Cảm cúm mãi không khỏi - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

2022-10-04 09:02:00

Cảm cúm là bệnh lý liên quan trực tiếp đến vùng họng, mũi hoặc phổ thường được điều trị dễ dàng bằng thuốc. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp tuy đã uống thuốc nhưng cảm cúm mãi không khỏi? Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào sao cho hiệu quả? 

I - Nguyên nhân khiến cảm cúm mãi không khỏi?

Cả người lớn và trẻ em rất dễ mắc chứng cảm cúm nhất là trong quá trình thời tiết biến đổi thất thường. Nhiều trường hợp bị cảm cúm kéo dài thường không khỏi dứt điểm, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân như sau:

1. Viêm phổi

Sau khoảng hơn 10 ngày, người bệnh mãi không khỏi cảm cúm, tình trạng này còn đi kèm với những cơn ho sốt khó chịu thì khả năng cao bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi tình hình sức khỏe sẽ tệ hơn rất nhiều, sức đề kháng suy giảm khiến cảm cúm khó khỏi dứt điểm.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh bị cảm cúm sẽ xảy ra các biểu hiện điển hình như: ho, nghẹt mũi, đau họng… chính vì thế người bệnh thường có tâm lý lo lắng sử dụng nhiều loại thuốc.

Tuy nhiên tình trạng này không hẳn là tốt, thậm chí dẫn đến các hiện tượng uống sót thuốc, uống quá liều… khiến cơ thể phải chịu thêm những tác dụng phụ khác khiến cho bị cảm cúm mãi không khỏi.

nguyên nhân cảm cúm mãi không khỏi

Người bệnh lạm dụng quá nhiều thuốc khiến triệu chứng cảm cúm kéo dài

3. Cảm cúm không thể tự khỏi

Có rất nhiều người nghĩ rằng khi bị cảm cúm thì không cần uống thuốc, chỉ sau vài ba ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên quan điểm trên không đúng bởi lý do chủ yếu gây ra cảm cúm là do cơ thể bị nhiễm virus.

Những triệu chứng như ho, đau nhức cơ thể kéo dài cần phải uống thuốc điều trị để giảm đi cảm giác khó chịu cũng như chấm dứt nhanh căn bệnh.

4. Hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu

Hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh thì người bệnh dễ dàng ngăn chặn các yếu tố gây bệnh. Đối tượng bị cảm cúm mãi không khỏi do sức đề kháng yếu nên kho nhiễm bệnh thời gian sẽ kéo dài hơn so với thông thường.

II - Các dấu hiệu thường gặp nhất của cảm cúm

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut cúm (Influenza virus) và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện của bệnh cảm cúm xảy ra bất ngờ khiến sức khỏe toàn cơ thể bị ảnh hưởng.

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:

  • Người bị sốt có thể kéo dài từ 4 - 8 ngày.
  • Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.
  • Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.
  • Đau họng, ho, khàn tiếng.
  • Đau mỏi cơ khớp.

Đây là những triệu chứng điển hình làm phiền đến người bệnh nhất là trong giao tiếp và thói quen sinh hoạt mỗi ngày.

Hiện nay đại dịch Covid - 19 xuất hiện nhiều biến thể mới cộng thêm môi trường sống ô nhiễm, phức tạp như trường học, khu dân cư… Vì thế chúng ta càng cần phải biết cách tự bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ tiềm tàng của cảm cúm.

Đặc biệt là ở các nhóm đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ mang bầu có sức đề kháng kém dễ bị các tác nhân gây hại tấn công.

dấu hiệu nhận biết chứng cảm cúm

Biểu hiện sốt, đau họng, người mệt mỏi là điển hình của người bị cảm

III - Cảm cúm thường kéo dài bao lâu thì khỏi?

Cảm cúm sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày hoặc lâu hơn sẽ khỏi tùy theo sức đề kháng của cơ thể. Vai trò của chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cũng vô cùng quan trọng tác động đến thời gian kéo dài của bệnh.

Nếu người bị cảm cúm mãi không khỏi do cách chăm sóc và điều trị sai cách dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn ở đường hô hấp.

Bên cạnh đó đối với những người làm việc với áp lực, cường độ lớn trí óc căng thẳng lại cộng thêm không ăn uống đầy đủ thì bệnh có xu hướng lâu khỏi hơn, việc chữa trị cũng sẽ khó khăn và tốn kém hơn.

IV - Cảm cúm kéo dài có nguy hiểm không?

Người bị cảm cúm mãi không khỏi sẽ tác động tiêu cực đế sức khỏe và chế độ sinh hoạt mỗi ngày. Nếu người bệnh không kịp thời thăm khám với bác sĩ sẽ gây ra tổn thương nguy hiểm như:

  • Tai - mũi - họng bị thương tổn: người có dấu hiệu ho, viêm mũi dài ngày dễ tiến triến thành viêm tai giữa khiến thính lực bị giảm. Một số trường hợp bị mắc đau đầu, viêm xoang trán - hai mắt kèm tình trạng giảm thị lực.
  • Các bệnh lý nền trở nặng: Đối tượng có tiền sử mắc bệnh hen suyễn khi bị cúm dài ngày khiến quá trình hô hấp trở nên khó khăn. Nhiều trường hợp bị tức ngực, viêm phế quản và viêm phổi nghiêm trọng.
  • Phát triển thành các bệnh nguy hiểm: bệnh cúm không trị dứt điểm có xu hướng trở nặng và nguy hiểm đến tính mạng.

V - Cách chữa bệnh cảm cúm kéo dài tại nhà hiệu quả

Bên cạnh những triệu chứng khó chịu của cảm cúm thì đây còn là bệnh gây ra một số tác động lớn như nhiễm trùng xoang mũi và tai, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…

Chữa cảm cúm kéo dài bằng món ăn, bằng dược liệu từ thiên nhiên mà vẫn hiệu quả. Điều này giúp cho người bệnh tránh phải dùng thuốc, có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

1. Uống nhiều nước

Cảm cúm mãi không khỏi có thể khiến bạn bị mất nước, đặt biệt là nếu bạn bị nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, bạn cần nạp đủ nước cho cơ thể như uống nước lọc, nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.

Một số loại nước ép hoa quả bạn nên uống là nước cam, nước ép táo, nước ép cà chua, nước ép dâu tây, dưa hấu… Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…

uống nhiều nước chữa cảm cúm

Cần bổ sung nhiều nước để cơ thể giải cảm nhanh

2. Ăn một số thực phẩm trị cảm cúm

Tích cực sử dụng các nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch là nấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải… Bạn cũng có thể tìm hiểu ăn chế độ keto để giúp điều trị cảm cúm.

Ngoài ra, người bị cảm cúm mãi không khỏi nên gia tăng cháo hoặc súp gà trong bữa ăn. Theo nhiều nghiên cứu, cháo gà giúp làm ức chế các triệu chứng nhiễm khuẩn hệ hô hấp mà bệnh cúm gây ra.

Chúng ta cũng nên tăng lượng vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu để phòng tránh cảm cúm.

Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung vitamin C luôn là sự lựa chọn tốt nhất để điều trị chứng cảm cúm mãi không khỏi.

3. Dùng lá xông hơi

Liệu pháp dùng lá xông hơi khá hiệu quả trong tình trạng bị cảm cúm mãi không khỏi. Một số loại lá nên dùng làm nguyên liệu như: lá tía tô, lá bưởi, lá bạc hà, cây sả với cách làm cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị các loại lá phù hợp sau đó cho vào nồi đun trong khoảng 10 - 15 phút.
  • Khi nào gần xong thì cho lá bạc hà vào đun trong thời gian 1 - 2 phút rồi cho xuống.
  • Tìm địa điểm kín gió sau đó mặc quần áo mỏng, chùm kín khăn trên đầu để xong từ 5 - 10 phút.
  • Sau đó từ từ mở khăn trùm đầu và lấy nước xông tắm qua 1 lần.

Lưu ý: Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

xông hơi giải cảm

Thực hiện các biện pháp xông hơi giải cảm an toàn, hiệu quả

4. Mặc quần áo thoải mái khi bị cảm cúm

Nếu bạn sốt khi bị cảm cúm thì nên mặc quần áo thoải mái để thoát nhiệt nhanh chóng. Khi mặc quần áo quá nhiều lớp sẽ người bị cảm có thân nhiệt cao - gây cản trở đến việc hồi phục.

Vì vậy ưu tiên các loại trang phục thoáng mát, mỏng nhẹ với khả năng thấm hút tốt. Đây là cách chọn trang phục thông minh và hợp lý với người đang trong giai đoạn điều trị chứng cảm cúm.

5. Uống thuốc Tây Y trị cảm cúm hiệu quả

Người bị cảm cúm có những triệu chứng như chảy mũi, nhảy mũi, đau họng, nghẹt mũi… xuất hiện sớm nhất và "làm phiền" đến bệnh nhân nhiều nhất, nhất là trong giao tiếp.

Chính vì những triệu chứng này, nên bệnh nhân thường phải uống nhiều thuốc: thuốc hạ sốt, thuốc trị long đờm, viên ngậm trị ho, thuốc xịt mũi, sử dụng thuốc kháng virus, đau đầu đau họng, ho…

Lưu ý: khi bị cảm cúm kéo dài không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong khi đó kháng sinh chỉ loại bỏ được vi khuẩn, không hiệu quả trên virus. Sử dụng thuốc kháng sinh quá mức sẽ gây ra hiện tượng "chống đối với kháng sinh". Vì vậy nên tránh sử dụng kháng sinh để chữa các bệnh ho, cảm cúm thông thường khác do virus gây nên. Tốt nhất khi bị cảm cúm người bệnh nên kiểm tra và uống thuốc theo đơn từ bác sĩ.

6. Chữa cảm cúm mãi không khỏi theo Đông Y

Trong Đông y, cảm cúm xếp vào chứng thượng phong. Lý do chính là do phong tà truyền qua khu vực mũi miệng hoặc bệnh tà di chuyển vào khí phận gây đình trệ ở phổi.

Ngoài ra, những người bệnh có tiểu sử viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm amidan... khi gặp không khí ô nhiễm hoặc khi biến đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp gây nên bệnh. Vì vậy dùng thuốc Đông y đặc biệt là các sản phẩm Đông y thế hệ 2 giúp điều trị phát tán phong tà và tuyên thông phế khí an toàn, hiệu quả.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng cảm cúm mãi không khỏi và cách chữa hiệu quả. Hy vọng dựa trên góc nhìn đa chiều về chứng cảm cúm kéo dài sẽ cho người bệnh hiểu hơn về thực trạng này.

thông tin tư vấn

Lên đầu trang
Loading