng tại chỗ: Là nhóm thuốc bôi hoặc thuốc xịt, với thành phần chính là nhôm clorua. Cơ chế chính của thuốc này là làm bít tắc các tuyến mồ hôi từ đó ngăn cản cơ thể bài tiết mồ hôi. Tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng các thuốc này là ngứa hoặc kích ứng da tại nơi bôi thuốc.
- Thuốc tác dụng toàn thân: Các loại thuốc chữa toát mồ hôi tay chân tác động lên hệ thần kinh thực vật như thuốc kháng cholinergic. Nhóm thuốc thực hiện ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholin. Tuy nhiên các loại thuốc này gây ra tác dụng phụ như: giảm tiết nước bọt, táo bón, mờ mắt, khó tiểu…
5. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm
Đối với những trường hợp ra mồ hôi tay chân quá nặng, việc điều trị bằng các phương pháp ở trên không có hiệu quả bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt hạch giao cảm.
Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần dây thần kinh có tác dụng kiểm soát việc tăng tiết mồ hôi, khi bị cắt đi tín hiệu không được truyền đến khiến các tuyến mồ hôi không tiết nữa. Trường hợp phẫu thuật cắt hạch giao cảm tại địa chỉ kém uy tín dễ xảy ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ.
Ngoài ra, nguy cơ bị dính phổi vào thành ngực ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lao phổi hoặc bệnh về màng phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt ít nhất có thể các dây thần kinh dẫn truyền nên việc xảy ra biến chứng là ít gặp.
VI - Hướng dẫn phòng tránh bệnh đổ mồ hôi tay chân nhiều
Việc toát mồ hôi tay chân nhiều có thể cải thiện được nếu bạn thay đổi, chú ý tới những thói quen hàng ngày của bản thân:
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, cẩn thận đặc biệt là những vùng hay đổ mồ hôi.
- Đi tất được làm bằng chất liệu tự nhiên để hút ẩm tốt và nên thay tất thường xuyên, khoảng 2 lần/ ngày.
- Sử dụng các loại phấn như phấn rôm để thấm hút mồ hôi ở tay chân.
- Thư giãn, thả lỏng tinh thần, hạn chế stress kéo dài sẽ giúp bệnh tăng tiết mồ hôi cải thiện nhanh chóng.
Việc ra mồ hôi tay chân nhiều trong thời gian dài có thể gây mất nước, lâu ngày làm cơ thể mệt mỏi suy nhược ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và hiệu suất công việc. Vậy nên những ai mắc chứng vã mồ hôi tay chân nhiều cần chủ động để phòng tránh cơ thể suy nhược.
Viên suy nhược Ngự y Mật Phương có tác dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, và stress.
Nếu bạn gặp phải tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều khiến cơ thể suy nhược nên sử dụng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, dù đổ mồ hôi nhiều cũng không ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe.
Vệ sinh sạch sẽ vùng hay bị đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi tay chân không tác động tiêu cực đến sức khỏe của mọi người. Nếu bạn bị ra mồ hôi tay chân nhiều và có kèm theo triệu chứng bất thường khác bạn nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Đây là việc làm cần thiết để loại trừ khả năng bạn đang mắc bệnh lý nào đó và có hướng xử lý kịp thời.
DS. Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ra-mo-hoi-tay-chan-nhieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-n21122.html
