7 Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng - Sức đề kháng yếu phải làm sao?

2023-05-30 15:11:08

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người luôn khỏe mạnh và ít bị ốm, trong khi người khác thường xuyên phải đối mặt với nhiều bệnh khác nhau? Đáp án chính là "sức đề kháng yếu" bởi người có đề kháng tốt sẽ có sức khỏe ổn định từ đó cải thiện sinh hoạt, cuộc sống. Bài viết này sẽ tìm ra nguyên nhân của sức đề kháng suy giảm và cung cấp cho bạn những phương pháp hiệu quả để nâng cao sức đề kháng của mình.

I - Dấu hiệu nhận biết sức đề kháng yếu như thế nào?

Suy giảm đề kháng là hiện trạng khi cơ thể bị suy yếu hoặc mất năng lực chống lại các yếu tố xấu từ bên ngoài môi trường như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus. Các triệu chứng điển hình của người có sức đề kháng kém gồm:

1. Cơ thể dễ bị ốm vặt

Theo số liệu thống kê, người lớn thường mắc cảm từ 2 - 3 lần/năm và hồi phục cơ thể trong 7 - 10 ngày. Trong thời điểm này, chức năng miễn dịch mất từ 3 - 4 ngày để sản sinh kháng thể ngăn chặn vi trùng.

Tuy nhiên khi sức đề kháng yếu, cơ thể không đủ sức để ngăn chặn virus, vi khuẩn gây bệnh thì tần suất mắc bệnh liên tục. Thậm chí nhiều đối tượng có thời gian nhiễm cảm lạnh, cảm cúm kéo dài từ 20 - 30 ngày khiến cuộc sống bị ảnh hưởng.

2. Hệ tiêu hóa hoạt động kém

Cơ quan tiêu hóa, đường ruột, dạ dày có dấu hiệu lạ chịu tác động từ sức đề kháng kém. Lúc này khả năng thu nạp các chất ở cơ thể kém khiến sức khỏe giảm sút trầm trọng. Người có đề kháng yếu thì hệ tiêu hóa xuất hiện trạng thái như: đi ngoài phân sống, ăn không ngon, chướng bụng, đầy hơi.

dấu hiệu nhận biết sức đề kháng yếu

Người với sức đề kháng kém sẽ có hệ tiêu hóa bị rối loạn

3. Vết thương lâu lành

Người có đề kháng tốt khi cơ thể có tổn thương sẽ lập tức đưa máu giàu dưỡng chất tới khu vực bị thương để tái tạo da. Nếu vết thương đã khử trùng, dùng thuốc đặc trị mà vẫn hồi phục chậm thì do cơ thể có sức đề kháng yếu.

Để cải thiện hoạt động tái tạo da thì người bệnh nên tăng cường thu nạp nguyên liệu nhiều kẽm như: động vật cỏ vỏ, bông cải xanh, các loại hạt. Dưỡng chất kẽm từ thực phẩm này thúc đẩy tổng hợp protein, collagen để tái tạo mô.

4. Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Những căn bệnh mà người bị suy giảm sức đề kháng dễ mắc bao gồm: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… Đây là tín hiệu mà hệ thống miễn dịch gửi đến bạn để cân đối dinh dưỡng, lối sống tránh nhiễm trùng.

5. Cơ thể luôn thấy mệt mỏi

Khi sức đề kháng kém cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, toàn thân ủ rũ không có sức sống. Mặc dù đã thực hiện chế độ ngủ nghỉ khoa học thì người bệnh vẫn không có sức lực, toàn thân nhức mỏi.

Bên cạnh những biểu hiện điển hình trên thì người có sức đề kháng yếu còn gặp phải các trường hợp như người gầy gò, da xanh xao, hay bị đau tức ngực, tim đập nhanh…

Trẻ em suy giảm sức đề kháng sẽ có trạng thái mệt mỏi, tinh thần ủ rũ, dễ bị ốm vặt và không có nhu cầu ăn uống ngay cả các món ăn bé từng yêu thích trước đó.

dấu hiệu sức đề kháng yếu

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ có thể do sức đề kháng yếu

6. Thèm đồ ngọt nhiều hơn bình thường

Việc cơ thể đột ngột thèm đồ ngọt mà dù trước đó không thích báo hiệu đề kháng giảm ít được người bệnh chú ý đến. Ngoài ra, cơ thể nạp quá nhiều đường sẽ tiêu diệt thực bào của nhóm tế bào bạch cầu trung tính làm cho khả năng chống lại vi khuẩn, virus của cơ thể giảm sút.

II - Đối tượng có nguy cơ suy giảm sức đề kháng

Suy giảm sức đề kháng là cơ hội tốt để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, các nhóm đối tượng dễ bị xâm hại bởi các nhân tố bên ngoài gồm:

  • Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, viêm phổi, bệnh tim mạch, viêm gan,... làm cho chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Khi đó hoạt động thu nhận các chất để sản sinh kháng thể giảm nhanh chóng dẫn tới đề kháng yếu.
  • Đối tượng thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc điều trị bệnh ung thư.
  • Người mới ốm dậy, cơ thể vẫn chưa khôi phục sức khỏe hoàn toàn.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công.
  • Phụ nữ đang mang thai: nếu mẹ không nạp đủ các dưỡng chất thì đề kháng của bé và mẹ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai chống chỉ định với một số loại thuốc nên việc trị bệnh rất khó khăn.
  • Người cao tuổi: khi các cơ quan trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa dần, trong đó có hệ miễn dịch.

III - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sức đề kháng yếu

Hệ miễn dịch bị giảm sút tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tìm ra nguyên nhân khiến sức đề kháng yếu là biện pháp tốt nhất nhằm cải thiện miễn dịch.

1. Suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là nguyên nhân tác động tới sức đề kháng của cơ thể, hệ miễn dịch kém dẫn tới sức đề kháng cũng kém và ngược lại. Trong đó, suy giảm hệ miễn dịch bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát: Do mắc các bệnh lý về hệ thống, đang trong thời gian điều trị miễn dịch hoặc phẫu thuật.
  • Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát: Do di truyền đã có những hạn chế về miễn dịch, do rối loạn tế bào mầm, do gen bị đột biến…

2. Môi trường không khí độc hại

Trong môi trường không khí bị ô nhiễm, các chất độc hại như khí ozone, khí độc hữu cơ, kim loại nặng, bụi mịn… có thể tồn tại và lưu thông trong không khí. Khi hít thở không khí bị ô nhiễm thì cơ thể dễ mắc các vấn để như viêm phổi, ho, khó thở, hen suyễn và các vấn đề hô hấp khác.

Các hạt bụi và chất độc hại trong không khí có thể chặn đứng hoạt động của tế bào lympho B và T trong cơ thể. Vì vậy môi trường có nhiều bụi bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng thì sức đề kháng yếu nhanh chóng.

nguyên nhân sức đề kháng yếu

Môi trường không khí bị ô nhiễm khiến khả năng miễn dịch giảm sút

3. Căng thẳng, áp lực công việc

Chính áp lực trong công việc, trong cuộc sống kèm theo việc không được thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, để cơ thể trong căng thẳng, lo âu kéo dài… Tất cả yếu tố này làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng tự chống lại các vi khuẩn gây bệnh của cơ thể.

4. Uống ít nước

Khi không được cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ không có đủ lượng chất lỏng để duy trì các chức năng sinh lý và bảo vệ miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm cho các tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến sức đề kháng yếu.

5. Nghỉ ngơi không đầy đủ

Nghỉ ngơi không khoa học hoặc thiếu ngủ cũng có thể gây suy giảm đề kháng. Trong thời gian ngủ, hệ thống cơ quan được thư giãn và giúp cơ thể tái tạo năng lượng sau thời gian làm việc vất vả. Khi giấc ngủ kém chất lượng thì cơ thể không sản sinh đủ melatonin, không sản xuất bạch cầu làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.

6. Lười vận động, rèn luyện thể thao

Lười vận động có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch vì làm giảm thời gian hấp thu, chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên tăng cường rèn luyện, tập thể dục thể thao khoảng 15 - 30 phút/ngày. Một số môn thể thao được khuyến khích như chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe…

IV - Người có sức đề kháng yếu phải làm sao?

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu suy giảm đề kháng thì người bệnh cần tìm cách khắc phục. Dưới đây là 6 khuyến cáo nhằm cải thiện đề kháng để gia tăng hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

1. Uống thuốc tăng sức đề kháng

Những người có sức đề kháng kém thì việc sử dụng bổ sung thêm các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết. Hiện nay các sản phẩm tăng đề kháng được bày bán rộng rãi phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, người có sức đề kháng yếu cần chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng cơ thể. Đồng thời ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng nhằm tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Sản phẩm tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 mang lại hiệu quả vượt trội nhờ có nguồn gốc từ bài thuốc “Quốc bảo dâng vua” Ngự Y Mật Phương. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, được Thủ tướng Chính phủ trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

Đây là giải pháp hiệu quả dành cho người sức đề kháng kém, người cao tuổi, hay cảm cúm, ốm vặt… giúp bồi bổ cơ thể. Tăng đề kháng giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể, hạn chế yếu tố nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Tăng đề kháng Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 được 95% người dùng hoàn toàn hài lòng. Người dùng cảm nhận được những thay đổi tích cực chỉ sau khoảng 2 - 3 ngày sử dụng.

2. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học

Người có sức đề kháng yếu do cơ thể thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt, các dưỡng chất đó chỉ được bổ sung qua con đường ăn uống. Vì thế, người bị suy giảm đề kháng nên tăng cường nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Tăng cường món ăn giàu chất xơ: đó là các loại rau củ quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Đây là nguồn thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa cùng các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn và phòng tránh các yếu tố tác nhân gây hại xâm nhập.
  • Tăng cường món ăn giàu chất béo có lợi: Đến từ các loại thực phẩm như cá hồi, dầu oliu, hạt chia… được chứng minh rất hiệu quả trong việc kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, chặn đứng nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe nói chung, từ hệ tiêu hóa, hệ thần kinh cho tới các hoạt động của thận, tim. Do đó, tăng cường bổ sung nước cho cơ thể giúp thúc đẩy hệ thống cơ quan hoạt động ổn định, hài hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế uống các ngọt, chỉ nên uống nước lọc sẽ tốt hơn cho hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Hạn chế nạp đường và tinh bột xấu: Việc ăn nhiều thực phẩm tinh bột tinh chế hay đồ ăn nhiều đường sẽ rất dễ gây ra tình trạng thừa cân. Đây là tác nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy nguy mắc nhiều bệnh. Cụ thể, người lớn mỗi ngày dùng khoảng 25g đường (tương đương 2 muỗng canh) cùng một chế độ ăn chứa 2000 calo/ngày.
sức đề kháng yếu phải làm sao

Cần bổ sung các loại chất béo có lợi cho cơ thể

3. Ngủ nghỉ khoa học, đúng giờ

Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc chính là cách nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, từ đó tăng cường sức đề kháng. Theo nghiên cứu, người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ dài từ 7 tiếng mỗi đêm là tốt nhất.

Trong các trường hợp người bệnh bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc… sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh lý như bệnh về đường hô hấp, tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch… Chính vì vậy, người bệnh cần khắc phục triệt để tình trạng này bằng các liệu pháp chữa trị phù hợp.

4. Giảm căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái

Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là một trong những tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng. Cơ thể chịu áp lực lớn dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm đến các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch… Vì vậy để sức đề kháng vận hành hiệu quả thì giảm mệt mỏi, stress là điều cần chú trọng.

5. Rèn luyện thể dục, thể thao khoa học

Tập luyện thể dục, thể thao với cường độ hợp lý sẽ cải thiện chức năng miễn dịch cực tốt. Khi cơ thể có tần suất vận động khoa học sẽ phát huy hiệu quả của vacxin tiêm vào cơ thể.

Mặt khác, rèn luyện thể thao giúp tế bào miễn dịch kích thích và hồi phục nhanh chóng. Hiện nay, người sức đề kháng yếu có thể lựa chọn các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, đạp xe đạp, bóng chuyền...

rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng

6. Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Khi phải sống trong một môi trường ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn có hại muốn phá hủy đề kháng. Khi đó hệ miễn dịch luôn phải “gồng mình” chống đỡ trước sức tấn công của vi khuẩn màtrở nên suy yếu. Vì vậy giữ gìn một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và thoáng đãng sẽ phần nào giúp bảo vệ hệ miễn dịch, đồng thời cũng giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Có thể thấy, sức đề kháng yếu làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng khả năng nhiễm bệnh nguy hiểm. Do đó, tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thiết lập một lối sống sinh hoạt điều độ hơn cho đến sử dụng các sản phẩm chuyên biệt để có hệ miễn dịch khỏe mạnh là cách tốt nhất.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ