Mệt mỏi kinh niên: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả!
Hội chứng mệt mỏi kinh niên được nhận định là căn bệnh phổ biến thời hiện đại. Tình trạng mệt mỏi kéo dài là căn nguyên gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng tấn công cơ thể con người. Vậy làm cách nào để phát hiện chứng bệnh suy nhược mạn tính và điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Chúng tôi sẽ bật mí đến bạn ở nội dung bài viết dưới đây.
I - Hội chứng mệt mỏi kinh niên (suy nhược mạn tính) là bệnh gì?
Hội chứng mệt mỏi kinh niên hay còn gọi là suy nhược mạn tính báo hiệu thể trạng suy yếu, cạn kiệt cả từ sức khỏe đến tinh thần. Triệu chứng này khiến người bệnh không muốn thực hiện những công việc sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện này kéo dài ít nhất 6 tháng gây tác động xấu tới sinh hoạt, cuộc sống thường ngày. Có thể xảy ra đột ngột, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Những người nào biết thiết lập một lối sống lành mạnh có thể cải thiện tốt hơn.
II - Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mệt mỏi kinh niên là gì?
Hội chứng mệt mỏi kinh niên thường diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó việc nhận biết sớm các triệu chứng điển hình giúp điều trị kịp thời, dự phòng những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe.
1. Mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ
Cơ thể mệt mỏi kinh niên khiến người bệnh mất ngủ liên tục từ ngày này qua ngày khác, chất lượng giấc ngủ đi xuống. Trong quá trình ngủ, người bệnh hay gặp ác mộng, ngủ dậy đau đầu, dễ quên các sự việc trước đó.
2. Người uể oải, lười vận động
Người bệnh có trạng thái thể chất suy yếu, cơ thể dường như không còn một chút sức lực nào. Các hoạt động tay chân bình thường thực hiện vô cùng khó khăn, họ phải gắng sức rất nhiều mới có thể hoàn thành động tác đó.
3. Rối loạn cảm xúc
Ở những người bị mệt mỏi kinh niên thường bị rối loạn lo âu khiến cho tâm trạng dễ thay đổi thất thường. Họ hay nổi nóng, hồi hộp, lo âu, đôi khi lại khá nhạy cảm và dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài. Trạng thái bất an, lo âu tiếp diễn dài sẽ gây ra hiện tượng trầm cảm khiến người bệnh không tìm ra con đường phù hợp.
4. Thiếu máu, da xanh xao
Cơ thể mệt mỏi kéo theo tình trạng thiếu máu, máu không được lưu thông trong cơ thể một cách bình thường. Bên cạnh đó những người bị mệt mỏi kéo dài thường có sự mất cân bằng nội tiết dẫn tới da bị khô, biểu hiện với các triệu chứng như da xanh xao, da nứt nẻ, bong tróc, khô môi...
5. Dễ mắc bệnh và khó khỏi dứt điểm
Mệt mỏi kéo dài là nhân tố trực tiếp khiến sức đề kháng yếu hơn so với trước đây. Đây chính là lý do khiến con người rất dễ bị mắc bệnh. Những dấu hiệu này làm cho người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, ho sốt, viêm họng... và một khi bị mắc bệnh nhân cần thời gian rất lâu mới khỏi bệnh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” tốt nhất các bạn nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên dù chưa có triệu chứng. Ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi kinh niên hãy tìm cách khắc phục để tránh những biến chứng khôn lường mà bệnh gây ra. Trong đó nguy hiểm nhất có thể kể đến như các bệnh tim mạch, tổn thương hệ thần kinh, các bệnh lý tâm thần như rối loạn cảm xúc….
III - Nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi kinh niên
Có vô số nguyên nhân gây ra hiện tượng suy nhược mạn tính nguy hiểm. Điều quan trọng là phải loại trừ các tình trạng bệnh lý trước tiên, vì mệt mỏi sẽ thường đi kèm với bệnh tật.
Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi quá mức thường liên quan đến những gì bạn ăn và uống, tần suất hoạt động của bạn hoặc cách bạn quản lý stress.
1. Căng thẳng kéo dài
Xã hội ngày càng phát triển, việc lao động vất vả chưa kể những trở ngại từ gia đình, cuộc sống khiến cho nhiều bạn trẻ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Chính những căng thẳng trong cuộc sống kéo dài lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mệt mỏi kinh niên.
2. Ngủ không đủ giấc
Mọi người đều biết giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn lấy lại năng lượng cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc. Mỗi ngày cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng chất lượng sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng, giảm mệt mỏi.
Thức khuya hay ngủ kém sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, không còn năng lượng để thực hiện các công việc vào ngày mới. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể suy nhược có thể dẫn tới mệt mỏi mạn tính, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
3. Dùng nhiều đồ ăn nhanh
Ngon miệng lại tiện lợi, đồ ăn nhanh rất phù hợp với người công biệc bận rộn hoặc không có khả năng nấu ăn. Đặc thù của nhóm thực phẩm này là nhiều đường, nhiều mỡ, muối, gas và phụ gia.
Tuy nhiên chúng lại bị thiếu đi những dưỡng chất cơ bản như vitamin và khoáng chất, tinh bột thô, chưa kể những chất phụ gia không an toàn sẽ gây hại cho sức khỏe. Kiểu ăn uống cho “sướng miệng” này cũng là nguyên nhân gây hại cho hệ miễn dịch. Lâu dần có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi chuyển biến nặng hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy đồ ăn nhanh sẽ gia tăng các chứng bệnh nan y như: béo phì, mỡ máu, cao huyết áp, tăng đường huyết khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị trục trặc. Từ đó cơ thể phát sinh nhiều chứng bệnh nan y khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ mất tập trung.
IV - Điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên như thế nào?
Chữa trị suy nhược mạn tính căn cứ vào nguyên nhân hình thành bệnh để có phác đồ điều trị chuyên biệt. Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp thì người bệnh có thể dùng thuốc đặc trị gồm:
1. Điều trị theo Tây y
Thực tế xã hội ngày nay, rất nhiều người khi thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ thường ra hiệu thuốc tây mua thuốc bổ uống với hy vọng sức khỏe nhanh phục hồi trở lại. Thông thường để cải thiện bệnh sẽ có một số giải pháp điều trị điển hình sau đây:
- Bổ sung vitamin, vi chất cần thiết, axit amin.
- Bổ sung lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa.
- Các thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm.
Tuy nhiên những phương pháp trên chỉ có hiệu quả tức thời, phụ thuộc nhiều vào may mắn. Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng hay thực phẩm chức năng sẽ bổ sung vitamin, khoáng chất thiếu hụt hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, không đặc hiệu cho một bệnh nào.
Những người bị mệt mỏi kinh niên khi uống thuốc hay bổ sung vitamin thì có thể khỏe nhanh. Tuy nhiên người bệnh suy nhược cơ thể vẫn quay trở lại, tạo thành vòng luẩn quẩn rất khó chữa khỏi dứt điểm.
Tình trạng này cứ vậy tiếp diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa… dẫn đến người suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần.
2. Điều trị theo Đông y
Chữa suy nhược cơ thể theo Đông y là phương pháp được đánh giá an toàn cho người sử dụng bởi an toàn, lành tính. Tuy nhiên, Đông y sử dụng hiện nay phần lớn vẫn là Đông y truyền thống được bào chế rất thủ công, phương thức, nguyên liệu và cả quy trình chưa được chuẩn hóa nên không thể mang lại hiệu quả tốt.
Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, vô thưởng vô phạt, mua về sử dụng rất lãng phí tiền bạc, công sức.
Chỉ có sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 thì khác biệt vượt trội do được chuẩn hóa mọi khâu trong liệu trình từ công thức, dược liệu tới phương thức bào chế, quy trình sản xuất tới tiêu chuẩn đạt chuẩn GMP-WHO.
Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là thành quả kết hợp từ phương pháp bào chế bí truyền từ Ngự y mật phương cung đình độc quyền cho vua chúa ngày xưa với công nghệ, máy móc hiện đại bào chế tại Nhà máy Dược phẩm chuẩn GMP-WHO cho sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2.
Người bị suy nhược sử dụng đều đặn, mỗi ngày từ 1 - 2 gói. Đặc biệt tốt với người thể trạng yếu, suy nhược, mệt mỏi; người mới ốm dậy, bận rộn căng thẳng trong cuộc sống...
- Cải thiện rõ rệt các triệu chứng như mệt mỏi kinh niên, người lúc nào cũng yếu ớt như thiếu sinh khí, hay vã mồ hôi, xanh xao, kém ăn ngủ, chóng mặt... chỉ sau khoảng 2 - 3 tuần.
- Bồi bổ và khôi phục chức năng của các tạng phủ trở về bình thường sau 1 - 2 tháng.
- Dùng tiếp liệu trình 3 tháng giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát nhờ cơ chế từ từ tác động thay đổi cơ địa người bệnh trở về bình thường, khỏe mạnh.
DS. Trang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/met-moi-kinh-nien-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-n17146.html
